Đăng ký

Đề tự luận 24: Bình giảng một đoạn thơ trong bài "Tiếng hát con tàu"

I. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1:
Trình bày ngắn gọn về nhà thơ Thâm Tâm và bài thơ “Tống biệt hành” của ông
Câu 2: Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Đổi mới tư duy - Đổi thay thế giới”. Hãy trình bày những Suy nghĩ của anh chị về câu ngạn ngữ ấy.

2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3-a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Bình giảng đoạn thơ trong bài "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên: 

“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. 
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt trong SGK Ngữ Văn 12- NXB Giáo dục- Hà Nội 2008.

II. GỢI Ý
Câu 1:
Thâm Tâm là nhà thơ có chất giọng riêng, trên thi đàn Việt Nam, đặc biệt là các bài thơ dung thể “hành”. Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình sinh năm 1917 tại thành phố Hải Dương, trong một gia đình nhà giáo nghèo, vì thế học xong bậc tiểu học ông đà phải đi kiếm sống. Năm 1938, cả gia đình ông chuyển về Hà Nội, ông kiếm sống bằng nghề vẽ tranh và bắt đầu làm thơ viết ván. Ông tham gia văn đàn với nhiều thể loại: thơ, truyện ngắn tiểu thuyết, kịch nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là mảng thơ với các bài như Tống biệt hành, Tràng ca, Vọng nhân hành... Thơ ông mang một sắc thái riêng thể hiện qua sự gấp gáp của giọng điệu, lời thơ chắc, câu thơ rắn rỏi, không như lối thơ uyển chuyển mượt mà vẫn tồn tại trên thi đàn lức ấy. Thơ ông có vẻ khó hiểu mà như Hoài Thanh nhận xét thì “đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”, điều này thể hiện trong nỗi niềm yêu nước sâu kín, trong tình cảm thương yêu dành cho người li khách lên đường đi hoạt động bí mật để cứu nước cứu dân.
Cách piang tháng Tám 1945 thành công, ông tham gia hoạt động trong phong trào vần nghệ yêu nước và sau đó gia nhập quân đội, được cử làm Thư kí tòa soạn Vệ quốc quân, tờ báo của quân đội nhân dân Việt Nam.Thời kì này ông sáng tác không nhiều. Tác phẩm nổi tiếng nhất là: Chiều mưa đường số 5 (1948). Ông mât đột ngột, giữa năm 1950, trên đường đi chiến dịch Cao-Lạng.
"Tống biệt hành" (1940) là bài thơ nổi tiếng nhất của ông được viết theo thể hành, một thể thơ cổ, không có sự quy định chặt chẽ về số câu, số chữ, vần điệu, có sự đan xen giữa thanh trắc và thanh bằng. Thể thơ này, giúp ông tạo ra hình thức diễn tả thích hợp những cảm xúc ngang tàng, rắn rỏi, tạo cảm giác bâng khuâng, lưu luyến và nhiều xúc động.
Đề tài chia li vốn là một đề tài khá phổ biến trong thơ cổ, nhưng những thi liệu cổ mà ông sử dụng trong bài thơ này như các hình ảnh quen thuộc, về “dòng sông, “bến nước”, “bóng chiều", “hoàng hôn'...không mang ý nghĩa như thơ cổ mà chỉ là một sự đối chọi, phủ định thi liệu thơ cổ và tạo ra hiệu quả hàm súc, đầy dư vi cho bài thơ. Vì thế, những câu thơ như: “Đưa người ta không đưa qua sông? Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bỗng chiều không thắm không vàng vọt? Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Có sức mạnh cuốn hút lạ thường, giữ mãi ấn tượng về li khách với quyết tâm cao và có chí lớn, cũng như tấm lòng nặng nghĩa nặng tình. Điểm khá đặc biệt của bài thơ này là tác giả đã trực tiếp miêu tả nội tâm nhân vật trữ tình mà không cần đến các yếu tố ngoại cảnh như thơ cổ về cùng đề tài này. Kĩ thuật điệp âm kết hợp với cấu trúc cân đối, nhịp điệu hài hoà, cũng tạo nên cho bài thơ sức cuốn hút độc đáo.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích bài "Tống biệt hành" - Thâm Tâm
Câu 2:
Ngạn ngữ phương Tây có câu: “Đổi mới tư duy - Đổi thay thế giới mang tính chất tổng kết hàng loạt kinh nghiệm thực tiễn của đời sống lao động, sản xuất và chiến đấu ở xứ sở này.
Trước hết, tư duy là một năng lực của con người và đà là con người, nếu không bị khuyết tật hay tai biến não bộ, thì đều có khả năng tư duy. Tư duy có thể hiểu là năng lực suy nghĩ trên cơ sở biết tổng hợp những hiểu biết, những tri thức từ một hay nhiều lĩnh vực để từ đó đề xuất, tạo dựng cách thức hành động mới để thực hiện một công việc, một dự đồ... liên quan tới chủ thể suy nghĩ. Như vậy tư duy là sự suy nghĩ để hành động, để tạo ra hành động nhằm mang tới một hiệu quả nhằm thực hiện một mục đích nào đó của cuộc sống. Sự tư duy của con người trong tiến trình lịch sử của nó thường dẫn tới hình thành các thói quen, các thao tác mà ta thường gọi là hành động theo thói quen và khi đã thành thói quen, con người bị ràng buộc theo thói quen ấy để tạo thành các tập quán truyền từ đời này sang đời khác. Hiển nhiên thói quen, tập quán ...đều là sản phẩm của tư duy và đều không phải là xấu, mà ở những thời kì lịch sử nhất định những sản phẩm ấy của tư duy đã mang lại những hiệu quả nhất định, không thể phủ nhận. Tuy vậy, không phải bao giờ lịch sử cùng lặp lại những gì như đã từng xảy ra trước đó, bởi lẽ lịch sử gắn liền với con người, gắn liền với mỗi thời đại, cho nên có những thói quen, những tập quán nếu không phù hợp với sự phát triển mới của lịch sử thì sẽ bị đào thải và khi ấy tư duy phải đi tìm lời giải đáp cho thời đại, đưa ra sự suy nghĩ mang tính hành động mới để đáp ứng với đòi hỏi của lịch sử. Sự suy nghĩ mang tính hành động này không thể nhât nhât khuôn theo mô hình của sự suy tư mang tính hành động gắn với thời kì trước đó, Và lúc này, quá trình đổi mới tư duy xuất hiện.
Đổi mới tư duy, về thực chất là đổi mới cách suy nghĩ mang tính hành động, trên cơ sở đó tạo ra, tìm ra những phương cách hành động mới kết hợp được những nguồn sinh lực mới, tạo ra sự nỗ lực cao hơn về chất, tạo ra sức mạnh mới phù hợp với đòi hỏi của công việc đang đặt ra, đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đổi mới, do đó, trở thành yêu cầu và nhiệm vụ của lịch sử và từ đây có thể nói rằng lịch sử là quá trình đổi mới tư duy liên tục của nhân loại đế tạo ra bước tiến, hướng đi và sự tiến bộ của mình. Lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự đổi mới liên tục, kế tiếp nhau, vì thế lịch sử nhân loại trở thành dòng vận động phát triển đi lên không ngừng. Trong ý nghĩa đó, đổi mới tư duy trở thành động lực để tạo ra sự thay đổi mới, làm thay đổi thế giới.
Đổi mới, bản thân nó cũng là một quá trình phát sinh, vận động và phát triển, nhưng không phải bắt đầu từ con số không mà để có sự đổi mới, để thực sự đổi mới cũng phải kế thừa những yếu tố của quá trình suy tư mang tính hành 'động đã có trước đó. Hiển nhiên không phải kế thừa tất cả, nếu thế thì không có đổi mới, nhưng đổi mới tư duy cũng không phải gạt bỏ hoàn toàn quá khứ. Đổi mới tư duy là quá trình chuyển hoá câu hỏi như thế nào thành câu hỏi tại sao, nghĩa là theo triết học Mác thì vấn đề khống chỉ giải thích thế giới mà vấn đề còn là cải tạo thế giới. Nếu để giải thích thì thế giới sẽ hiện ra dưới hình thức như thế nào, còn để cải tạo thế giới vấn đề sẽ trở thành tại sao. Trả lời câu hỏi tại sao sẽ giải đáp các đòi hỏi của thực tại, sẽ tạo ra những cách thức hành động mới đế thúc đẩy cõng việc, để tạo ra sự nhảy vọt, đột biến và từ kết quả thu được sẽ tạo ra sự đổi thay thế giới.
Đổi mới tư duy vừa là nhiệm vụ của lịch sử vừa là nhiệm vụ của mỗi thành viên trong cộng đồng. Nếu lịch sử đã xuất hiện yếu tố đổi mới thì cá nhân phải nỗ lực hành động theo sự đổi mới đó, phải góp công góp sức để thúc đẩy và hòa mình vào sự đổi mới như là sự vận động đi lên của lịch sử.

Câu 3a
a)          Nêu vài nét về tác giả, về bài thơ và nội dung khổ thơ.
b)         Bình giảng đoạn thơ: chú ý cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ là khát vọng trở về, là khát vọng hòa nhập với nhân dân, với Tổ quốc. Đồng thời, đó cũng là sự trở về với cội nguồn sáng tạo nghệ thuật chân chính. Đây cũng là sự trở về với chính mình, với cái tôi đã được lột xác, đà đi từ “thung lũng đau thương tới cánh đồng vui”
Nhận xét về cách xưng hô thân mật, thành kinh, thể hiện sự kính phục ngưỡng mộ, về loạt hình ảnh được dùng để so sánh và sự liên kết giữa các hình ảnh đó tạo ấn tượng về sự tiếp nối không cùng, về suối nguồn sáng tạo vô tận. Các hình ảnh được dùng để so sánh là những hình ảnh quen thuộc, nhưng có khả năng khái quát, mang tính tổng hợp cao thể hiện qua các quan hệ được so sánh: nai “ suối cũ. cỏ - mùa xuân (giêng hai.), chim én -mùa xuân, trẻ đói - sữa, bàn tay đưa nôi. Sự so sánh cũng có nhiều tầng bậc: chim, thú, người và quy luật tất yếu, tự nhiên của sự gắn bó ây.
Chú ý cách nói: “con - gặp lại - nhân dân”, mà ở đây từ “gập lại” gợi mở rất nhiều suy ngẫm, mà có thể hiểu là đứa con, vẫn là con chứ không phải là ai khác, khống thành người khác, lạc bước sa cơ, chặp chừng tìm lại cội nguồn, tìm về với mẹ — Tổ quốc. Qua đó cho thấy niềm vui tái ngộ, niềm vui gặp gỡ, tạo ra cảm giác như một tiếng reo vui. Cách so sánh “như* là so sánh tương đồng, tạo ra sự bất ngờ của niềm vui nhận thức. Sự so sánh đó được củng cố bằng loạt hình ảnh kế tiếp, tạo ra ấn tượng mở rộng liên tưởng không cùng.
Sự nhận thức qua cách thể hiện bằng hình ảnh nghệ thuật, bằng cách nói nghệ thuật này củng cố thêm tầm vóc trí tuệ, gợi mở chiều sâu triết lí, chứ không chỉ là những cảm nhận bề ngoài, bề nổi. Cách cảm thụ bằng hình thức nghệ thuật này tạo ra sức mạnh thuyết phục và chinh phục độc giả.
Đoạn thơ là kết tinh của nhận thức, cho thấy sức mạnh nguồn cội của nhân dân, sức mạnh nguồn cội của các sáng tạo nghệ thuật
Câu 3b:
Khi phân tích đoạn trích này, cần nắm vững các ý sau đây:
Tiêu đề Hồn Trương Ba da hàng thịt gợi mở ấn tượng về một con người không còn là chính mình, gợi ra một tình huống oái oăm, hài hước mà ở đó một người phải sống dựa vào kẻ khác.
Cái chết của Trương Ba là cái chết oan uổng, do sự tắc trách, thiếu trách nhiệm của những vị thần nắm giữ sổ sinh tử trên thiên đình. Vì được Thái thượng lão quân mời đi bàn tiệc nên vội quá, Nam Tào Bắc Đẩu gạch bừa tên Trương Ba.
Đoạn trích trong SGK thuộc cảnh 7, cảnh cuối cùng của vở kịch, nhưng đoạn trích này vẫn mang được dáng dấp của một vở kịch thu nhỏ mà có thể coi màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt là phần thắt nút của câu chuyện. Trong kịch, thắt nút gắn liền với một sự kiện đột biến là thay đổi cục diện kich, thúc đẩy cuộc đấu tranh trong kịch. Sự kiện thắt nút ở đây là hồn Trương Ba không thể điều khiển được thân xác anh hàng thịt nữa, hồn Trương Ba đang mất dần những phẩm chất tốt đẹp của mình trước kia, là các phản ứng của hồn Trương Ba chống lại thể xác anh hàng thịt.
Có thể coi cuộc đấu tranh giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là biểu tượng cho sự đấu tranh, giằng xé giữa hai con người trong một con người, là cuộc đấu tranh giữa cái con và cái người trong một con người, là cuộc đấu tranh giữa phần xác và phần hồn, giữa tinh thần và thể xác.
Khi nhận thấy mình đã khác với ngày xưa, mình đã có chút ít cách sống của anh hàng thịt, thì diễn biến tâm lí của hồn Trương Ba buồn rầu vì mình đã tự đánh mất mình. Quyết tâm rời bỏ cái thân xấc mà mình được mượn để tá hồn vào, việc làm đó của hồn Trương Ba đã tạo nên nút thắt của câu chuyện. Ý nghĩa của việc làm đó là khẳng định cái tốt bao giờ cũng chiến thắng, là sự nỗ lực vượt ra khỏi giới hạn của chính mình, là trở lại với trạng thái hài hoà vốn có của tự nhiên.
Qua việc hồn Trương Ba đấu tranh với thân xác anh hàng thịt, tác giả muốn nói tới Trương Ba không muốn kéo dài sự sống giả tạo “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Trương Ba cần một sự hoà hợp giữa hồn và xác, một sự toàn vẹn giữa bên trong và bên ngoài. Trương Ba muốn sống một cuộc đời chân thực, là mình chứ không phải là “nhân vật sám”
Những người khác trong gia đình nhìn nhận Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt như một kẻ xa lạ, khác thường với Trương Ba ngày còn sống, thấy những phẩm chất tốt đẹp của Trương Ba không còn mà thay vào đó là những thói xấu anh ta chưa từng có, thây Trương Ba đối khác toàn bộ.
Việc chuyển từ tốt sang xấu của hồn Trương Ba cũng không phải do anh ta phải khoác lốt của anh hàng thịt, bởi có Lẽ anh hàng thịt cùng không hoàn toàn xấu mặc dù anh ta chọn nghề đồ tể để sinh sống, mà sâu xác hơn là sự biến chất của con người trong một điều kiện sống mới.
Trong dân gian vần truyền tụng câu: “đi theo ma thì mặc áo giấy” hoặc “gần mực thì đen gần đèn thì rạng” mà theo đó thì đáng lẽ anh hàng thịt cũng phải có được vài nét tốt nào đó của Trương Ba và hiển nhiên thì Trương Ba cũng phải xấu đi. Nhưng tác giả chỉ cho thấy một chiều đó là Trương Ba càng ngày càng đánh mất mình. Cách thể hiện như vậy của tác giá cho thấy cái xấu đang trở thành hiện tượng phổ biến tràn lan, lấn át cái tốt. Cái tốt chưa đủ sức mạnh chinh phục cái xấu. Cái tốt và cái xấu đang trong tư thế giằng co với nhau mà nhận thức của người xem sẽ là trọng tài phân định kẻ thắng người thua.
Phản ứng của các thành viên trong gia đình cũng rất khác nhau, tạo ra sự phát triển của câu chuyện. Những sự việc nào tiêu biểu nhất cho phần phát triển này là việc vợ Trương Ba định bỏ nhà ra đi, đến một nơi thật xa để khỏi phải sống với anh chồng trong khác ngoài lạ ây. Con trai Trương Ba định bán mảnh vườn để lấy tiền đầu tư mở hàng bán thịt. Cá gia đình đứng trước nguy cơ tan cửa nát nhà.
Cái Gái, cháu nội Trương Ba lại phản đối Trương Ba kịch liệt, vì nó không thích òng nội mới, ông nội có cái thân xác của anh hàng thít, vì Trương Ba đã trở nên dung tục tầm thường khác với ông nội Trương Ba của nó trước đây, vì nó không chấp nhận những gì ngoại lệ quá sức tưởng tượng của nó.
Nếu người con dâu còn tỏ ra thông cảm với bò chồng thì con cô ta lại phản đối quyết liệt. Tác giả lại để một đứa trẻ lên tiếng phản đối kịch liệt như vậy vì tác giả tin vào thế hệ trẻ, vì đứa cháu gái rất có bản lĩnh, đứa cháu gái hiểu người đã mất thì không thể sống lại, cho dù là bằng phép màu nào đi nửa.
Cuộc đấu tranh giữa cái Gái và hồn Trương Ba tạo ra cao trào của màn kịch, nghĩa là mâu thuẫn giữa hồn Trương Ba và thân xác anh hàng thịt trở nên gay gắt, được đẩy lên tới đỉnh cao, dẫn tới quyết định rời bỏ thân xác hàng thịt của Trương Ba. Y nghĩa của màn cao trào này là sự chiến thắng cái tầm thường dung tục, là sự khẳng định khát vọng sống thanh cao, khát vọng mình luôn được là chính mình, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người.
Đế Thích lại tạo cho Trương Ba một cơ hội tái sinh nữa, nhưng Trương Ba đã từ chối. Việc từ chối này tạo ra hình thức cởi nút của tấn kịch, các mâu thuẫn được giải quyết, trạng thái cuộc sống lại trở lại cán bằng. Trương Ba từ chối cơ hội ngàn năm có một, cơ hội trời cho ây vì Trương Ba không muốn tái diễn lại tấn bi kịch hài hước trong khác ngoài lạ nữa, vì Trương Ba muốn tạo ra sự sống, kéo dài sự sống cho một đứa trẻ khác, vì Trương Ba có tấm lòng nhân hậu, mà qua thực tế trải nghiệm Trương Ba đã rút ra được điều cần làm và phải làm. Nếu Trương Ba chấp nhận lời đề nghị của Đế Thích thỉ sự sống mới của Trương Ba chỉ có lợi cho bọn thống trị trong làng.
Đế Thích là vị thần cờ nổi tiếng và tốt bụng. Ông luôn muốn Trương Ba được sống cho dù phải mượn thân xác người khác để cùng đánh cờ với mình. Việc làm của Đế Thích mang tính chất tốt nhưng chỉ tốt cho riêng mình, cho sở thích cá nhân mình. Vì tốt nên đã tạo ra nghịch cảnh, phá vỡ quy luật tự nhiên. Qua đó cho thấy sự thiếu hiểu biết về con người và xã hội con người nên việc giúp Trương Ba tưởng là sự tốt bụng hoá ra lại làm hại Trương Ba.
Khi Trương Ba chấp nhận cái chết để dành sự sống cho một đứa trẻ thì cũng có nghĩa là xác anh hàng thịt cũng chết luôn. Điều đó có ý nghĩa cái dung tục tầm thường phải mất đi để nhường chỗ cho những điều tốt đẹp mới nảy sinh. Cuộc sống là một sự luân chuyển không ngừng, cái cũ bị đào thải cái mới, cái tiến bộ sẽ thay thế. Tuân theo tự nhiên, sông trung thực với chính mình cũng là cách thức hoàn thiện nhân cách.

Xem thêm >>> Tổng hợp đề thi tự luận môn Ngữ Văn không kèm đáp án

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe