Đăng ký

Đề tự luận 32: Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam qua bài "Chiều xuân"

I) ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1:
Trình bày vắn tắt sự nghiệp thơ ca của Xuân Diệu.
Câu 2: “Làm thế nào để một người tự nhận thức được bản thân minh, không phải bằng suy nghĩ mà là bằng hành động. Hãy gắng sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, lúc đó bạn sẽ tự biết giá trị của bạn”, nhà văn lỗi lạc người Đức, J.V.Gdt (1749-1832) đâ phát biểu như vậy. Ý kiến của anh (chị) như thế nào về phát biểu này?

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm); Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ để làm nổi bật vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.

II) GỢI Ý
Câu 1:
Xuân Diệu được coi là cây đại thụ lớn trong làng văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Tên khai sinh của ông là Ngô Xuân Diệu, quê gốc tại làng Trảo Nha (nay là xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Xuân Diệu là kết quả của mối tình giữa ông đồ Nghệ và cô gái làng chài thuộc vạn Gò Bồi xà Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chào đời năm 1916, Xuân Diệu lớn lên ở thành phố Quy Nhơn và sau khi tốt nghiệp bậc Thành chung thì chuyển ra Hà Nội và rồi sau đó trở vào Huế tiếp tục con đường học hành. Với bằng tú tài, ông làm việc một thời gian ngắn tại Sở thuế quan (thời Pháp thuộc gọi là Sở Đoan) nhưng sở thích văn chương đã đưa ông sang một con đường khác. Ỏng chịu ảnh hưởng của học vấn phương Tây qua các trường lớp đào tạo, nhưng cũng có hiểu biết sâu sắc về văn hoá truyền thông phương Đông qua người cha của mình (Cha ông hai lần đỗ tú tài Hán học), cho nên ở ông, sức mạnh kết hợp giữa cổ điển và hiện đại rất rỡ và cũng là sức mạnh của khả năng sáng tạo nghệ thuật trong ong.
Ông củng sớm tham gia hoạt động yêu nước, tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám, từng là Đại biểu Quốc hội, Là uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn nhiều khoá... Cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tạo thơ ca của ông gắn liền với cách mạng và văn học cách mạng. Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức. Ổng để lại gần năm mươi tác phẩm, chủ yếu là thơ. Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.
Trước Cách mạng, Xuân Diệu có thơ đăng báo từ 1935 và đến 1938, ổng xuất bản tập Thơ thơ, và sớm nổi tiếng trên thi đàn như là “Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Hồn thơ Xuân Diệu trong giai đoạn này luôn mang khát vọng giao cảm với đời, với cuộc sống trần thế. Ổng đã thổi vào phong trào Thơ mới một luồng sinh khí mới, tạo ra sự nhảy vọt về chất so với thơ ca truyền thông. Đề tài chủ đạo của ông là tình yêu, bởi tình yêu là biểu hiện rõ nhất của khát khao giao cảm. Tình yêu biểu hiện trong thơ ông cũng bằng sự kết hợp độc đáo giữa hai nền văn hoá Đông và Tây mà ông tiếp thu được, khiến sự xuất hiện của ông trên văn đàn trở thành một hiện tượng lạ của thời đó. Thơ ca truyền thống nghiêng về dùng thiên nhiên để nói về cái đẹp. Xuân Diệu lấy bản thân con người và tuổi trẻ, con người trẻ tuổi với những khao khát cháy bỏng muốn được yêu được sống làm chuẩn mực cho cái đẹp, tạo nên một quan niệm mĩ học mới trong thơ ca Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ngoài thơ ca, ông còn viết nhiều thể loại khác. Năm 1939, ông xuất bản Phấn thông vàng gầm nhiều bút kí và truyện ngắn mà ông tự gọi là “truyện ý tưởng”. Năm 1945, ông xuất bản tập Trường ca, một tập tuỳ bút rất có giá trị văn chương, thường được đánh giá như là những áng thơ văn xuôi đầy sức hấp dẫn. Khao khát giao cảm, nhưng không dừng ở mức độ cá nhân riêng lẻ mà ông hướng sự khát khao giao cảm ấy tới quảng đại quần chúng, vì thế ông đã sớm hoà mình vào dòng thác cách mạng- Chỉ tính từ sau cách mạng, ong đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc mười ba tập thơ, năm tập bút kí và sáu tác phẩm thơ dịch của nước ngoài. Trong thời kì này, ông quan tâm nhiều về mặt nghiên cứu phê bình về nhiều tác giả khác nhau, đặc biệt là các nhà thơ cổ điển Việt Nam, trong mười sáu tập sách.
Xuân Diệu luôn được coi là nhà thơ của tuổi trẻ, của tình yêu, của khát vọng sống. Ông mất năm 1985, tại Hà Nội trong sự thương tiếc của công chúng yêu văn học.

Có thể bạn quan tâm: Dàn ý cảm nhận hai bài thơ "Vội vàng" và "Sóng"
Câu 2:
Có thể dùng hình thức thư tín để làm bài này
Bạn thân mến,
Vấn đề bạn hỏi rất thú vị, xin được trao đổi với bạn suy nghĩ của mmh.
J.V.Gdt, được người Đức tôn vinh là bộ “bách khoa toàn thư sống của dân tộc mình”, người đã để lại một di sản đồ sộ được tập hợp thành “Gớt toàn tập” với tổng cộng là 133 tập trong dó có 55 tập dành cho văn học, đà có nhiều kiến giả rất đặc sắc về nhiều lĩnh vực. Phát biểu của ông: “Làm thế nào để một người tự nhận thức được bản thân minh, không phải bằng suy nghĩ mà là bằng hành động. Hãy gắng sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, lúc đó bạn sẽ tự biết giá trị của bạn cũng cho thấy sự tính tế của ông khi nhìn nhận vấn đề hình thành và phát triển nhân cách con người, vấn đề làm thế nào để con người trở thành chủ thể tích cực và chủ động trong thế giới này.
Con người mà Gớt đề cập là con người có hiểu biết, con người có tri thức, nói ngắn gọn là con người có học vấn nghĩa là có những hiểu biết nhất định liên quan đến cuộc sống, liên quan tới nghề nghiệp chuyên môn. Khi đã có học vấn, con người sẽ biết suy nghĩ và biết hoàn thiện suy nghĩ của mình. Nhưng theo ồng, biết suy nghĩ chưa phải đã là biết “tự nhận thức” mình một cách đầy đủ mà còn phải biến nhận thức và suy nghĩ đó thành hành động, không phải chỉ có “ý” mà còn phải có “chí” để biến suy tư, biến ý nghĩ thành hiệu quả, thành hiện thực, Đôi với Gớt, hành động của con người là thước đo giá trị con người. Vậy ta hãy xem quan niệm của ông về hành động. Trong tác phẩm Phao-xtơ, kiệt tác của ông, ông đã xây dựng cặp nhân vật Phao-xtơ - Mê-phí-xtô như là hai mặt của một tính cách: Phao-xtơ tượng trưng cho tính tích cực chủ động, cho khát vọng chinh phục và tìm kiếm chân lí, lẽ sống ở đời và chưa thoả mãn thì chưa dừng lại. Còn Mê-phi-Xtô tượng trưng cho sức ỳ, sức cản, cho sự thoả mãn, cho mặt tiêu cực của con người. Cuộc đấu tranh giữa hai nhân vật này chính là cuộc đấu tranh trường cửu giữa phần con và phần một con người mà ở đó, bao giờ cái con lớn lên thì cái người bé đi. Từ đây ông chỉ ra một chân lí hiển nhiên, đó là khó khăn lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người là chính bản thân con người ấy, nằm trong con người ấy. Khó khăn lớn nhất, thử thách quyết liệt nhất chính là con người có dám vượt qua chính bản thân mình không. Nếu bản thân không vượt qua giới hạn của chính mình thì không ai có thể giúp đỡ, chẳng hạn ước mơ của bạn là được có mặt trên ghế giảng đường, ước mơ đó, hoàn toàn chính đáng và có thể nói là rất đẹp, nhưng bạn không học, không chịu học, thậm chí có mang được tài liệu vào phòng thi trót lọt thì vị trí của bạn cũng chỉ đứng trước cổng trường đại học mà bạn mơ ước để ngắm nhìn những người khác thôi, bồi vì trước hết, bạn không có kiến thức, còn những gỉ bạn chép vội chép vàng, râu ông nọ cắm cằm bà kia thì cũng chỉ giúp bạn là môn ấy không bị điểm không mà thôi, Học có nghĩa là tiếp nhận tri thức và biến tri thức ấy thành của riêng mình, quá trình đó không ai làm thay bạn được, bạn cũng chẳng thế nhờ ai học hộ được. Bạn chỉ còn dựa vào chính mình, tự mình mà thôi. Khi việc học đã có kết quả, nghĩa là bạn đã có được những suy nghĩ được xác lập trên nền tảng kiến thức vững chắc, bạn sẽ biến kiến thức ấy thành lí giải của mình, thành một bài thi nghiêm chỉnh có chất lượng,đây chính là bạn đã hành động. Trong tác phẩm trên, Gớt đã rút ra một chân lí nổi tiếng đó là: “Chân lí là hành động” hành động ở đây chính là các hoạt động thực tiền để cải tạo thế giới, để biến giấc mơ làm chủ thế giới trở thành hiện thực. Tư tưởng của Gớt rất gần với chủ nghĩa Mác. Theo Mác, vấn đề không chỉ giải thích thế giới mà vấn đề còn là cải tạo thế giới. Vì thế lời khuyên của Gớt: “Hãy gắng sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, lúc đó bạn sẽ tự biết giá trị của. bạn” là một lời khuyên chí lí, bởi vì chính bạn là người xác lập các giá trị của bạn chứ không phải ai khác. Xác lập các giá trị đó bằng cách gì? Bằng chính hành động của bạn. Hiển nhiên là hành động có suy nghĩ, hành động của một người có văn hoá chứ không phải là một hành động mù quáng, điên rồ.
Mọi vấn đề đã rõ, bạn hãy tự mình quyết định đi, hành động của bạn tạo ra giá trị con người bạn đây. Chúc bạn thành công!
Câu 3a:
-     Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả Nam Cao và sự nghiệp văn học của ông.
-     Thân bài: Nghệ thuật điển hình hoá của Nam Cao đạt tới mức độ hoàn thiện, thực hiện khá tập trung qua cách miêu tả, phân tích tâm lí của nhân vật Chí Phèo. Nhân vật điển hình hoá phải có cá tính sắc nét, rõ ràng không bị hoà lẫn với các nhân vật khác, đồng thời qua nhân vật đó, người đọc nhận diện được nhiều mặt khác nhau của bản thân đời sống xã hội gắn liền với nhân vật ấy. Nhân vật không bị tách rời khỏi mỏi trường, khỏi hoàn cảnh sống. Nhân vật là sản phẩm của một hoàn cảnh xã hội nhất định. Nhân vật, do đó, mang tính xã hội và bị chính xã hội đã sản sinh ra nó quy định về mọi phương diện. Nhân vật điển hình hoá vừa mang trong nó tính chung, thể hiện qua sức mạnh và khả năng khái quát hiện thực xã hội mà qua nhân vật Chí Phèo, ta thấy được tính chung, ở đây, là sự bần cùng hoá dẫn tới sự lưu manh hoá của một số thành phần xã hội, như là sản phẩm tất yếu của xã hội người bóc Lột người, của xã hội nửa thực dân nửa phong kiến mà ở đó, những con người lương thiện bị đày đoạ, bị áp bức đủ điều, Chí Phèo đại diện cho những người nông dân vừa bị bần cùng hoá tới mức tột cùng vừa bị dồn đẩy vào con đường lưu manh hoá, bị tha hoá tới mức đánh mất, bị tước mất cả nhân hình lẫn nhân tính; vừa mang tính riêng tạo ra một khuôn mặt Chí Phèo độc đáo, tiêu biểu và có thể nói là mẫu mực mang tính cá thể, không lẫn được trong văn học Việt Nam. Nhân vật Chí Phèo được miêu tả qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời Chí, mà mỗi giai đoạn như vậy, ta lại thấy có bước phát triển của tâm lí nhân vật để từ đó tạo thành tính cách Chí Phèo. Nhân vật được miêu tả trong quá trình vận động và phát triển của tính cách, của sự phát triển về tâm lí, từ đó nhân vật trở nên có sức sống, trở nên sinh động, nhân vật, do đó, trở thành điển hình văn học.
Tác phẩm Chí Phèo, ngoài những thành công về mặt xây dựng nhân vật điển hình mang tính cách điển hình, thì còn phải kể đến các thành công về mặt tổ chức tác phẩm mà trước hết là tạo dựng một cốt truyện có kịch tính cao. Cốt truyện Chí Phèo được dẫn dắt bằng các nút thắt kịch tính để dẫn tới một kết thúc hợp lí mà về hình thức tưởng chừng như đó là một kết thúc ngẫu nhiên. Cốt truyện đó được đặt trọn trong khung thời gian hiện tại trong đó có sự đảo chiều, có sự quay ngược thời gian kể. Phần mở đầu và kết thúc câu chuyện thuộc thời gian hiện tại, túc là gắn với những gì đang diễn ra trước mắt người kể chuyện, tương ứng với những gì mà người kể chuyện đang quan sát được để từ sự quan sát đó, người, kệ chuyện chuyển dẫn cho người đọc những gì mà nhân vật này trông thấy- Phần giữa của câu chuyện có sự đảo chiều của thời gian: nhân vật người kể chuyện đi ngược về quá khứ để chỉ ra gốc gác của Chí Phèo rồi lại quay lại theo trình tự từ quá khứ về hiện tại để nối liền các mạch kể với nhau. Sự thay đổi thời gian kể chuyện gắn liền với sự thay đổi của các điểm nhìn trần thuật, tạo nên tiếng nói đa âm trong câu chuyện được kể, cụ thể là câu chuyện về cuộc đời Chí Phèo không chỉ được tái hiện đơn giản qua cách kể, lời kể của nhân vật người kể chuyện mà còn qua điểm nhìn của chính Chí Phèo, của thị Nở, của bá Kiến, của những người dân làng Vũ Đại. Các điểm nhìn đó tạo ra sự đa dạng trong nghệ thuật trần thuật, từ đó tạo nên sự đan xen các giọng kể, tạo ra một sự phối âm, hoà điệu trong tác phẩm này.
Mặt khác, một yếu tố quan trọng nữa làm nên thành công của Chí Phèo là ngôn ngữ kể chuyện, bao gồm ngôn ngữ kể và tả của nhân vật người kể chuyện, ngôn ngữ mang tính cá thể và được cá thể hoá của các nhân vật trong truyện. Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã tạo ra được sự kết hợp giữa đối thoại và độc thoại, giữa lời kể gián tiếp và lời kể nửa trực tiếp; chẳng hạn như kiểu lời nửa trực tiếp trong đoạn mở đầu, trong đoạn thị Nở trút cơn giận dữ mà thị nhận được từ bà cô lên đầu Chí Phèo, hay những độc thoại mang dấu ấn của độc thoại nội tâm như đoạn Chí Phèo tỉnh rượu ngồi ôn lại quá khứ của mình, cảnh bá Kiến ngong ngóng đợi bà ba ở đoạn kết, hay kiểu đối thoại một chiều mà bên phát tín hiệu thì cứ phát còn bên nhận tín hiệu thì không có phản ứng trả lời như cảnh Chí Phèo - thị Nở gặp nhau sau trận ôm Tất cả tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện này.
Nghiêm khắc với bản thân nhưng Nam Cao lại mớ lòng đối với mọi người, biết yêu thương và quý trọng mọi người. Điều này thể hiện qua cách nhìn nhân đạo của ông đối với các nhân vật mà ông xây dựng, qua các nhân vật đó ông gửi gắm tâm tư tình cảm của mình. Các nhân vật của ông dù xấu tới mức ma chê quỷ hờn như thị Nở (để chê một bông hoa nở quá độ, dân gian thường nói: nở toe toét), mà ngay cái tên gọi cũng thể hiện cái gì đó không viên mãn, không tròn trịa mà thái quá, thì vẫn còn những nét đẹp nhân tính còn sót lại (“một người thật xấu khi yêu căng lườm”). Nói cách khác là khi tạo ra các nhân vật, Nam Cao vẫn trung thành với nguyên tác phản ánh hiện thực song nhà văn không phóng; dạy cực đoan phần bản năng, thú tính trong con người cũng như không hạ thấp, hay xoá bỏ các nét đẹp mang tính người của các nhân vật. Chính phẩm chất đạo này góp phần quan trọng định hướng cho hình thức sáng tạo “vĩ nhân sình”, xác lập chất liệu cho nghệ thuật vì con người của ông.
Bước vào làng vân ở độ tuổi mười chín, hai mươi; ra mắt độc giả vào năm 1936 với thơ, truyện, kích.., nhưng chỉ đến 1941, một khoảng thời gian không dài, với kiệt tác Chí Phèo, ông đã có được chỗ đứng vững chắc trong làng văn. Từ các bút danh Nguyệt, Thuý Rư, Xuân Du, Nhiêu Khê... đến bút danh Nam Cao, một bút danh mang nhiều ý nghĩa hàm ẩn sâu sắc, là một quá trình vật lộn với bản thân, là quá trình nhà văn trút bỏ cái cá nhân ích kỉ để đến với cái vị tha nhân đạo bát ngát tình người. Cũng có thể nổi, với khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng đầy bào tô gắn liền với những biến cố lịch sử trên bình diện quốc tế lẫn dân tộc ấy (tính từ 1936 đến 1941), Nam Cao đã tìm được chính mình, tim được bản sắc riêng của mình, đã đi từ chân trời của một người tới chân trời của muôn người. Điều tạo nên sự kì diệu ấy ở Nam Cao chính là phẩm chất nhân đạo trong ngòi bút sáng tạo văn chương của nhà văn này. Ngòi bút của Nam Cao không chỉ đơn thuần là ngòi bút hiện thực mà còn là ngòi bút chứa đựng sự bao dung, nhân hậu, chứa đựng sự yêu thương con người. Cái lớn lao của Nam Cao không phải vì ông là một trong các nhà văn hiện thực xuất sắc nhất mà trước hết ông là nhà nhân đạo chủ nghĩa. Ông phát hiện nỗi đau của những con người cùng khốn, những con người bé nhỏ bị đày đoạ và ông đau những nỗi đau ấy. Ông vạch ra cho mọi người thấy sự bất công của xã hội nửa thực dân nửa phong kiến và ống tự nguyện chia sẻ nỗi đau ấy theo cách của mình. Nhân vật Chí Phèo và thị Nở của ông gần như bị xã hội nửa thực dân nửa phong kiến, bị cái làng Vũ Đại ấy chối bỏ, song ông vẫn cho hai người ấy đến với nhau để trong mọi nỗ lực cố gắng tạo thành một “đôi lứa xứng đôi”, nghĩa là những con người đó dù có “xấu tới mức ma chê quỷ hờn” như thị Nở; dù có là “quý dữ của làng Vũ Đại” như Chí Phèo, thì ông vân cho họ quyền được sống, quyền được làm người. Ông vẫn tạo đường mở lối cho hạ đến với nhau và đặc biệt hơn, ông để cho hai nhau vật vốn thuộc về những thế giới khác biệt với làng Vũ Đại ấy, phát hiện ra vẻ đẹp đáng yêu của nhau, thị Nở thấy ở Chí Phèo “lòng thành trẻ con”, Chí Phèo nhận thấy “cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra” nhưng “không có gì là xấu”. Ông vẫn nhận ra được những phẩm chất người, cho dù phần còn lại rất ít ỏi, trong những con người đó. Viết về những số phận bi thảm dưới đáy cùng trong xã hội cũ, Nam Cao không cười cợt họ, không chế giễu họ, cưng không tô vẽ cường điệu hay phóng đại những thói hư tật xấu của họ, mà ông thẳng thắn chỉ ra mọi khuyết tật của họ song điều quan trọng hơn là ông chỉ ra những nguyên nhân xã hội dẫn tới các khuyết tật ấy để đòi quyền được sông được làm người cho những thân phận ấy. Ông tâm đắc lời nói của nhà văn Pháp, Phrăngxoa Côpê: “Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích k?\ Nam Cao kết án xã hội nửa thực dân nửa phong kiến đã huỷ hoại con người lương thiện cả nhân hình lẫn nhân tính, ông khơi đầy khát vọng làm người ở những nhân vật ấy. Chủ nghĩa nhân đạo không chỉ ở chỗ ca ngợi con người mà còn được thể hiện ở chỗ bảo vệ, bênh vực con người, biết che chở nâng niu những thân phận bé nhỏ, khốn cùng trong xã hội. Nhìn chung, các tác phẩm của Nam Cao dù là truyện dài hay truyện ngắn thì đều mang cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, chất chứa đầy các suy tư, trăn trở song cung nặng trĩu yêu thương. Tác phẩm của Nam Cao rất giàu tính triết lí. Những triết lí này được rút ra từ quá trình suy ngẫm về cuộc sống đời thường đang diễn ra xung quanh chứ không phải là những triết lí siêu hình, trừu tượng. Các triết lí đó thường được gắn liền với những hình tượng sông động, giàu sức thuyết phục và biểu cảm, do đó, nó có chức năng gợi mở suy tư, tạo ra khả năng đồng tiếp nhận và sáng tạo ở mỗi độc giả- Đây cũng chính là một khía cạnh tạo nên sức sống bền vững cho tác phẩm của Nam Cao. Trong các tác phẩm Nam Cao luôn chú trọng phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật, tập trung khắc hoạ tâm trạng qua các kĩ thuật như độc thoại, độc thoại nội tâm. Tác phẩm của Nam Cao cũng sử dụng tài tình kiểu kết câu tâm lí bao gồm cả hình thức tự truyện, như là một cách thức kể chuyện thể hiện khá nhiều và khá nổi bật ở tác gia này.
Cho dù đời văn ngắn ngủi, số lượng tác phẩm không nhiều, song Nam Cao đã kịp để lại dấu ấn của mình trên văn đàn Việt Nam. Điều đó thể hiện qua hứng thú kiếm tim, khám phá “con người trong con người”, đi tìm bản chất đích thực của con người. Hứng thú tìm kiếm này cũng như đối tượng tìm kiếm cho dù là nông dân nghèo bị bần cùng lưu manh hoá hay trí thức tiểu tư sản nghèo thì hứng thú đó vẫn không đổi, vẫn nguyên vẹn và đều đòi hỏi ở nhà ván một nỗ lực kiếm tìm phi thường.
Điều quan trọng để tạo ra và nuôi dưỡng hứng thú ấy là sống hết mình, là sống trung thực, không giả dối, Quan niệm sống đước Nam Cao đưa ra trong tác phẩm Sống mòn: "Sống tức là cảm giác và tư tưởng sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng. Cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng dồi dào càng sâu sắc thì sự sống càng cao”.
Điều mà Nam Cao nhân mạnh ở đây không phải là khía cạnh tâm linh, hay thế giới tinh thần mà thực chất ở đây là con người tư tưởng, con người trí tuệ. Sức mạnh trí tuệ cũng mang tính vật chất. Sức mạnh trí tuệ tạo nên phẩm chất và quy định tính cách của con người. Con người càng có phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực trí tuệ lớn, con người ấy càng có sức mạnh khám phá và chinh phục, càng có hành vi ứng xử thẩm mĩ phù hợp mang tính đạo lí nhân văn cao. Cho nên các nhân vật của Nam Cao đều có dáng vẻ riêng và đều được tiếp cận xử lí từ góc độ tâm lí. Tâm lí của nhân vật được tái hiện và phân tích, từ các góc độ khác nhau. Có những trạng thái tâm lí cực kì phức tạp bao gồm nhiều đối kháng tương phản như trường hợp Chí Phèo. Từ việc khai thác tâm lí, Nam Cao tạo ra kiểu kết cấu tâm lí ở đó có sự đảo ngược trình tự không gian thời gian, ở đó xuất hiện nhiều dạng đối thoại, xuất hiện cả độc thoại nội tâm„ làm cho thế giới bên trong của nhân vật càng trở nên phong phú và mang tính phức tạp đúng như những gì vẫn diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Từ việc phân tích tâm lí, tác giả còn đi đến việc xác lập giọng điệu riêng cho từng tác phẩm. Có tác phẩm tác giả sử dụng giọng điệu buồn buồn mang màu sắc chua chát mỉa mai, có tác phẩm tác giả tỏ ra lạnh lùng tưởng chừng như tàn nhẫn song lại đầy tình cảm yêu thương,
Văn học đối với Nam Cao là phải làm cho "người gần người hơn”, làm cho con người càng ngày càng trở nên thánh thiện hơn. Do đó, khi gia nhập vãn chương, ngay từ thuở ban đầu, một phần để kiếm sống, một phần do phải tự tìm đường, Nam Cao đã chấp nhận kiểu hình thức lãng mạn như là hình thức nhập cuộc. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong bối cảnh thời đại như vậy, một sự định hướng tìm đường không để. Điều quan trọng là Nam Cao chấp nhận đi hẳn vào một con đường và đã nhanh chóng nhận ra con đường mà mình đang đi là không phù hợp. Nhận ra điều đó, Nam Cao không luyến tiếc mà cũng đã nhanh chóng rời bỏ nó. Nam Cao nhận ra văn chương không thể là “một ánh trăng lừa dối”, nghệ thuật không phải là thứ ánh trăng rắc vàng rải bạc, khoác lên mọi thứ một vẻ êm đềm bề ngoài, mà văn chương phải đi vào sự thật, cho dù đó là sự thật kinh người, Văn chương phải chỉ ra sự lầm than đói khổ, phải chỉ ra sự tha hoá của con người song đồng thời phải chỉ ra căn nguyên cội nguồn của sự lầm than, đói khổ và tha hoá ấy. Đó là chân lí của nghệ thuật chân chính mà Nam Cao trình bày trong truyện ngắn với tiêu đề Giăng sáng (1942).
Một tác phẩm văn học chân chính không chỉ dừng ở mức độ tái hiện hiện thực mà phải đi xa hơn đến việc tái tạo hiện thực, tạo ra một hiện thực mới giàu phẩm chất nhân văn hơn: “Một tác phẩm thật giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công hĩnh... Nó làm cho người gần người hơn”. Bởi vì, “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có”. Ông đã nói như vậy trong tác phẩm Đời thừa, mà theo đó văn học nghệ thuật chân chính gắn liền với sáng tạo, với phát hiện, chứ nó không chỉ dừng ở mức độ là một nghề (= “nghệ”) chỉ đơn giản chỉ mô phỏng, bắt chước hay sao chép lại (- “thuật”). Muôn như vậy nhà văn còn phải có ý thức trách nhiệm cao khi cầm bút, để khỏi “đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách” có kí tên mình, để tự “mắng mình như một thằng khốn nạn” như nhân vật Hộ trong Đời thừa, để như vậy cuộc đời của mỗi cá nhân mới trở thành cuộc đời có ý nghĩa mà không phải là “đời thừa” vô nghĩa.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích tính chất bi đát trong mối tình của Chí Phèo và Thị Nở
Câu 3.b.
Anh Thơ là nhà thơ nữ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Bà tên thật là Vương Kiều  n, xuất thân trong một gia đình còng chức có truyền thống Nho học, chịu nhiều ràng buộc của đạo đức phong kiến theo quan niệm Khổng giáo. Bà đến với thơ ca như lắ hình thức tự giải thoát khỏi cuộc sống tù túng, buồn tẻ mang tính chất khuôn phép lễ giáo. Thơ là để bà tự khẳng định mình và qua đó khẳng định vai trò vị trí của người phụ nữ trong xã hội đương thời, đặc biệt là đối với tầng lớp phụ nữ có học văn và thuộc tầng lớp trên như bà.
Cuộc đời bà, ngay từ nhỏ đã gắn liền với thôn xóm, làng quê, cho nên sở trường của bà là miêu tả cảnh vật của nông thôn, làng quê Bắc Bộ. Tập thơ đầu tiên của bà có tên là “Bức tranh quê”, xuất bản năm 1941, đả gây được cảm tình đối với độc giả đương thời qua những bài thơ- bức tranh của vùng quê thu nhỏ. Các bức tranh này được tạo dựng trong một khuôn khổ thơ với kết cấu khá giống nhau, mỗi bài đều có ba khò thơ, mỗi khổ bốn câu, mỗi câu có tám chữ và với số lượng câu chữ không nhiều như vậy bà đã tạo ra được những bức tranh thiên nhiên mang dâu ấn tranh tĩnh vật, với cảnh non nước thanh bình, êm ả.
Bài thơ “Chiều xuân” được in ở đầu tập thơ “Bức tranh quê”, được coi là bài mở đầu cho kết cấu bồn mùa: xuân - hạ - thu - đông - thơ chúc tết của tập thơ này. Bài thơ Chiều xuân của Anh Thơ là bức tranh quê với ba mảng màu khác nhau tái hiện ba cảnh sắc khác nhau của một miền quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, xin hãy nói rõ thêm điều đó.
Trước hết bài thơ với tiêu đề Chiều xuân là bức tranh thôn quê buổi chiều mùa xuân được tác giả chụp lại, tái hiện lại. Có thể nói đây là bức ảnh chụp nhanh nhưng đã nắm bắt được, dã thâu tóm được thần thái của cảnh sắc thôn quê đó qua ba mảng màu khác nhau và cũng là ba địa điểm khác nhau song lại rất có ý nghĩa đối với ngôi làng ấy, và được gợi ra bằng những cụm từ chỉ không gian: “trên bến nắng”, “ngoài đường đèn”, “trong đồng lúa”. Ba địa điểm này đối với làng quê rất quan trọng vì đây là nơi giao lưu, nơi gặp gỡ và là nơi lao động hàng ngày của dân làng.
Như vậy đây là cảnh của làng nhỏ ven sông, vừa có bến nước nơi con đò đang đậu, vừa có con đê ngăn lũ che chở cho cánh đồng làng nơi lúa đang lên xanh mơn mởn. Các từ “trên”, “ngoài”, “trong”, về mặt hình thức có khác nhau nhưng đều có hàm nghĩa chung là “bề mặt”, là “trên” cả, từ đó cho thấy cảnh vật được tái hiện ở đày là những cảnh vật bề nổi, những cảnh vật mà tác giả quan sát được và gây được ấn tượng sâu sắc đối với tác giả. Các cảnh đó được dẫn dắt từ từ theo nhịp đi của tác giả từ bến sông, vào làng ra đồng, đi từ đầu làng đến cuối làng, ung dung, thong thả, không chút vội vã. Bức tranh làng quê với ba mảng màu ấy mang lại ấn tượng gần gũi, thân quen, yên bình và tĩnh lặng.
Nét độc đáo của cảnh bến nước làng quê trong Chiều xuân cũng được cảm nhận một cách đặc biệt. Đây là bến nước buổi chiều, khi hoạt động đi ra ngoài, đi xa xứ đã ngừng lại, bến nước trở nên “vắng” đi và con đò cũng trở thành “biếng lười nằm”, cũng chẳng cần quan tâm gì đến việc sửa sang tư thế nữa, cũng chẳng quan tâm gì tới nước sông “trôi” nữa. Cảnh bến đò còn được tạo dáng bằng chiếc quán lều tranh gần đấy nhưng cũng chẳng có người mà chỉ “đứng im lìm” trong một hoàn cảnh độc đáo, đó là “vắng lặng”. “Đứng im lìm” vốn đã không gây ra tiếng động, cho dù chỉ là một cử động nhỏ, nhưng “vắng lặng” gia trọng thêm, tạo ra cho sự vắng lặng ấy càng im lìm hơn, cũng như cho sự im lìm ấy càng trở nên vắng lặng hơn.
Từ đó việc hoa xoan tím rụng “tơi bời” trớ thành âm thanh duy nhất nghe được, cảm được trên bến vắng ấy. Cụm từ “tơi bời” vừa có khả năng tạo hình vừa mang sắc thái diễn tả âm thanh, mà cũng phải “tơi bời” thì mới có âm thanh được. Tuy nhiên, tại sao hoa xoan không rụng từ từ, mà lại phải rụng “tơi bời” trong chiều xuân vắng lặng ấy. Động tác rụng của hoa xoan là nét vẽ tạo hồn cho bến quê vắng lặng ấy, để một mặt cho thấy sự vắng lặng của bến sông, mặt khác cho thấy đó không phải là một sự vắng lặng hoàn toàn, mà ở đó đang có sự chuyển mùa: hoa xoan rụng báo mùa xuân đã gần hết Nói cách khác, qua sự tuần hoàn của vũ trụ, sự sống vẫn chuyển vần theo nhịp điệu thời gian. Do đó, trong bức tranh tưởng chừng hoàn toàn tĩnh lặng này vẫn toát lên sự sống, và dây cũng là nét đặc sắc của loại tranh tĩnh vật thường gặp trong nghệ thuật hội hoạ. Hoa xoan rụng được đặt trên nền “nước sông trôi” tạo ra nhịp điệu tuần hoàn của sự sống mà tác giả nắm bắt được, mang lại một nét buồn man mác, không bi luỵ nhưng cũng là sự cảm nhận nhẹ nhàng tinh tế trước sự chuyển dịch của thời gian.
Những hiện tượng thiên nhiên bao trùm toàn bộ không gian đất trời ấy tạo ra màu nền cho bức tranh ấy là là mưa bụi được cảm nhận bằng sự tinh tế “mưa đổ bụi êm êm,”. Làn mưa bụi phủ lên bến vắng, tôn lên vẻ đẹp của con đò gác mái, của quán tranh vắng khách và ghi dấu màu tím hoa xoan cùng đang rơi rụng trong làn mưa bụi ấy. “Mưa đổ bụi. ” quy định tính chất tĩnh lặng của bức tranh mở đầu cảnh làng quê này.
Cảnh đường làng được mở ra, mà con đường cụ thể ở đây là con đẻ chạy dài theo dọc sông ôm lấy xóm làng, che chở xóm làng. Làn mưa bin vẫn còn nhưng không ngăn cản được các hoạt động của muôn loài và vạn vật mà trước hết là cây cỏ với sức mạnh trỗi dậy phi thường: “cỏ non tràn biếc cỏ”, cho thấy cỏ chen chúc nhau, xô đẩy nhau, chen lấn nhau để khoe sắc màu xanh mướt dưới làn mưa bụi.
Hình ảnh đàn chim sáo với bộ lông màu đen cùng về tụ họp trên con đường đê của làng ấy. Hoạt động của chúng thật nhộn nhịp cho dù động tác của chúng chỉ là “mổ vụ” có lẽ chúng về tụ họp để cùng nhau tắm trong làn mưa bụi mỏng mảnh là chính chứ không phải để kiếm ăn. Điều đó mang lại một cảm giác thanh bình, no đủ. Thêm nữa, mây con bướm “rập rờn trời trước gió"- một hình ảnh thật đẹp nhưng cũng rất táo bạo mà lại rất nữ tính.
ơ khổ đầu, ta gặp “nước sông trôi”- nước sông trời chứ không chảy, lững lờ chứ không cuồn cuộn, còn ở khổ thứ hai này là cánh bướm “rập rờn" “trối trước gió". bướm không bay đi mà trôi nổi trong không trung, cảm giác “trồi" thật nhẹ nhàng tình tứ. Một hình ảnh và một lối diễn tả cũng rất đặc sắc xuất hiện, đó là “những trâu bò thong thả cúi ăn mưa", tác giả không nói “ăn cỏ trong mưa" mà “ăn mưa", bằng sự cảm nhận tinh tế khi cho cả đất trời với làn mưa bụi mỏng mảnh hoà trộn vào những lớp “cỏ non tràn biếc cỏ". Tất cả các hoạt động ấy tạo ra tính lung linh cho bức tranh thôn quê với cảnh đường đê buổi chiều mùa xuân. Tất cả không có điều gì phải vội vã, phải hối thúc nhau, cũng chẳng cần chạy đua với thời gian cho dù lúc này đã là buổi chiều.
Trên bức tranh thôn quê ấy, nếu thiếu con người thì sẽ tạo ra khoảng trống rất lớn, chính vì thế nhà thơ đã đưa chúng ta sang cảnh cánh đồng quê, ỏ đó có cô thôn nữ với chiếc yếm thắm là tâm điểm của bức tranh và của mọi sự chú ý. Điều đặc biệt ở đây là trên nền xanh của đồng lúa, xuất hiện màu đỏ của chiếc yếm, màu đỏ gợi ra sự ấm áp, xua đi cái lạnh mà mưa bụi mùa xuân có thể gây ra. Cô thôn nữ vẫn mải miết với công việc của mình, cho dù thỉnh thoảng có vài chú cò đang kiếm ăn gần đâu đấy “bụt bay ra", không phải do sợ hãi mà bởi cô gái làm cỏ lúa đà đến gần đó. Một đặc điểm nữa của ruộng lúa, đó là không chỉ “xanh rờn và ướt lặng" mà còn “sắp ra hoa”, một cảm giác no ấm, bình an được tạo ra. Bức tranh đồng quê, cho dù ai cũng đã một lần thấy được trong đời,nhưng hiện ra dưới ngòi bút của Anh Thơ với vẻ đẹp khác thường, được lạ hoá đi. Tất cả hiện lên tươi mới ngỡ ngàng.
Bài thơ “Chiều xuân” cũng như các bài thơ khác trong tập “Bức tranh quê”, đều không đề cập đến những vấn đề to tát lớn lao, mang tính thời sự hay thời đại mà chỉ, như tên của tập thơ, là những bức tranh quê, được cảm nhận và vẽ ra bởi một tâm hồn yêu quý quê hương, thiết tha gắn bó với quê hương. Nêu không yêu quê hương, không có tình cảm với quê hương thì sẽ không tạo ra được một hồn thơ đầy nữ tính và rất nhuần nhị về cảnh sắc thôn quê như vậy. Một tác phẩm văn chương được đánh giá cao, có thể là một bài thơ hay một cuốn tiểu thuyết, thì giá trị của nó trước hết không phải vì độ dài ngắn mà điều quan trọng là nó mang lại những vẻ đẹp và cách quan niệm về vẻ đẹp tâm hồn của con người như thế nào, nó ca ngợi cuộc sống và con người như thế nào.

Xem thêm >>> Soạn bài và phân tích tác phẩm "Chiều xuân" của Anh Thơ.

Thường xuyên truy cập Cunghocvui.com để liên tục cập nhật những bài viết mới nhất nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe