Đề tự luận 31: Phân tích tình chất bi đát của mối tình Chí Phèo - Thị Nở
I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1: Trình bày những nét chung về nhà thơ Hoàng cầm và bài thơ “Bên kia sông Đuống”.
Câu 2: Trình bày cách hiểu của anh (chị) về ý kiến sau đây của nữ vàn sì Pháp, bà Đơ Xtan (1766-1817): “Hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả, con người sẽ trở nên biết khoan dung”.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thi chỉ được làm cáu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích đoạn trích “Bắt sấu rừng u Minh Hạ” để làm sáng tỏ vẻ đẹp của những người dân Nam Bộ.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích tình chất bi đát của mối tình Chí Phèo - Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
II) GỢI Ý
Câu 1:
Hoàng Cầm là nhà thơ lớn gần với mảnh đất của nhiều làn điệu dân ca quan họ thắm đượm tình người và tình đời. Tên thật của ông là Bùi Tăng Việt, sinh năm 1922, trong một gia đình nhà nho nghèo tại Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh). Ông tham gia đoàn Thanh niên cứu quốc từ 1944. Sau cách mạng, ông tham gia các hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và gia nhập quân đội từ 1947 đến 1955. Òng từng là đoàn trưởng Đoàn Văn công Tổng cục chính trị, Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
Hoàng Cầm xuất hiện trên văn đàn từ trước Cách mạng tháng Tám với các vở kịch thơ như: Hậu Nam Quan (19.37), Kiều Loan (1942), Lên đường (1944). Sau cách mạng, ông có các tác phẩm: trường ca Tiếng hát quan họ (1956), kịch thơ Tiếng hát Trương Chi (1957), truyện thơ Men đá vàng (1989), các tập thơ Mưa Thuận Thành (1991), về Kinh Bắc (1994)... Òng được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.
Bài thơ Bên kia sông Đuống ra đời năm 1948. Sông Đuống là tên gọi dân dã của sông Thiên Đức, một nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình. Sông Đuống chia tỉnh Bắc Ninh thành hai nửa nam (hữu ngạn - tương ứng với “bên kia”) và bắc (tả ngạn — tương ứng với “bên này”). Gia đình Hoàng Cầm ở bờ nam sông Đuống. Khi đang ở chiến khu Việt Bắc, tháng 4/1948, Hoàng Cầm nghe tin quân Pháp đánh chiếm quê hương mình, ông xúc cám viết nên bài thơ này trong một đêm. Bài thơ được in lần đầu trên báo Cứu quốc tháng 6/1948 và nhanh chóng lan truyền khắp cả nước, tạo nên sức mạnh cộng hưởng căm thù và chiến đấu chống quân xâm lược.
Có thể bạn quan tâm: 7 câu thơ cuối bài "Bên kia sông Đuống"
Câu 2:
Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều luôn quan tâm tới sự hiểu biết, quan tâm tới vai trò của nhận thức bao gồm nhận thức về thế giới xung quanh, nhận thức về xã hội và nhận thức về chính bản thân mình, để tạo ra hình thức ứng xử trong cuộc sống, để tồn tại tốt hơn. Trong ý nghĩa đó, nhận xét của nữ văn sĩ Pháp, bà Đơ Xtan (1766-1817): “Hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả, con người sẽ trở nên biết khoan dung". Nhận xét này hàm chứa trong nó một vai trò quan trọng của sự hiểu biết hay nói rộng ra là của sự nhận thức, của trình độ nhận thức.
Hiểu biết là một quá trình tích luỹ và chuyển hoá kiến thức về các mặt khác nhau của cuộc sống, là quá trình đi từ “tiếp nhận" (tương đương với học) đế “hiếu" và từ “hiểu' sẽ chuyên thành “biết" như là một năng lực của con người. “Hiểu" gắn liền với một yêu cầu quan trọng của quá trình nhận thức, đó là phải hiểu đúng, còn nếu hiểu sai sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hiểu đúng sẽ tạo ra năng lực “biết", năng lực giúp con người phân biệt đúng sai thật giả, một năng lực cần thiết cho cuộc sống. Hiểu biết đúng đắn đồng nghĩa với việc “hiểu biết thấu đáo” mà có nó, công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, trôi chảy hơn, đặc biệt là trong phạm vi ứng xử giữa người và người. “Hiểu biết thấu đáo" quy định năng lực và hành vi ứng xử của con người, tạo nên phẩm giá của con người được thể hiện qua nhiều hình thức như cách phát ngôn, cách thức hành động, cách thức biểu cảm. Dân gian ta có câu: “Người làm sao vác cái sào (hay “cái sào làm vậy" nghĩa là người có năng lực hiểu biết như thế nào thì qua công việc, qua hành động của họ cũng sẽ thấy được; hay là câu: “cứ xem cách anh ta làm đừng nghe anh ta nói", cũng thường để chỉ những người nói hay làm dở hay lời nói không đi đôi với việc làm, cách làm, cách hành động trong một công việc cụ thể sẽ cho thấy rõ hơn sự hiểu biết của một người đối với công việc mà người đó đang làm. Như vậy, sự hiểu biết quy định cách thức hành động của con người.
Trong các hoạt động xã hội, hiểu biết cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Nó quy định cách thức ứng xử giữa người và người. Nó tạo ra sự “tha thứ", tạo ra sự “khoan dung", cảm thông và độ lượng. Vì thế: “Hiểu biết thấu đáo thì sẽ tha thứ được tất cả, con người sẽ trở nên biết khoan dung'”. Hiểu biết thấu đáo trở thành đạo lí trong cuộc sống, tạo nên sự hoà giải cần thiết, sự dung hoà khả dĩ giữa những trường hợp đối kháng, giúp cho cuộc sống trở nên bình ổn hơn, cho con người tin cậy nhau hơn. Hiểu biết thấu đáo, do đó, có chức năng xác lập niềm tin giữa người và người, dẫn tới sự hoà hợp giữa các cộng đồng, các dân tộc. Hiểu biết thấu đáo còn mang ý nghĩa là sự hiểu biết được xác lập trên sự cân đối giữa lí và tình, giữa cái cá nhân và cái tập thể, giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng. Từ đó, mỗi con người đều cảm thấy yên tâm khi sống trong cộng đồng, đều có vị thế và đều được thừa nhận và tôn trọng trong cộng đồng đó. Quan hệ giữa người và người, do đó,cũng được cái thiện theo chiều hướng tốt lên và khi sự độ lượng tăng lên thì kéo theo nó là sự xác lập của lòng khoan dung. Hiển nhiên, ở đây, độ lượng hay khoan dung không có nghĩa là đánh đồng tất cả, không có nghĩa là coi tốt-xấu, thiện-ác như nhau mà sự phân biệt các phạm trù đạo đức này đã được xác lập vững chắc bằng sự hiểu biết thấu đáo, nghĩa là đã có sự phân lập phải-trái phân minh, công-tội rõ ràng, sự thực hiện công lí theo quy luật nhân quả đã được thực hiện, về điểm này, cần chú ý nguyên tắc khoan dung của dân tộc: “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại một khi người phạm tội đã thực sự hối cải, thực sự ăn năn thì cộng đồng mở rộng vòng tay đón nhận thành viên lầm lạc trở về bằng sự đối xử chân thành, không phân biệt và còn tạo điều kiện để người đó lập công chuộc tội. Đó cũng là cách thức ứng xử đẹp mang đậm dấu ấn tinh thần khoan dung, độ lượng của người Việt, chứng tỏ sự hiểu biết thấu lí đạt tình của dân tộc chúng ta. Việc rèn luyện để nâng cao hiểu biết, để đạt tới mức độ hiểu biết thấu đáo luôn đòi hỏi mỗi con người phải nỗ lực vươn lên, nỗ lực vượt qua chính mình mà sự hiểu biết, cho dù ở cấp độ nào, cũng không tách rời học tập, học tập không ngừng để tích luỹ những tri thức cần cho nghề nghiệp, cần cho cuộc sống. Vì vậy, hiểu biết thấu đáo đi liền với việc học tập, không tách rời học tập, mà học tập là học suốt đời, là tích lũy kiến thức suốt đời. Điều đó cũng đòi hỏi ý chí và quyết tâm cao của mỗi con người.
Câu 3.a
- Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà văn Sơn Nam và đoạn trích Bắt sấu rừng u Minh hạ,
- Thân bài:
Giới thiệu qua về hoàn cảnh vùng đất Cái Tàu dẫn tới việc xuất hiện của ông Năm Hên.
Điều bất ngờ đầu tiên đối với người dân ở rạch Cái Tàu là là có một đàn sâu “nhiều như trái mù u rụng chín" ở cái ao trong rừng gần rạch Cái Tàu. Lủ sấu sống trong ao rừng chứ không phải trên sông như thường thấy. Lũ sấu tấn công người dân rạch Cái Tàu.
Chưa hết băn khoăn lo lắng vì sự có mặt của dàn sấu trong rừng, nơi mà hàng ngày người dân phải đi vào để kiếm sống thì người dân rạch Cái Tàu lại có thêm một bất ngờ nữa. Bất ngờ thứ hai này là sự xuất hiện của ông Năm Hên với lời hát tế lễ, là lời tuyên bố bắt sâu “bằng hai tay không" chứ không phải câu sấu bằng lưỡi câu có mồi nhử là con vịt sông, là việc ông đến rạch Cái Tàu một mình trên chiếc xuồng ba lá.
Bất ngờ thứ ba đôi với dân vùng rạch Cái Tàu là ông Năm Hên chi xin nhờ một người dẫn mình vào cái ao có cá sấu, rồi sau đó là việc Tư Hoạch lái chiếc xuồng đưa “chiếc bè quái dị" gồm bốn mươi lăm con sâu về làng, mà không thấy ông Năm Hên cùng về với Tư Hoạch.
Bất ngờ thứ tư đối với người dân rạch Cái Tàu là chưa bao giờ họ thấy một người mà lại bắt được nhiều sâu đến như vậy, là cách bắt sâu đơn giản nhẹ’ nhàng mà không tốn sức, là cách bắt sấu bằng mồi chứ không dùng sức lực.
Cách bắt sâu của ông Năm Hên chứng tỏ tài nghệ đặc biệt của ông. Nét tài nghệ ấy được thể hiện qua cách thức bắt sâu của ông. Óng đào đường sẵn cho sấu chạy vào khi õng thực hiện các hoạt động khác. Ong đốt lửa, tạo khói khiến đàn sâu phải bò ra khỏi ao theo đường ông đào sẵn. Ong dùng loại cây môp, loại cây đặc biệt, để khoá mõm sâu lai. Ong cắt gân đuôi của sấu khiến sâu bất lực vì mồm không thể há ra, đuôi không thể quật được.
Tính cách nổi bật của ông Năm Hên - người có một cái tên đầy ý nghĩa: ông Năm may mắn (“Hên” trong tiếng Nam Bộ nghĩa là may mắn), là giản dị, khiêm tốn, không ba hoa. khoác lác, là người trọng nghĩa khinh tài, không thèm làm giàu bằng cách bắt sâu cho dù ông bắt sâu rất giỏi, là người có hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp, có bản lĩnh tự tin.
Cảnh Tư Hoạch lái xuồng đưa bầy sấu, con trước con sau được buộc vào nhau “đen ngòm như khúc cây khô dài", tạo thành “chiếc bè quái dị" được những người dân rạch Cái Tàu cảm nhận bằng những cách khác thường- Người thì tưởng đó là chiêm bao, vì khi đi là hai người mà khi về thì chỉ còn một. Người thì sửng sốt, kinh ngạc vì không ngờ việc bắt sấu lại diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng đến thế. Người thì cầu khấn, khấn vái sợ bị trừng phạt sau này, bởi một lúc mà ông ta đã bắt được tới bốn mươi lăm con sâu.
Chỉ trong một đoạn văn ngắn, tác giả lặp lại hai lần lời hát tế lễ của ông Năm Hên và cũng chính do ông hát. Việc trùng lặp như vậy tạo ra không khí huyền bí cho câu chuyện được kể, là cách thức cầu hồn giải oan cho những người đã bị sấu giết hại, là cách nói với những người đã chết vì “hùm tha, sấu bắt” rằng mối thù của họ đã được trả.
Bài hát của ông Năm Hên được lặp đi lặp lại hai lần: lần đầu khi ông vừa đặt chân đến rạch Cái Tàu, lần hai khi ông bắt được cá đàn sấu đưa về. Bài hát đó gợi ra cảm giác về cuộc sống khắc nghiệt mà để kiếm được miếng cơm manh áo thì nhiều khi phải đổi mạng sống, gợi lại cái chết của người anh ruột ông Năm Hên và những người khác đã bị cá sấu làm hại. Đàn sấu mà ông Năm Hên bắt được trở thành một loại “đạn giải oan" cho các oan hồn, gợi lên tình sâu nghĩa nặng giữa những người dân trong vùng.
Cách trần thuật của Sơn Nam trong truyện này có những đặc điểm: điểm nhìn trần thuật được tạo ra từ người kể chuyện hàm ẩn. Cách tạo dựng các bất ngờ bằng những chi tiết mộc mạc, giản dị tạo nên tính chất sáng sủa, gọn gàng, không rườm lời, không tô vẽ phóng đại như những chuyện kì bí khác, sử dụng cách nói lối nói đậm màu sắc Nam Bộ với các phương ngừ đặc trưng.
- Kết bài: Qua đoạn trích, nhà văn Sơn Nam đã cho thấy những điểm khác biệt về con người và mảnh đất vùng rạch Cái Tàu nói riêng và vùng cực Nam Tổ quốc nói chung. Đó là, thiên nhiên hoang sơ, dữ dội nhưng mang vẻ đẹp bí ẩn hoang dã. Con người trong hoàn cảnh đó trở nên can trường, dám đối mặt với cái hoang sơ dữ dội để tồn tại và phát triển. Con người xứ sở ấy đã biến vùng đất dữ dằn thành môi trường sống phù hợp với tính cách mình.
Câu 3.b.
Sự gặp gỡ giữa Chí và thị Nở là tình cờ, dường như ngẫu nhiên. Hai thế giới ấy, vốn có đặc trưng chung là thuần chủng và cô đơn, được gặp nhau trong thê bất ngờ dưới ánh trăng mang màu cổ tích. Những con người dị dạng, dị hình gặp nhau trong vườn chuối hệt như những hồn ma bóng quỹ hiện lên trong rừng rậm dưới ánh trăng. Cá hai khi gặp nhau, mới mường tượng ra rằng họ có biết nhau cho dù chỉ biết rất sơ sài, qua quýt, song họ không hề có mặc cảm về nhau. Họ cũng không bao giờ đánh giá nhau về phương diện hình thức. Xấu hay đẹp, mả hủi hay rạch mặt ăn vạ, ở đây không quan trọng và trong cái ánh trăng cổ tích huyền diệu ây, bản năng sinh tồn thức dậy. Hai thế giới ấy - thế giới của say điên cuồng và thế giới của vô hạn xấu - đã gặp nhau. Hai thế giới ấy đà giao tiếp với nhau, để rồi một sản phẩm mới sẽ được tạo sinh, nhưng không ai dám chắc gen nào là trội gen nào là lãn. Không sao, miễn là có một thế giới mới để đối đầu với cái xã hội “quần ngư tranh thực" kia.
Nhưng sự giao tiếp của hai thế giới vốn là thuần chủng, cô độc này lại không bền vững. Điều đó thể hiện qua các động tác tay của thị Nở và Chí Phèo. Đối với thị Nở, cái gạt tay của thị liên quan tới một nhận thức đau đớn: "người có mả hủi không được lấy chồng" và "không lấy ai lại đâm đầu đi lây một thằng không cha không mẹ". Điều thứ nhất là bất khả kháng, điều thứ hai là không thể vượt. Những điều này dường như thị có biết qua loa trước đó, song thị là người "vô tâm". Nhưng giờ đây, thị buộc phải biết và đó thực sự là bất hạnh lớn đối với thị. Đó là định mệnh. Thị phải cắt đứt mọi giao tiếp, cho dù tuần trăng mật thiêng liêng mà tạo hoá dành cho cả hai đang còn hiển hiện. Ở đây, lời của bà cò là mệnh lệnh. Chủ nhân của thế giới xấu vô hạn đã câm chỉ con đường giao tiếp với thế giới của con người say cô đơn. Động tác với tay theo của Chí cũng lột tả sự thức tỉnh của Chí, bởi Chí cần giao tiếp, cần mở rộng thế giới của mình. Các động tác tay này cho thấy sự tuyệt vọng của cả hai, chạm khắc vào không gian và thời gian nỗi đau của hai sinh linh thuộc hai thế giới dị dạng mà tạo hoá đã ngẫu nhiên sinh ra.
Cái khoát tay của thị Nở là sự phụ nhận tuyệt đối, là sự đoạn tuyệt với quá khứ tuần trăng mật, là sự cắt đứt giao tiếp giữa hai thế giới thuần chủng và cô độc ấy, khiến-cho thế giới ấy mãi mãi nêu không nói là vĩnh viễn, là cô độc và thuần chủng. Động tác giơ tay của Chí như là một lời cầu xin, một lời cầu xin đích thực, chân thành tuy không phát thành âm hay thành lời song nó có sức nặng có trọng lượng riêng. Lần đầu tiên bằng động tác tay ấy, Chí cầu xin bằng tình người, bằng khát vọng sinh tồn đích thực mang tính người, Hai động tác tay của hai con người thuộc hai thế giới ấy muốn giao hoà với nhau mà không được, mà phải phũ phàng đoạn tuyệt với nhau, không giao tiếp với nhau. Tại sao vậy? Tại sao những con người mang định mệnh oan nghiệt ấy lại không thể đến với nhau? Điều đó chỉ có thể giải thích được bằng chính cái bóng đen của xã hội Vũ Đại đằng sau đấy hai thế giới, một của say điên cuồng, một của xấu vô hạn trôi nổi trên dòng đời Vũ Đại, bị dòng đời ấy xua đẩy cho trôi dạt về tứ phía, không cho giao tiếp với nhau. Tuy nhiên, lúc sơ suất, thế giới Vũ Đại, thế giới của "quần ngư tranh thực” ấy đã vô tình để chúng chạm nhau. Phút gặp gỡ nên duyên, nên người. Kết cục hiển nhiên là Chí Phèo với đặc điểm điên cuồng say phải hành động. Mục đích lúc đi là đâm chết con khọm già - nhưng đích đến là nhà Bá Kiến với sự thức tỉnh hoàn toàn đế đòi quyền được sống làm người lương thiện. Thế giới điên cuồng say xung đột với thế giới "quần ngư tranh thực" và tất yếu máu phải đổ. Chí Phèo từ nạn nhân trở thành sát nhân nhưng là sát nhân lương thiện vì bằng hành động theo cách thức như vậy, thế giới điên cuồng say mới bị xoá bỏ, thế giới Vũ Đại mới được thức tỉnh, mới được mở mắt, sấm sét mới giáng xuống đầu lũ cường hào ác bá. Bá Kiến, kẻ giết người không dao, trở thành kẻ phạm nhân bị trừng phạt bằng cái chết đích đáng. Tất nhiên động tác tay của Chi ở đây là hiện thân của sự thức tỉnh, của quyền được làm người lên tiếng. Động tác đó vạch ra một tia chớp giữa màn đen của thế giới Vũ Đại và tạo ra được một giá trị thức tỉnh cao, tác động vào độc giả. Động tác tay của Chí từ sự cầu xin tình yêu, tình người đi tới sự xác lập thế đứng ngang tàng, đối mặt và tuyên chiến với cái ác, của Chí trong thế giới “quần ngư tranh thực' là xu thế tất yếu của sự thức tỉnh lương tri con người. Đó cũng là biểu hiện nghệ thuật đặc sểc của bút pháp hiện thực của Nam Cao. Các động tác tay được miêu tả đúng lúc, đúng chỗ, được đặt đúng vị trí sẽ phát huy sức mạnh nghệ thuật của nó, sẽ tạo ra giá trị biểu cảm cao, tạo ra tính chất sống động cho hình tượng. Các động tác đó tạo ra hình thù mang tính điêu khắc cho hình tượng.
Mọi khát vọng của Chí vừa bùng lên đã nhanh chóng bị dập tắt. Những lời đay nghiến của bà cô thị Nở trút lên đầu cô cháu gái dở hơi, để rồi tất cả những đay nghiến mang tính nguyền rủa ây lại được trút lên đầu Chí Phèo đang khao khát trở lại với cuộc sống đời thường, muốn trở thành con người bình thường như bao người khác. Tất cả đã biến giấc mơ của Chí từ chỗ đang dần dần biến thành hiện thực, đột nhiên tan biến như bọt xà phòng. Khi mọi hi vọng đã biến thành thất vọng thì sự thức tỉnh trong con người Chí càng lớn hơn và sự ý thức về cuộc đời của mình lại sâu sắc hơn để từ đó dẫn tới tính chất bi đát: Chí Phèo nhận ra anh ta đã bị cự tuyệt, bị chối bỏ không được trở lại thành người mãi mãi. Chí Phèo nhận thức ra bất hạnh lớn nhất của cuộc đời mình là không được làm người cho dù khi sinh ra anh ta cũng là một con người bình thường, Nỗi đau của Chí là vô tận, sự tuyệt vọng của Chí là hết sức lớn lao và khi rơi vào hoàn cảnh đó, Chí chỉ còn lại con đường trả thù, con đường coi tất cả là thù địch mà trước hết là trả thù con người đã chặt đứt tình cảm yêu thương của Chí, "đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó”. Muốn thế thì phải uống thật nhiều rượu, phải uống thật say. Điều kì lạ là "càng uống lại càng tỉnh ra”. Hắn thấy "hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành”. Thị Nở đối với Chí Phèo là hoá thân của hạnh phúc đời thường, song chính cái hạnh phúc mà Chí tưởng chừng đã với tới được ấy lại tuột ra khỏi tay hắn, lại trở nên xa vời, vượt ra ngoài tầm với của Chí, tạo thành nỗi đau bất tận của Chí, Chiếc phao cứu sinh cuối cùng trong dòng chảy xiết của cuộc đời đã tuột mất. Hắn chỉ còn ngoi lên ngụp xuống lần cuối trong dòng chảy phũ phàng, nghiệt ngã ấy. Hành động cuối cùng của Chí: xách dao đi đâm thị Nở trong ý nghĩ ban đầu và đâm chết bá Kiến trong thực tế là sự vùng dậy cuối cùng, là đỉnh điểm của sự thức tỉnh của khát vọng làm người lương thiện, Hai khuôn mặt. Một của Chí Phèo, một của thị Nở, nêu so sánh thì chúng đều xấu xí như nhau. Gương mặt của thị Nở là biểu tượng tập trung của sự xấu xí mà tạo hoá vô tình và lơ đãng tạo ra, khuôn mặt ấy ai nhìn vào cũng thấy xấu xí nhưng không ai nỡ chối bo mà người ta chỉ thương hại, Còn khuôn mặt của Chí Phèo là sự xấu xí do chính con người tạo ra, trước hết đó là kết quả của những lần rạch mặt ăn vạ, nhưng nguyên nhân sâu xa là cái ác, là các thế lực cường hào, các thế lực thực dân phong kiên lần khuất đằng sau đã tạo ra khuôn mặt ấy. Chúng đà biến mặt người lương thiện thành mặt quỷ dữ dàn, đế biến Chí Phèo thành một con ngoáo ộp, thành một biểu tượng trấn áp mọi người và đe dọa lẫn nhau. Khuôn mặt ấy bị người ta chối bỏ kể cả những kẻ đã tạo ra khuôn mặt ấy. Chí Phèo nhận ra được nỗi đau bất tận ây: "Không được ĩ Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trẽn mật này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không! Chỉ còn một cách... biết không! Chỉ còn một cách là... cái này! Biết không?”. Hành động của Chí trở nên hợp lí, phù hợp với sự phát triển tâm lí và tính cách của nhân vật. Sức mạnh tố cáo bật ra: trong xã hội nửa thực dân nửa phong kiến, trong xã hội mà ở đó cái ác thống ngự và điều hành tất cả thì con người hoặc bị tha hóa, biến dạng đi, mặt người biến thành mặt quỷ mà để muốn trở lại làm người thì chỉ còn mỗi một cách là tự tìm đến cái chết, tự huỷ diệt mình; hoặc trở thành những kiếp trâu ngựa, đời đời kiếp kiếp trong vòng nô lệ mà cho dù không hoá thân thành thú vật thì cũng chẳng hơn gì thú vật.
Xem thêm >>> Phân tích câu nói trong "Chí Phèo" và "Hồn Trương Ba, da hàng thịt"
Trên đây là bài viết gợi ý phân tích mối tình bi đát giữa Chí Phèo - Thị Nở mà Cunghocvui gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3