Đăng ký

Đề tự luận 30: Phân tích nghệ thuật tổ chức thế giới nhân vật trong "Chí Phèo"

I) ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1:
Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Khải và truyện ngắn "Một người Hà Nội".
Câu 2: Anh chị hãy giải thích cho bạn mình rõ hơn về câu nói sau đây của nhà văn Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông núi mà khó vì lòng người ngại núi”
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích nghệ thuật tổ chức thế giới nhân vật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

II) GỢI Ý
Câu 1:
Nguyễn Khải là một trong những đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì sau 1945. Tên thật của ông là Nguyễn Mạnh Khải, sinh 1930 tại Hà Nội. Bò ông là tri huyện. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông tham gia đội tự vệ chiến đấu tại Hưng Yên và đến 1949, ông trồ thành phóng viên báo Dân quân của tỉnh này. Năm 1951, ông làm việc tại báo Chiến sĩ của Quân khu III và đến 1956, õng chuyển về Tạp chí Văn nghệ quân đội và là uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Truyện ngắn đầu tay của ống là Ra ngoài (1951). Truyện Xây dựng <1952) của ống được giải khuyến khích cửa Hội Nhà văn Việt Nam. Tiểu thuyết “Xung đột” của ông (1959-1962) gây được sự chú ý của đông đảo độc giả.
Mảng sáng tác về đề tài nông thôn của ông cũng có nhiều đặc sắc với Mùa lạc (tập truyện ngắn-1960), Một chặng đường (truyện dài - 1962), Tầm nhìn xa (truyện - 1963), Người trở về (tập truyện vừa - 1964), Chủ tịch huyện (truyện 1972).
Mảng sáng tác về đề tài quân đội gồm: Họ sống và chiến đấu (kí sự- 1966), Hoa Vang (bút kí - 1967), Đường trong mây (tiểu thuyết - 1970), Ra đáo (tiểu thuyết - 1070), Chiến sĩ (tiểu thuyết - 1973), Thằng Ba ở Tây Nguyên (kí sự - 1976).
Mảng sáng tác sau 1975 của ông được dư luận đánh giá cao vì đã đề cập đến những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và liên quan tới sự chuyển biến tâm trạng, tính cách của con người trước những biến động của đời sống, như: Cha và con, và... (1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), Thời gian của người (1985) và các tập truyện ngắn như Một người Hà Nội. (1990), Hà Nội trong mắt tôi (1995).,. Cung sau năm 1975, ông chuyên vào công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh và mất ở đày năm 2008.
Truyện ngắn Một người Hà Nội toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Hà Nội, người cũng đã chịu nhiều thử thách của năm tháng nhưng vẫn bền lòng, vẫn một niềm tin vào sự nghiệp chung của toàn dân.

Có thể bạn quan tâm: Nhận xét về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong "Một người Hà Nội"
Câu 2:
Trong cuộc sống, con người thường bị đặt trước những thử thách khó lường tạo ra sự cản trở trong hành trình xác lập sự nghiệp công danh, mưư câu thành đạt. Suy ngẫm về những hoàn cảnh như vậy, nhà văn Nguyễn Bá Học có đưa ra một lời khuyên dưới hình thức một câu cách ngôn tổng kết: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi sông”.
Ở đây, có hình thức đối lập đặc trưng: “không khó” >< ”mà khó”, tạo ra một môi quan hệ qua lại mang tính nhân quả rất rõ ràng. Trước hết là “không khó” mà có thể hiểu là các quan hệ vật chất hỗ trợ cần thiết cho một con người, là một hay nhiều điều đà biết về một hiện tượng, về một sự việc nào đó mà chủ thể cần tác động hay thực hiện. Cũng có thể hiểu đây là những điều kiện ngoại cảnh liên quan tới vấn đề cần giải quyết mà những điều kiện ngoại cảnh ấy về nguyên tắc là “không khổ”, nghĩa là có thể giải quyết được, có thể vượt qua được, cũng như trên con đường đi có thể có lắm đèo nhiều dôc nhưng điều quan trọng là đà có đường, đã có người đi mà chủ thể chỉ là người đi tiếp chứ không phải là người đóng vai trò tiên phong dẫn đường hay là người đi khai phá. Nếu là người khai phá thì còn cần có phẩm chất dũng cảm, cần một chút phiêu lưu mạo hiểm, còn trong trường hợp này, người khai phá đà có, con đường đi đã mở, vấn đề còn lại là đi hay không đì, an phận thủ thường hay là hướng tới một tương lai mới, một cuộc đời mới cũng đồng nghĩa với một số phận mới hay xác lập một giá trị mới cho bản thân mình. Trong cuộc sống, dẫu không có nhiều biến động, song trả lời câu hỏi này cũng không phải là điều dễ dàng. Vậy vấn đề là ở chỗ nào?.
Mấu chốt của vấn đề này là sự quyết tâm của cá nhân trong hành động. Để có được sự quyết tâm ây trước hết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp nhận cuộc chơi, chấp nhận những thử thách. Nói rộng ra là khi đã có “ý” (hay ý tưởng) thì điều quan trọng là phải có “chí” để thực hiện “ý” đó. “Ý” và “chí” phải đi liền nhau mới tạo thành sức mạnh, còn nếu “ý” và “chí” tách rời nhau thì không dẫn tới một kết quả gì, Cũng như vậy khi đã có đường đi, khi đã hình dung được đầy đủ mọi khó khăn nguy hiểm sẽ gặp hoặc sẽ phải đương đầu, khi đã có những sự hỗ trợ cần thiết mà thiếu quyết tâm thì công việc chẳng những không tiến triển mà còn là một sự thụt lùi hay tụt dốc thảm hại. ơ đây, cần nhớ lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền 
Đào núi và lấp biển 
Quyết chí ắt làm nên”.

Để có được quyết tâm khi hành động, yếu tố không thể thiếu để đảm bảo cho sự thành công của công việc thì phải tự trang bị những hiểu biết cần thiết, phải có những tính toán đầy đủ cho bài toán cuộc đời hay bài toán sự nghiệp cần giải. Nói cách khác là phải chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức cần thiết, tối thiểu, nếu không như vậy, nếu không có những tri thức cần thiết, tất yếu sẽ xuất hiện tư tưởng “ngại núi sợ sông:, bdi vì trong thực tiễn, đối với nhiều người, không phải họ ngại vì quá khó không làm được mà họ ngại là vì họ chẳng biết phải làm như thế nào, họ không biết phải bắt đầu công việc từ đâu. Không có tri thức không thể hình dung ra các công việc phải làm, cũng như chẳng thể nhận ra con đường cần phải đi, vì thế các khó khăn cản trở hiện hình dưới dạng “cách núi cách sông”. Trong cuộc sống, mọi thử thách đều có thể được đặt ra, mọi điều có thể xảy đến, con người bao giờ cũng bị đặt trước những thử thách khôn lường ấy mà chính đó cũng là hình thức của “đường đi khó” và nếu khi bị đặt trong thử thách, con người không vững tâm, không bền gan quyết chí, tất yếu nó sẽ bị dọng chảy cuộc đời cuốn đi. Chấp nhận thử thách, sẵn sàng trong tư thế đối mặt với thử thách với một quyết tâm cao, với một sự hiểu biết dày dặn kinh nghiệm thì mọi việc khó sẽ trở thành dễ. Do đó “Đường đi khó”- “không khó”- vì ngăn sông cách núi” - “mà khó”- “vì lòng người ngại núi e sông” là như vậy.

Có thể bạn quan tâm: Bình giảng bài "Mưa xuân"
Câu 3.a.
-     Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu.
-     Thân bài: Bài thơ “Nhớ đồng” của Tố Hữu được sáng tác vào tháng 7/1939, khi tác giả bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ ở Huế. Cùng bị bắt giam còn có Nguyễn Chí Thanh, người bạn cùng hoạt động cách mạng với Tô Hữu, người mà Tỏ Hữu đề tặng bài thơ này. Đây là một chi tiết cần lưu ý, bởi vì bài thơ không chỉ là nỗi nhớ, nỗi khát khao tự do mà còn là bài thơ bộc lộ, bày tỏ nỗi lòng, khẳng định ý chí quyết tâm đi theo cách mạng, cho dù phải tù đày gian khổ.
Bài “Nhớ đồng” thuộc phần “Xiềng xích” của tập thơ “Từ ấy”. thuộc số các bài thơ được sáng tác gắn với thời gian tù đày của tác giả tại các nhà lao khác nhau và đều có cảm hứng chung là ghi lại những “tâm tư trong tù” của chính ông, một nhà thơ đang trải nghiệm gian khổ, chấp nhận hi sinh để trở thành người chiến sĩ cách mạng. Đây là những tiếng lòng rất thật của một con tim đã bước đầu tìm được lí tưởng, gặp được ánh sáng Đảng soi đường dẫn lối. Nhưng bản thân tác giả lúc này cũng đang ở độ tuổi thanh niên mới lớn, tác giả sinh năm 1920, cho nên vẫn có những sự bồng bột sôi nổi, bột phát của tuổi trẻ, vẫn có những nét bi quan buồn bã, mà không buồn làm sao được khi bị nhốt giữa bốn bức tường của xà lim đê quốc với một án phạt nặng nề. Do đó, một âm thanh nào đó của cuộc sống từ bên ngoài vọng vào nhà tù, mà tác giả nghe được đều có thể trở thành cảm xúc, thức dậy một hoài bão đấu tranh, giúp tác giả kiên gan bền lòng tranh đấu cho lí tưởng. Những âm thanh đó có thể là "tiếng hò” có thể là "tiếng guốc đi về”, là "tiếng lạc ngựa”,... những âm thanh tưởng chừng bình dị thân quen với tất cả song lại có ý nghĩa cổ vũ cho những khát vọng vươn lên, và đứng vững trong thử thách của cuộc đấu tranh vì lí tướng đối vđĩ một con người trẻ tuổi trong hoàn cảnh tù đày.
Trước hết, Tố Hữu là một nhà thơ - một người có tâm hồn nghệ sĩ, Những người nghệ sĩ thường có tâm hồn mẫn cảm, dễ xúc động, dễ rung cảm trước những điều mà những người khác cảm thấy bình thường. Tư chất nghệ sĩ ấy không phải ai cũng có và khi đà có không phải bao giờ cũng giữ được. Người nghệ sĩ Tố Hữu khi gặp được ánh sáng của Đảng thì khát vọng lí tưởng được nhân lên, dược dồn nén và chỉ chờ có dịp là bộc lộ ra, thể hiện ra. Tiếng hò là một điều kiện để phát lộ tiếng lòng của tác giả.
Bản thân tác giả được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có học văn, có hiểu biết và trân trọng văn hoá dân tộc mà tiếng hò cũng là sản vật văn hoá mang đặc trưng của một vùng quê, gắn với truyền thống của quê hương mà những người con của vùng quê ấy, tất nhiên là những người chân chính yêu quê, thì rất biết trân trọng và quý mến những lời ca điệu hát dân gian ây. Tiếng hò là sản phẩm của những người lao động bình thường, lam lũ quanh năm suốt tháng, đó là những con người mà cuộc đấu tranh do Đảng phát động hướng tới để giải phóng họ, để đổi đời cho họ. Đây cũng là những người mà Tố Hữu khi giác ngộ chân lí đã tự nguyện "làm con của vạn nhà, làm anh của vạn kiếp phôi pha”. Do đó, khi nghe tiếng hò ấy, thì sự đồng cảm đồng lòng đồng tâm đồng điệu được khơi dậy, tạo ra cảm hứng thơ, tạo ra tứ thơ, mạch thơ và ý thơ.
Bài thơ Nhớ đồng gồm chín khổ thơ, mỗi khổ bôn câu được đặt tiếp nối sau hai câu thơ có tính định hướng, mở ra mạch cảm xúc. Hai câu thơ: "Gì sâu bằng những trưa thương nhớ ỉ Hiu quạnh bến trong một tiếng hò” hoặc "Gỉ sâu bằng những trưa hiu quạnh? Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!” đóng vai trò mạch dẫn cho bài thơ. Cụ thể, sau hai câu mở đầu có tính chất gợi mở cảm xúc này là hai khổ thơ, mỗi khổ bốn câu, được mở đầu liên tiếp bằng những từ để hỏi: "đâu...đâu”, tiếp đó, hai câu thơ đó được lặp lại và tiếp theo lại là hai khổ thơ bốn câu mà từ "đâu” vẫn là từ được tác giả sử dụng nhiều lần. Hai câu thơ trên được lặp lại lần thứ ba và tiếp đó là liên tục năm khổ thơ bốn câu, với giọng thơ khẳng định lí tưởng đã tìm thấy và tin tưởng vào lí tưởng đã chọn. Bài thơ kết thúc bằng hai câu thơ tương tự như hai câu thơ mở đầu, có đổi khác đi đôi chút.
Các câu thơ “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ! Hiu quạnh bền trong một tiếng hò” hoặc “Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh? Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!” trở thành điệp khúc của bài thơ, như tiếng để của mỗi điệu hò (mà trong hò truyền thống thường kết thúc bằng từ “hò”) cũng đồng thời là sự nhân mạnh nhịp điệu của bài thơ, để từ đó bài thơ mở dần theo mạch cảm xúc, đi từ cái riêng tư tới cái ta rộng lớn. Các câu thơ đóng vai trò điệp khúc này còn gợi mở các hoài niệm nhớ nhung về thế giới bên ngoài, về gia đình, quê hương.
Như vậy, xét về mặt kết cấu bài thơ này cũng có hình thức kết cấu khác thường, và đây cũng là hình thức nghệ thuật đắc dụng mà qua đó Tố Hữu đã thể hiện được những tâm tư tình cảm và khát vọng, tạo ra cách nói của riêng mình.
Bài thơ Nhớ đồng thường sử dụng lôi điệp nhiều lần cụm từ “đâu những” Cụm từ “đâu những”  được điệp đi điệp lại nhiều lần trong hầu hết các khổ thơ, gắn với những hình ảnh thân thương, trìu mến của tác giả. Tất cả đều gợi mở nỗi niềm khát khao đối với cuộc sống bên ngoài nhà lao, đối lập với cuộc sống tù túng bị giam hàm giữa bốn bức tường. Cần chú ý là, thế giới bên ngoài nhà lao mà tác giả hướng tới có không gian rộng lớn hơn, nhưng không phải là không gian hoàn toàn tự do, bởi vì khi đất nước còn nô lệ thì, trong nhà lao và ngoài nhà lao có khác gì nhau. Những không gian bên ngoài nhà tù nơi mà tác giả hướng tới là nơi “như cánh chim buồn nhớ gió mây” ở đó người chiến sĩ được cống hiến nhiều hơn, được đấu tranh trực diện hơn.
Cụm từ “đâu những” kết hợp với các cụm từ “đâu rồi”, “thương nhớ ơi” có tác dụng khắc sâu nỗi nhớ, làm nổi bật được tâm trạng khắc khoải, tạo nên nỗi buồn rất thật, tạo ra một cái tối trữ tình cách mạng độc đáo, Những nỗi buồn này gắn với khát vọng được giải phóng, luôn tạo ra niềm tin để hướng tới một thời điểm mà ở đó tác giả: “Say đổng hương nắng vui ca hát/ Trên chín tầng cao bát ngát trời”' tạo cảm hứng lãng mạn xua đi thực tại tù đày ảm đạm.
Ôm trọn lí tưởng đấu tranh để mang lại hạnh phúc cho toàn dân, những người cộng sản, trong đó có cả Tố Hữu khi bị địch bắt bớ giam cầm đều luôn ấp ủ khát vọng muốn được giải phóng để tiếp tục cuộc đấu tranh, để được hòa mình vào trong cuộc đấu tranh chưng của dân tộc.
Hoàn cảnh bị tù đày đối lập với khát vọng tự do đã góp phần khơi dậy cảm xúc của nhà thơ, cảm xúc,có tên chung là “tám tư trong tù”, được bộc lộ dưới nhiều góc độ khác nhau và đều rất cảm động bởi đấy là tiếng lòng của người chiến sĩ cách mạng, một mặt trực diện đấu tranh chống kẻ thù, mật khác đấu tranh chống cái tôi ích kỉ, hẹp hòi của bản thân, để vươn lên trở thành cái ta mang tầm vóc thời đại và dân tộc.

Có thể bạn quan tâm: Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính Tây Tiến
Câu 3.b
a) Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm Chí Phèo. Một trong những thành công đặc sắc về nghệ thuật ở tác phẩm này là cách thức tổ chức nhân vật thành mô hình các thế giới,
b) Thân bài: Thế giới của làng Vũ Đại, xem ra chỉ một, song thực chất lại là ba. Thế giới đầu tiên đông đảo, chiếm tuyệt đại đa số cư dân làng Vũ Đại với “ba bè bảy bùi” với những bá Kiến, đội Tảo, vầy bọc nhau trong thế "quần ngư tranh thực”, con nào con nấy tìm cách gầm ghè, cắn xé lẫn nhau nuốt chửng lẫn nhau, sẵn sàng cho nhau "ăn bùn” khi có dịp. Thế giới thứ hai là thế giới của Chí Phèo, chỉ gồm một cư dân duy nhất, Hắn không có họ hàng gốc tích. Chiếc nôi đưa hắn vào đời là cái lò gạch cũ bỏ hoang, lò gạch vỏ chủ cũng như hắn, không hề biết cha là ai, mẹ là ai. Hắn trở thành vật sở hữu của một vài người: ông phó cối không con, , rồi đến bá Kiến có cái bà ba đầy dục vọng để đến lúc hắn đi tù và nghiễm nhiên hắn trồ thành vật vô chứ. Hán không thuộc thè giới của làng Vũ Đại. Hắn sống hoang dã, bản năng: không uống nước mà chỉ uống rượu. Rượu trở thành thức uống thường xuyên không thể thiếu của hắn, còn thức ăn có thể là thịt chó, có thể là vài quả chuối xanh vặt ở vườn nhà ai đấy. Hắn có cuộc sống khác, không giống người. Tự Lãng muôn gia nhập vào cái thế giới ấy sống không được, vì lão mới uống hết một chai mà đà phải hỏi người ta dựng lên bằng cái gì, còn hắn, với nửa chai còn lại hắn chỉ tu một hơi mà vẫn còn thèm. Thế giới của Chí chỉ có duy nhất một mình Chí- Hắn sống trong đơn độc và để chứng minh rằng hắn tồn tại hắn vẫy vùng trong rượu, đầm mình trong rượu, sông triền miên trong say và trở thành công cụ giết người vô thức trong tay kẻ khác. Rượu nuối dưỡng Chí, tạo ra thế giới của Chí. Cho nên tới thời điểm cuối cùng của cuộc đời, khi Chí càng uống càng tỉnh thì lúc đó cuộc đời của Chí tất yếu phải chấm dứt. Thế giới của Chí hiển nhiên sụp đổ.
Thế giới thứ ba cũng rất đặc biệt đó là thế giới của hai người đàn bà: thị Nở và bà cô của thị. Khỏi phải nói, thị Nở đã xấu lắm rồi, đá thuộc về loại nhân vật dị hình, dị dạng rồi. Những cái đặc biệt tạo ra thế giới riêng của họ là họ thuộc giống dòng "mả hủi” - những người mả hủi bị loại ra khỏi cộng đồng, họ phải tự xa lánh cộng đồng vốn là điều xưa nay không hiếm. Cái cần lưu ý ờ đây là cái dòng mả hủi ấy chỉ "nghe nói thôi" nghĩa là chỉ đồn đại thôi. Song chuyện bà cô ngoài năm mươi tuổi chưa chồng và cô cháu Thị Nở không dưới ba mươi cũng khống chồng nốt, là có thật. Hai người đàn bà thuộc hai thế hệ đều mang trong mình dâu ấn oan nghiệt của định mệnh, họ đều không được quyền làm vợ, làm mẹ. Họ không có khái niệm vợ chồng, bởi thế mà thị Nở tỏ ra sung sướng, phổng mũi lên khi nghe Chí Phèo mời sang sông cùng. Thế giới của họ cũng không thuộc về làng Vũ Đại, bởi bà cô cứ đi buôn chuyên dăm bảy hôm mới về. Bà cô là dạng nhân vật chỉ tồn tại thấp thoáng như bóng như hình mà không hề hiện diện, Sự tồn tại cửa loại nhân vật này chỉ trong lời kể của nhân vật khác song lại mang sức mạnh ám thị ghê gớm đối với nhân vật khác. Còn thị Nở thì cứ ’quán quật" từ tối đến sáng, trên mảnh đất của hai người mà thật khó hình dung được nó rộng hẹp bao nhiêu. Hai người đàn bà ấy bị dân làng Vũ Đại xa lánh và bản thân họ dường như cũng chẳng bao giờ tiếp xúc với cái thế giới đó.
Như vậy, ta có mô hình ba thế giới trong bức tranh Chí Phèo. Nếu để tách riêng ba thế giới ấy, tính hiện thực đã rõ nét, song bức tranh ây là tĩnh tại. Nam Cao đã cho các thế giới ây giao tiếp với nhau theo cách thức đặc thù. Để vào được làng Vũ Đại, con người say Chí Phèo chỉ còn cách tự biến mình thành công cụ, trồ thành công cụ, trở thành phương tiện và cách thức gây tội ác của lũ cường hào ác bá. Sự hợp tác giữa thế giới của tham vọng điên cuồng và của thế giới say điên cuồng ấy dẫn tới thảm hoạ cho dân làng Vũ Đại. Không biết bao nhiêu máu người lương thiện đã chầy... Lũ cường hào tìm được ở Chí cái công cụ tàn sát mà chúng nó cần, bù lại, Chí lại có thêm tiền để mua rượu, để cho cái thế giới của Chí ngập tràn mùi rượu, để mùi rượu át đi mùi tanh của máu người...
Sự gặp gỡ giữa Chí và thị Nở là tình cờ, dường như ngẫu nhiên. Hai thế giới ấy, vôn có đặc trưng chung là thuần chủng và cô đơn, được gặp nhau trong thế bất ngờ dưới ánh trăng mang màu cổ tích. Những con người dị dạng, dị hình gặp nhau trong vườn chuối hệt như những hồn ma bóng quỷ hiện lên trong rừng rậm dưới ánh trăng. Cả hai khi gặp nhau, mới mường tượng ra rằng họ có biết nhau cho dù chỉ biết rất sơ sài, qua quýt, song họ không hề có mặc cảm về nhau. Họ cũng không bao giờ đánh giá nhau về phương diện hình thức. Xâu hay đẹp, mả hủi hay rạch mặt ăn vạ, ở đây không quan trọng và trong cái ánh trăng cổ tích huyền diệu ây, bản năng sinh tồn thức dậy. Hai thế giới ấy - thế giới của say điên cuồng và thế giới của vô hạn xấu - đâ gặp nhau. Hai thế giới ấy đã giao tiếp với nhau, để rồi một sản phẩm mới sẽ được tạo sinh, nhưng không ai dám chắc gen nào là trội gen nào là lặn. Không sao, miền là có một thế giới mới để đối đầu với cái xã hội "quần ngư tranh thực" kia.
Nhưng sự giao tiếp của hai thế giới vốn là thuần chủng, cô độc này lại không bền vững. Điều đó thể hiện qua các động tác tay của thị Nở và Chí Phèo. Đối với thị Nở, cái gạt tay của thị liên quan tới một nhận thức đau đớn: "người có mả hủi không được lấy chồng" và "không lấy ai lại đâm đầu đi lấy một thằng không cha không mẹ". Điều thứ nhất là bất khả kháng, điều thứ hai là không thể vượt. Những điều này dường như thị có biết qua loa trước đó, song thị là người "vô tâm”. Nhưng giờ đây thị buộc phải biết và đó thực sự là bất hạnh lớn đối với thị. Đó là định mệnh. Thị phải cắt đứt mọi giao tiếp, cho dù tuần trăng mật thiêng liêng mà tạo hoá dành cho cả hai đang còn hiển hiện. Ở đây, lời của bà cò là mệnh lệnh. Chủ nhân của thế giới xấu vô hạn đà càm chỉ con đường giao tiếp với thế giới của con người say cô đơn. Động tác vái tay theo của Chí cũng lột tả sự thức tỉnh của Chí, bởi Chí cần giao tiếp cần mở rộng thế giới của mình. Các động tác tay này cho thấy sự tuyệt vọng của cả hai, chạm khắc vào không gian và thời gian nỗi đau của hai sinh linh thuộc hai thế giới dị dạng mà tạo hoá đã ngẫu nhiên sinh ra.
Nghiêm khắc với bản thân nhưng Nam Cao lại mớ lòng đòi với mọi người, biết yêu thương và quý trọng mọi người. Điều này thể hiện qua cách nhìn nhân đạo của ông đối với các nhân vật mà ông xây dựng, qua các nhân vật đó ông gửi gắm tâm tư tình cảm của mình. Các nhân vật của ông dù xấu tới mức ma chê quỷ hờn như thị Nở (để chê một bông hoa nở quá độ, dân gian thường nói: nở toe toét), mà ngay cái tên gọi cũng thể hiện cái gì đó không viên mãn, không tròn trịa mà thái quá, thì vẫn còn những nét đẹp nhân tính còn sót lại “một người thật xấu khi yêu cũng lườm”. Nói cách khác là khi tạo ra các nhân vật, Nam Cao vẫn trung thành với nguyên tắc phản ánh hiện thực song nhà văn không phóng đại cực đoan phần bản năng, thú tính trong con người cũng như không hạ thấp, hay xoá bỏ các nét đẹp mang tính người của các nhân vật. Chính phẩm chất đạo này góp phần quan trọng định hướng cho hình thức sáng tạo “vị nhân sinh” xác lập chất liệu cho nghệ thuật vì con người của ông.

Xem thêm >>> Đặc điểm của nhân vật Chí Phèo

Trên đây là những phân tích chi tiết mà Cunghocvui gửi đến bạn về nghệ thuật tổ chức nhân vật trong tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe