Đề tự luận 13: Phân tích hai bức tranh viết về mùa thu trong bài thơ Đất Nước
A. ĐỀ BÀI
1)Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày vắn tắt sự nghiệp văn học của nhà văn Nguyễn Trung Thành - Nguyên Ngọc.
Câu 2 (3,0 điểm): Nét đẹp của Tết dân tộc cố truyền là gì? Anh chị hãy giải thích cho bạn của mình bằng một bài viết ngắn gọn trong khoảng 400 từ.
2)Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích hai bức tranh viết về mùa thu trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và chỉ ra sự chuyển đổi tâm trạng của nhà thơ qua hai bức tranh đó.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): “Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc” (Văn 12, phần Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục 1999, trang 13). Anh (chị ) hãy phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc để làm sáng tỏ nhận định trên.
B. GỢI Ý
Câu 1:
Nguyễn Trung Thành hay Nguyên Ngọc đều là bút danh của tác giả Nguyễn Văn Báu, một nhà văn - chiến sĩ tiêu biểu của hai cuộc kháng 97
chiến của dân tộc ta. Ông sinh năm 1932 tại huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. Ông tham gia bộ đội năm 1950 là phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V, hoạt động chủ yếu trên vùng đất Tây Nguyên, vùng đất mà ông tạo dựng thành tiểu thuyết Đất nước đứng lên, gắn với tên tuổi của anh hùng Núp. Được tập kết ra Bắc, ông tiếp tục phản ánh cuộc sống của đất nước sau hoà bình ở miền Bắc qua các truyện ngắn được tập hợp trong Rẻo cao. Năm 1962, ông tình nguyện trở lại chiến trường miền Nam, tham gia hoạt động tại Tây Nguyên và Quảng Nam và lấy bút danh Nguyễn Trung Thành. Đây cũng là thời kì sáng tác sôi nổi của ông. Sau 1975, ông sống và làm việc tại Hà Nội) đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ, Ong có nhiều đóng góp tích cực thúc đẩy công cuộc đổi mới của văn học. Năm 2000, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Các tác phẩm chính của ông: Đất nước đứng lên (Giải nhất của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngoe (tập truyện - kí, 1969), Đất Quảng (tiểu thuyết (1971-1974). Các sáng tác của ông, nói chung, mang đậm tính sử thi và giàu cảm hứng lãng mạn, đặc biệt qua những tác phẩm viết về đề tài. kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ở đó, ông đề cập tới những vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh dân tộc, xây dựng được những hình tượng người anh hùng bất khuất, kiên cường.
Tác phẩm Rừng xà nu, là truyện ngắn xuất sắc nhất của tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Tác phẩm này được sáng tác năm 1965 và được công bố lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ quần giải phóng miền Trung số 2/1965. Nội dung câu chuyện là cuộc nổi dậy, quyết tâm đánh giặc giữ làng của những người dân bản làng Xô-man, trong thời kì cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích tính sử thi trong "Rừng xà nu" - Nguyễn Trung Thành
Câu 2:
Nét đẹp của Tết dân tộc cổ truyền:
Con người, trong quá trình tiến hoá lịch sử của minh, đã trải qua bao thăng trầm để vượt mình tổ chức thành một quần thể xã hội. Khi sống thành cộng đồng, thành những tổ chức xã hội dưới các màu sắc khác nhau,hay tạo thành một dân tộc, con người đã sáng tạo ra những hình sinh hoạt văn hoá khác nhau, được cô dữ lại thành các truyền thống, thành các phong tục. Tết là một phong tục như vậy, đối với các dân tộc trên thế giới. Tết là phong tục đón năm mới tiễn đưa năm cũ của các dân tộc trên thế giới.
Người Việt Nam đón tết muộn hơn so với các nước phương Tây, chúng ta đón tết theo lịch âm của chúng ta. Lịch âm tính năm tháng theo chu kì của mặt trăng, điều này phù hợp với một đất nước mà bản chất văn hoá của nó là văn hoá nông nghiệp. Cũng không ai biết tục lệ này có từ bao giờ, nhưng chắc chắn nó đã có từ rất lâu, đã trở thành phong tục cổ truyền của cả dân tộc. Tết đối với người Việt mang tính thiêng thiêng trọng đại- Trước hết nó là dịp để mọi thành viên của gia đình đoàn tụ, gặp lại nhau sau nhiều năm tháng xa cách đi làm ăn, kiêm sông. Đây cũng là dịp để những người đĩ xa mang về cho người ở nhà những niềm vui của công việc, của thu nhập hay cùng là dịp để chia sẻ, rút kinh nghiệm để cầu mong một năm mới khá giả hơn. Mọi việc buồn vui đều được chia sẻ, nhưng không ai oán trách nhau, mọi người chỉ cùng nhau chung vui, nỗi giận hờn cũng chóng qua đi và đặc biệt mọi người đều cầu mong cho nhau điều hạnh phúc tốt lành, cầu mong cho người già luôn luôn mạnh khỏe, cầu cho người đi xa chân cứng đá cầu cho con cháu ngoan ngoãn, học hành giỏi giang để làm rạng rỡ cho tổ tông, cầu mong cho cả nhà bình yên, vạn sự như ý. Tết trở thành thời điểm thể hiện mọi ước nguyện với nhau, mọi mong mỏi tốt lành về nhau. Ngoài những cầu chúc riêng tư, trong tâm khảm người Việt ai cũng mong muốn cho đất nước yên bình phát triển, cho xã hội ngày càng tiến lên.
Tết cũng là thời điểm để tổ chức các lễ hội văn hoá mang tính cộng đồng với nhiều hình thức tổ chức khác nhau, tuỳ theo từng địa phương, theo tập quán từng vùng. Do đó, tết còn là thời điểm đua tài, thi khéo. Đặc biệt, các cuộc thi hiển nhiên có người thắng người thua, nhưng ai cũng cảm thấy thoả mãn vì có mình trong đó, Vì được góp phần vào cuộc vui chung của cộng đồng, của quê hương. Những hình thức lễ hội tập thể đánh dấu tính chất cộng đồng của cư dân người Việt. Tuy thế, có những hình thức thuộc về các gia đình nhưng chúng vẫn mang nét chung của cộng đồng, đó là nhà nào cũng có bánh chưng bánh giày để thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ, để thể hiện lòng thành kính với các bậc tiên tổ. Trẻ em được tôn vinh, hớn hở nhận những món quà mừng tuổi đầu năm. Ông bà cha mẹ phấn khởi trong bộ quần áo tết mà các con mua sắm, những con trâu con bò cũng được hưởng tết bằng những chiếc bánh ngon lành hay những bó cỏ mà chủ nhân đã dành sẵn... Tất cả đều tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi.
Các đình chùa, miếu mạo cũng trở nên nhộn nhịp đông vui trong những ngày tết, Trước những bàn thờ thiêng liêng, dưới làn khói hương trầm thơm ngát, mọi người đều thành kính cầu mong một năm mới tốt lành, Các nhà đều trang hoàng đẹp đẽ, các câu đối với lời hay ý đẹp được dành tặng cho nhau như là món quà tinh thần đặc biệt sang trọng mà thanh cao, nho nhà. Những bộ quần áo mới nhất, đẹp nhất cũng mang lại cho ngày tết một ấn tượng khó quên. Tất cả đều tạo ra sắc hoa trong bức tranh màu ngày tết.
Vỏn là nền văn hoá nông nghiệp, người Việt bao giờ cũng sắm sửa cho nhà mình một cành đào, một cành mai hay một chậu quất cảnh. Màu đỏ cua của đào, màu vàng của mai, của chậu quất kết hợp với sự lộng lẫy của các chậu lan, chậu cúc... của những đoá hồng rực rỡ càng làm cho tết trở nên rực rỡ hơn, thiêng liêng hơn. Tết như vậy thực đậm đà bản sắc dân tộc. Gìn giữ những nét đẹp của tết cổ truyền là nhiệm vụ của chúng ta, của tất cả mọi người.
Câu 3a:
a) Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm, chỉ ra vị trí của hai bức tranh viết về mùa thu trong bài thơ “Đất Nước”
b) Bức tranh mùa thu đầu tiên gắn với Hà Nội, với những cảnh vật tuy không cụ thể nhưng không lẫn được với những phố dài đang đón những cơn gió heo may đầu mùa. Chú ý không gian của bức tranh gồm những nét vẽ nhanh, những chính xác của một cuộc chia tay, vội vã gấp gáp. Cảnh thu gắn với cảnh chia li nên đượm buồn và do đó, sự vắng lặng càng được thể hiện rõ ràng hơn.
Bức tranh thứ hai là mùa thu cách mạng, mùa thu của thành công, không gian được mở rộng với trời cao, trời rộng với không khí tươi vui ấm cúng. Các hình ảnh đều bừng lên với một sức sống mới, với vẻ sắc mới. Vẻ đẹp của tinh thần phấn khởi với niềm tin vào thắng lợi của dân tộc cũng xuất hiện. Không khí ở đây là không khí của đoàn tụ của sức mạnh được hợp lại và nhân lên.
Các biện pháp nghệ thuật liên quan đến việc miêu tả cũng cho thấy sự khác biệt của hai mùa thu, thể hiện qua các từ ngữ một bên là những từ ngữ mang âm sắc lạnh lẽo, một bên là những từ ngữ với âm sắc âm cúng, đầy sinh khí. Có thể so sánh hai từ láy giàu tính biểu cảm là “xao xác” và “phấp phới” để làm rõ sự khác biệt này.
Trên cơ sở so sánh như vậy chỉ ra sự chuyển đổi về tâm trạng của nhà thơ, chủ thể trữ tình mà ở đây, cần chú ý có sự khác biệt cơ bản. Cái tôi trong mùa thu thứ nhất là cái tôi cá nhân, còn cái tôi thà hai trong bức tranh mùa thu cách mạng là cái tôi đã hoà nhập và đang trở thành cái ta, mang trong mình khát vọng lớn lao của dân tộc và khát vọng về sự chiến thắng của đất nước. Cái tôi của mùa thu Hà Nội, được miêu tả với những ngôn từ mang sắc thái của cái tôi cô đơn, ít biểu cảm hơn, còn cái tôi trong mùa thu cách mạng được thể hiện qua loạt ngôn từ dân dã, bình dị hơn và cũng mang tính đại chúng hơn. Sự chuyển biến tâm trạng như vậy gắn với khí thê chiên thắng của đất nước, gắn với niềm tin vào thắng lợi của cách mạng.
c) Kết luận: Bài thơ đất nước với hai bức tranh về mùa thu đã cho thầy sự chuyển biến của con người và thời đại đánh dấu bước trưởng thành về nhận thức của nhà thơ.
Có thể bạn quan tâm: Tư tưởng "Đất Nước của nhân dân"
Câu 3b:
1) Mở bài: Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm: nêu một vài nét về thân thế sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nêu xuất xứ và chủ đề tư tưởng của truyện ngắn Vì hành.
2) Thân bài: a) Chất trí tuệ được thể hiện trong tác phẩm này qua các khía cạnh:
+ Tác giả dùng các thủ pháp nghệ thuật để gợi mở suy tư của độc, giả, buộc độc giả phải suy nghĩ về hình tượng được đưa ra mà không áp đặt, không buộc độc giả phải chấp nhận một chiều. Nhân vật chính diện được giới thiệu gián tiếp, tạo ra sự tò mò tìm hiểu của độc giả, kích thích khả năng đồng sáng tạo của độc giả.
+ Vận dụng cách nhìn duy lí của phương tây để vạch trần những cái lố bịch, ngu dốt của ông vua An Nam.
4- Sử dụng vốn hiểu biết rộng rãi về văn hoá các dân tộc, trích dẫn tên tuổi các nhân vật nổi tiếng ở phương Tây để tạo ra một sự so sánh mà từ đó độc giả sẽ tự rút ra những kết luận cần thiết, dẫn tới hình thức
quy nạp hướng về kết luận coi Khải Định là một gã hề thô thiển.
Sử dụng các biện pháp trào lộng truyền thống của văn chương.
b) Tính hiện đại của truyện ngắn này là:
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống nhầm lẫn kéo dài.
+ Sử dụng hình thức thư tín để dẫn dắt câu chuyện được kể.
+ Câu chuyện được mở đầu bằng hình thức đối thoại, tức là dùng lời nhân vật để thay vào lời dẫn của tác giả.
+ Tổ chức kết cấu chuyện hợp lí.
+ Đan cài yếu tố chính luận và triết lí, tạo ra tiếng cười phê phán thâm thuý mà sâu sắc.
3) Kết luận: truyện ngắn Vi hành là sự kết hợp tài tình giữa chất trí tuệ và tính hiện đại, vừa mang màu sắc phương Đóng, vừa kết hợp được với chất suy lí của phương Tây, tạo nên tính độc đáo của tác phẩm.
Trên đây là bài hướng dẫn phân tích hai bức tranh viết về mùa thu trong bài thơ "Đất Nước". Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong quá trình học tập, chúc các bạn học tập tốt <3