Đề tự luận 23: Chân dung má Việt trong "Những đứa con trong gia đình"
I. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày quá trình sáng tác của Tố Hữu qua các chặng đường thơ.
Câu 2 (3,0 điểm): Trong bài Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại, tác giả Nguyễn Khắc Viện có đề xuất nhiều ý kiến thú vị. Anh (chị) hãy tổng thuật tóm tắt những ý kiến ấy.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Đất Nước là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam, đặc biệt xuất hiện nhiều trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975. Hãy so sánh hình tượng Đất Nước trong các bài Việt Bắc của Tố Hữu. “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích “Đất. Nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích nét độc đáo trong nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Thi qua chân dung má Việt trong “Những đứa con trong gia đình”
II. GỢI Ý
Câu 1:
Quá trình sáng tác thơ của Tô Hữu thể hiện rất rõ những chặng đường hoạt động cách mạng của bản thân ông. Nhưng không phải ông làm thơ để ghi lại quá trình hoạt động đó của mình mà thơ ông phản ánh các giai đoạn khác nhau trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Nói như vậy là vì các chặng đường sáng tác thơ của ông gắn liền với sự phát triển của phong trào cách mạng mà qua đó người đọc thấy được quá trình phát triển của quan điểm tư tưởng cũng như bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.
Tập Từ ấy (1937-1946) với ba phần Xiềng xích, Máu lửa và Giải phóng, đánh đấu quá trình đến với cách mạng và trưởng thành trong đấu tranh giai cấp của Tố Hữu. Tập thơ này cho thấy sự trưởng thành về nhận thức, về tư tưởng, đánh dấu quá trình chuyển biến đi từ chân trời của một người tới chân trời của muốn người dưới ánh sáng dẫn đường của Đảng.
Tập Việt Bắc (1947-1954) tái hiện từ những góc nhìn khác nhau về cuộc kháng chiến thần thánh và anh dũng của đất nước. Khác với nhiều nhà thơ khác cùng thời, giọng thơ của Tố Hữu mang âm vang hùng tráng, mang được không khí toàn dân kháng chiến toàn diện kháng chiến của dân tộc. Những con người của thời đại giữ nước chống ngoại xâm xuất hiện qua hình ảnh của những em bé liên lạc, những người phụ nữ nông thôn tham gia phá đường cản giặc, những người dân công, những anh Vệ quốc. Đặc biệt là hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, linh hồn của cuộc kháng chiến thần thánh ây. Bài thơ Việt Bắc là khúc tráng ca tổng kết chặng đường thơ này,
Tập Gió lộng (1955-1961) mang cảm xúc dạt dào về sự đổi thịt thay da của miền Bắc xã hội chủ nghĩa đồng thời cũng thể hiện nỗi đau chia cắt, thể hiện nghĩa tình sâu nặng với miền Nam “đau thương mà anh dũng”. Bám sát các vấn đề thời sự nhưng Tố Hữu cũng có những bài gợi nhớ về quá khứ gian khổ {Mẹ Tơm} như là sự nhắc nhở mang tính trách nhiệm đối với quá khứ, đối với đồng bào đồng chí thân yêu, thể hiện niềm tin sắt đá đối với cuộc kháng chiến đang diễn ra ở miền Nam.
Các tập thơ Ra trận (1962-1971) và Mán và hoa (1972’1977) ghi lại chặng đường khói lửa ác liệt của dân tộc trong khí thế “cá nước hành quân, cả nước cùng đánh Mĩ”, "khí thế "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Hình ảnh anh Vệ quốc được chuyển đổi sang hình tượng anh giải phóng quân với chiếc “mũ tai bèo” “chẳng làm đau một chiếc lá trên cành”. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ được nâng cấp thành hình tượng người chiến sĩ của thời đại, không chỉ “cả nước cùng đánh Mĩ” mà cả thế giới thứ ba đồng lòng hiệp sức đánh Mĩ, đánh đổ chủ nghĩa đế quốc. Đó là vai trò của người lính đi đầu: “Vui gì hơn làm người lính di đẩu”. Đó cũng là trách nhiệm lịch sử mà thời đại giao phó cho dân tộc ta. Vinh quang cuối cùng đã thuộc về chính nghĩa, đà thuộc về một dân tộc bất khuất không can tâm làm nô lệ, kết quả mà dân tộc đạt được là tiếng ca reo vui “toàn thắng ắt về ta”. Hình tượng Bác Hồ vẫn là hình tượng được khắc họa đậm nét nhất, thể hiện cảm xúc chân thành nhất qua bài thơ Bác ơi! trong giai đoạn này.
Các tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999) là sự chuyển biến mới về nhận thức của Tố Hữu, trước dòng chảy của cuộc đời đang thay đổi từng ngày để tạo thành một nhịp sóng mới, mở ra những '7ận hội mới đầy thách thức. Hai tập thơ là những suy ngẫm về những vấn đề phổ quát của cuộc sống đang diễn ra mà qua đó niềm tin vào lí tưởng Đảng ngời sáng, vần được khẳng định.
Các tập thơ của ông, cũng là các chặng đường thơ được nối thành mạch dài liên tục, gắn với quá trình phát triển đi lên của cách mạng Việt Nam. Do đó, có thể nói, những chặng đường thơ của Tố Hữu gắn liền với hoạt động cách mạng của bản thân, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận đoạn thơ trong "Vội vàng" và "Từ ấy"
Câu 2:
“Kẻ sĩ hiện đại” theo Nguyễn Khắc Viện là những trí thức không những chỉ có học vấn cao mà còn có lí tưởng vì dân vì nước đúng đắn. Để trở thành “kẻ sĩ hiện đại”, người trí thức cần có lí tưởng vì dân vì nước đúng đắn, phải có “tâm” tốt. Không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn phải nã lực không ngừng để trau dồi trình độ chuyên môn, thường xuyên tu tâm luyện tính, trở thành con người có ích cho dân tộc.
Bài “Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại” được viết với một chủ kiên rõ ràng. Cơ sở làm nền cho chủ kiến ây là quan niệm về “đạo lí” của tác giả. Đạo lí qua bài viết này, đạo lí là cái cần thiết để bổ sung cho duy lí.đạo lí là những phẩm chất nhân bản trong mỗi con người và có giá trị bất biến, đạo lí là cái căn bản để tạo ra nhân cách. Đạo lí thì bất biến còn đạo đức thì có thể thay đổi theo phong tục tập quán và quan niệm của từng thời đại. Đạo đức là ứng biến còn đạo lí thì không thay đổi. “Đạo lí” biểu hiện cụ thể trong cuộc đời là dám chọn chỗ đứng chênh vênh giữa các đối lập một cách tự tin, biết dừng lại đúng nơi đúng lúc.
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện, đạo Nho có những ưu điểm: đề cao vấn đề “xử thế” của con người trong xã hội, nhấn mạnh và quan tâm đến vấn đề “tu thân” của mỗi con người, đề ra hệ thống cách thức ứng xử theo tinh thần không thái quá mà tất cả đều phải “có mức độ” nghĩa là biết tiến biết lùi, biết người biết ta, tôn trọng người cũng chính là tôn trọng ta.
Trong cuộc sống, chính kiến (được hiểu là quan điểm chính trị, thái độ chính trị) và đạo lí (được hiểu là nền tảng của nhân cách con người) không phải bao giờ cũng song hành với nhau. Nguyễn Khắc Viện đà lí giải điều đó như chính kiến có thể thay đổi còn đạo lí thì bất biến, chính kiến gắn với chính trị nên phải “tùy cơ ứng biến” cồn đạo lí thì không thể thay đổi.
Cốt cách kẻ sĩ của Nguyễn Khắc Viện được thể hiện qua việc thấm nhuần đạo lí nho gia nhưng không bảo thủ mà biết tiếp thu những tình hoa của các học thuyết khác để xác lập con đường lập thân, dám bày tỏ chủ kiến của mình, biết khen và dám chê các học thuyết mà mình đã tiếp xúc và tiếp thu.
Mối quan hệ giữa nhà nho truyền thống và kẻ sĩ hiện, đại là môi quan hệ kế thừa và phát triển. Kẻ sĩ hiện đại tiếp nhận những yếu tố cần bán tạo ra cốt cách của nhà nho truyền thống. Không dừng ở mức độ tiếp nhận, kẻ sĩ hiện đại còn phải biết tiếp thu tinh hoa từ nhiều nguồn khác, phải tạo ra được cách nhìn duy lí trên tinh thần thực nghiệm khoa học.
Câu 3a:
a) Mở bài: Đất Nước là đề tài lớn, quen thuộc trong văn học nhiều nước trong đó có cả Việt Nam và là nguồn cảm hứng không bao giờ cạn, Mỗi nhà văn, nhà thơ đến với đề tài này từ góc độ riêng, mang màu sắc cá nhân. Có thể thấy rõ điều đó qua bài Việt Bắc của Tố Hữu, “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm,
b) Thân bài:
Cần chú ý các điểm sau:
- Ba tác giả này đều sáng tác trong thời ld cả nước tiến hành cuộc chiến tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại. Đất Nước được thể hiện trong các tác phẩm trên đều có chung khuynh hướng ca ngợi, tôn vinh Tổ quốc. Đất Nước được miêu tả trong các tác phẩm này đều có vẻ đẹp riêng, đều được tạo ra từ tình yêu Đất Nước, nhân mạnh ý nghĩa thiêng liêng của Đất Nước,
- Mỗi tác giả đều đưa ra sự cảm nhận riêng của mình. Việt Bắc của Tố Hữu là khúc hùng ca ca ngợi sự lớn mạnh của cách mạng: “Xưa là rừng núi là đêm/ Giờ thêm sông biển lại thêm ban ngày”, là bản tình ca ca ngợi sự gắn bó thuỷ chung nghĩa tình giữa dân với đảng, với cách mạng, Đất Nước của Nguyễn Đình Thi là Đất Nước mang trong mình sức mạnh của Phù Đổng Thiên Vương, không chấp nhận đói nghèo nô lệ, vươn mình đứng dậy để đi tới tương lai mới, trở thành tấm gương của thời đại: “Rũ bùn đứng dậy sáng lóa’. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là “Đất Nước của Nhân dân/ Đất Nước của ca dao thần thoại”,
- Vẻ đẹp của Đất Nước qua các tác phẩm trên tạo ra lòng tự hào dân tộc, cỗ vũ lòng yêu nước thiết tha và niềm tin vào tương lai Đất Nước.
- Khi phân tích, so sánh cần đưa ra những dẫn chứng phù hợp từ các tác phẩm của các tác giả trên. Có thể so sánh xen kẽ, có thế phân tích từng tác giả và tác phẩm riêng rẽ, nhưng phải rút ra nhận xét chung, bao quát.
c) Kết luận: liên hệ trách nhiệm của mình trước Đất Nước.
Câu 3.b
a) Mở bài: giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Thi. Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn xuất sắc của tác giả này, tái hiện trung thực hình ảnh người nông dân Nam Bộ với những nét đẹp về tâm hồn và tính cách, về lòng yêu nước và căm thù quân cướp nước. Một trong những hình ảnh đẹp đó chính là má Việt được tái hiện qua lời kể của Việt.
b) Thân bài:
+ Nghệ thuật kể chuyện giữ vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt câu chuyện, góp phần khắc hoạ tính cách và thể hiện tư tưởng nhân vật. Có ba phương thức kể chuyện: kể bằng ngôn ngữ gián tiếp (tức là tác giả kể hay kể theo lời tác giả); kể bằng ngôn ngữ trực tiếp (tức là kể theo lời của nhân vật, nhàn vật tự kể chuyện về mình) và kể bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp (tức là kể theo lời tác giả nhưng mang giọng điệu, cách nhìn của nhân vật).
+ Trong “Những đứa con trong gia đình” Nguyễn Thi đã sử dụng phương thức kể thứ ba. Tác giả là người thuật truyện nhưng each thuật truyện của tác giả lại phỏng theo cách nhìn và giọng điệu của nhân vật Việt trong thời điểm Việt bị thương vừa tỉnh lại. Khi đó trong dòng suy nghĩ miên man, Việt nhớ lại những người thân của mình trong đó có má của Việt.
4- Trong truyện này má Việt chỉ là nhân vật phụ, chỉ được tái hiện qua những mảnh vụn hồi ức của Việt, nhưng cũng đủ để người đọc nhận ra tài năng của Nguyễn Thi với tư cách là nhà vần của “người nông dân Nam Bộ trong cuộc đấu tranh chống Mĩ ác liệt”. Má Việt hiện ra, qua lời kể của nhân vật Việt, khá sắc nét, có cá tính mãnh liệt, yêu ghét rõ ràng, phải trái phân minh. Biểu hiện đầu tiên in đậm trong kí ức của Việt là má mình rất thương chồng thương con. Việt vẫn nhớ như in câu chuyện mà má đã kể lại về việc ba má gặp nhau và nên vợ nên chồng như thế nào. Khi chồng đi bộ đội, má Việt không quản ngại đường xá khó khăn “lặn lội đi thăm chồng”, mà “cho dù lên rừng xuống biến má cũng đi”. Má Việt là người có quyết tâm cao, đã nói là làm, kiên quyết, không lùi bước. Rồi cảnh má Việt dẫn đàn con đi đòi đầu chồng khi chồng bị kẻ thù sát hại cũng là cảnh tượng dữ dội, in đậm tình cách quyết liệt, dũng cảm của người mẹ mà Việt không thể nào quên. Chồng mất, gánh nặng nuôi con dồn cả vào đầu bà, nhưng bà không hề kêu la phần nàn, mà nén chặt mối thù giặc trong lòng và truyền lại mòi cám thù ấy cho những đứa con.
+ Má Việt luôn tỏ ra có tinh thần đấu tranh bất khuất, gan góc. Mối thù chồng má nén chặt trong lòng nên Việt chỉ thấy “láu lắm mà mới khỏe'. Đôi mắt của má Việt khi nhìn lũ giặc xông vào nhà thì “sắc ánh lên”, như những tia lửa bùng lên khiến lữ giặc cũng khiếp sợ. Căm thù giặc nhưng má Việt lại hết lòng vì con. Đảm đang, xốc vác, lo toan tất cả mọi việc lớn bé trong nhà, trong xóm. Hàng ngày “má bơi xuồng đi thắt khoẻ” để gặt mướn, làm thuê. Má Việt có sức khoẻ của một người nông dân thực thụ với “đôi bắp chân tròn vo lúc nào cũng dính sinh vật vi mả phải lội hết dòng này sang bưng khác, con mắt tìm việc, bàn chân dọn đường”. Tính chất Nam Bộ còn được bộc lộ qua sự hồn nhiên, yêu đời và lối sống bình dị của má Việt. Việt luôn nhớ tới việc má Việt ngồi đem “dòm dòm trái ca nông rơi bịch trên lộ không nổ rồi bỏ vào rổ cắp về” Đó là sự hồn nhiên của một con người luôn có niềm, tin vào chiến thắng. Nhân vật má Việt qua đó trở thành nhân vật gây được ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
+ Qua hình tượng má Việt cũng như qua các nhân vật khác của tác phẩm này tài năng kể chuyện của Nguyễn Thi có nét độc đáo riêng. Câu chuyện được kể về má Việt không cần tuân thủ trình tự thời gian nhưng vẫn mang tính hợp lí. Sở dĩ có điều đó là vì câu chuyện được kể lại bằng lời của Việt trong thời điểm Việt bị thương đang nằm lại trên chiến trường. Tại thời điểm đó Việt nhớ lại nhiều chuyện, nhớ về má, về chị, về chú Năm... Các tình tiết, sự kiện sẽ được xâu chuỗi lại một cách hợp lí. Cách kể như vậy tạo nên tính chất khách quan cho câu chuyện được kê mà không cần đến lời bình của tác giả - nhân vật người kể chuyện. Hình ảnh má Việt được khắc họa qua lời kể của tác giả qua giọng điệu và cách nhìn của Việt mang tính cách sòng động, có tấm lòng yêu thương tha thiết con cái, gia đình và.quê hương. Đó là hình mẫu người phụ nữ Nam Bộ bất khuất, dũng cảm, bình thường nhưng cao cả và đẹp đẽ.
c) Kết luận: Nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Thi qua chân dung má Việt cho thấy những nét độc đáo riêng mà với nghệ thuật đó Nguyễn Thi đã tái hiện thành công những hình tượng cao đẹp về người nông dân Nam Bộ, Cũng qua đó cho thấy tấm lòng gắn bó yêu thương của tác giả đối với những người dân Nam Bộ.
Xem thêm >>> Những ý kiến bình luận "Những đứa con trong gia đình"
Trên đây dàn ý cảm nhận về nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Đình Thi qua chân dung má Việt mà Cunghocvui gửi đến bạn. Hãy để lại ý kiến thắc mắc cũng như đóng góp của bạn ở phía bên dưới comment nhé!