Đăng ký

Cảm nhận cảnh vượt thác và cảnh cho chữ hay nhất

A. ĐỀ BÀI

I.       ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Cuộc sống bộn bề tấp nập, ta thênh thang giữa cuộc đời...thay sao cuộc đời này rộng lớn quái Ai đó nói: hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình. Ta có đủ sức để đi hết cuộc hành trình mang tên Hạnh phúc ấy không? Đôi lúc ta thấy thèm một sự sẻ chia, thèm một tâm hồn đồng điệu, thêm sự cảm thông, thấu hiểu từ ai đó, từ một trái tim chân thành.
Ta còn thiếu sót rất nhiều, còn chưa đủ mạnh mẽ. Dường như ta đánh mất mình trong cái xô bồ, trong tất bật, trong dòng chảy vô tận và không đích đen. Ta thoáng nhìn về quá khứ: những việc ta đã làm, những người ta đã gặp, những thành công ta đạt được, những khổ đau ta đã nếm trải...
Lâu lắm rồi ta không khóc, vì nước mắt cứ đong đầy khóe mi nhưng chẳng thể rơi. Ta ghét vị mặn của nước mắt. Ta ghét phải tự mình lau khô. Ta ghét ta khỉ khóc, xấu xí, nguệch ngoạc vô cùng. Ta muốn hét thật to, muốn đi thật xa, muốn kêu lên rằng: Cuộc đời ơi, ta mệt mỏi quá ỉ
Trưa nay ở cơ quan, đêm về ở xóm trọ, ta một mình ngồi lặng. Bỗng ngân vang lên trong cõi lồng câu thơ của Bạch Cư Dị: Thử thời vô thanh thẳng hữu thanh (Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay). Trong Tì bà hành, ngoài những lời thơ miêu tả âm thanh sống động, thần tình vang lên từ ngón đàn của người ca nữ, Bạch Cư Dị còn nam được cả khoảnh khắc ngưng lặng là diệu của tiếng đàn như thế.

    (Nguồn Facebook)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?     
Câu 2: Hãy giải thích ngắn gọn vì sao nói: hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình?                                   
Câu 3: Hãy đặt một nhan đề mà anh/chị thấy phù hợp cho văn bản.
Câu 4: Anh/chị thích một cuộc sống như thế nào? Êm đềm, phẳng lặng hay đua chen, tranh đấu?
II.       LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Câu thơ   “Thời vô thanh thẳng hữu thanh (Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay) ” của Bạch Cư
Dị được nhắc đến trong phần Đọc hiểu khiến cho anh/chị suy nghĩ gì về vai trò của những khoảng lặng trong nghệ thuật và trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh/ chị cảm nhận như thế nào về cảnh vượt thác trong “Người lái đò sông Đà” và cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù”? Qua đó, chỉ rõ sự thay đổi về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng.

B. HƯỚNG DẪN

Phần I: Đọc hiểu
Câu 1 (0,5 điểm):

Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Phương thức biểu đạt biểu cảm/phương thức biểu cảm/biểu cảm.
Câu 2 (0,5 điểm):
Giải thích ngắn gọn câu nói: hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình
-    Hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một cuộc hành trình vì đó là quá trình sống, trải nghiệm cả đời như một con đường chứ nó không chỉ là một khoảnh khắc. Từ sự trải nghiệm trên hành trình ấy ta sẽ cảm nhận được hạnh phúc.
-    Hiểu được ra hạnh phúc không phải chỉ là một khoảnh khắc mà là cả một quá trình, bản thân mỗi người sẽ biết trân trong cuộc sống, chắt chiu hạnh phúc ở hiện tại
Câu 3 (1,0 điểm):
Nhan đề cho văn bản: Có thể đặt những nhan đề khác nhau nhưng cần phù hợp với nội dung văn bản. Yêu cầu chung: ngắn gọn, súc tích có tính gợi hình, biểu cảm và làm nổi bật nội dung trọng tâm.
Tham khảo một số nhan đề như: Khoảng lặng, Tự tình, Nói với “tôi’’...
Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh có thể đưa ra Ý nghĩa của đoạn thơ theo! quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. Gợi ý:    
+ Đưa ra được ý kiến của mình
+ Có sự lí giải hợp lí, thuyết phục cho ý kiến bail thân nêu ra.
+ Dùng ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, có cảm xúc...
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):

1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
2.      Xác định đúng vẩn đề cần nghị luận (0,25 điểm):
Giá trị của khoảng lặng trong nghệ thuật và cuộc sống
3.      Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm):         !
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được suy nghĩ về i giá trị của khoảng lặng trong nghệ thuật và cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
-       Xác định được thế nào là khoảng lặng trong nghệ thuật và trong cuộc sống.
+ Trong nghệ thuật: Là phút dừng lại của bản đàn, nốt trầm hay sự ngưng lại trong bài thơ, khoảng trống - khoảng tối trong bức tranh...
+ Trong cuộc sống: là giây phút con người bứt mình khỏi dòng chảy của công việc, của cuộc đời để được sống là chính mình, chiêm nghiệm, suy ngẫm.
-       Bàn luận về vai trò của khoảng lặng trong nghệ! thuật và trong cuộc sống
+ Trong nghệ thuật: nốt lặng làm tôn lên giá trị của âm thanh, khoảng trống là nơi dồn nén chứa nhiều ám ảnh, màu trầm là màu của suy nghĩ, gợi nhiều hơn tả...
+ Trong cuộc sống: khoảng lặng là lúc con người nhìn lại chính mình, nhìn lại chặng đường đã qua, ngẫm nghĩ cho cuộc đời phía trước, khoảng lặng cũng là nơi con người được sống với chính mình, sống đúng là mình, góp phần gìn giữ nhân cách của mỗi cá nhân.
-       Nêu cách sống của mỗi cá nhân sau khi thấy  được vai trò quan trọng của những khoảng lặng
+ Sống cần nhìn lại và tin rằng mỗi khoảng lặng không phải là một sự thất bại mà là một sự bắt đầu cho một thành công mới. 
+ Tuy nhiên cũng cần thấy được không phải hiểu được vai trò của khoảng lặng là khuyến khích cho một cuộc sống bằng lòng an phận, làm giảm ý chí phấn đấu của con người.
-       Dan chứng: có thể lấy những dẫn chứng trong nghệ thuật và trong đời sống
* Bình luận:
-       Khoảng lặng còn giúp tâm hồn con người yên tĩnh lại để cảm nhận được những vẻ đẹp bình dị, đời thường, thấy được những điều nhỏ bé, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa mà vô tình hay cố ý con người hiện đại đã lãng quên như một
chiếc lá rơi, một tiếng chim hót cũng có khi khiến mặt nước tâm hồn mỗi người xao động...
-     “Khoảng lặng” không chí giúp ta hiểu rõ hơn về bản thân, chỗ mạnh, chỗ yếu của mình mà còn góp phần làm cho cuộc sống của mỗi người trở nên ý nghĩa. Cuộc sống luôn cần có những “khoảng lặng”, nhưng điều đó không có nghĩa là khuyến khích con người ta bằng lòng, an phận với những gì mình có. Đó không phải là khoảng lặng mà chính là “khoảng trống”. Bởi khi đó ta sẽ trở thành kẻ hèn nhát trước cuộc đời, không dám đương đầu với những khó khăn, thử thách. Nếu cứ kéo dài như vậy thì “khoảng trống" ấy trong mỗi chúng ta sẽ ngày càng lớn lên. Đến một lúc nào đó, thì có nhiều “khoảng lặng” đi chăng nữa, cũng không thể lấp đầy.
4.     Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5.     Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Đảm bảo cẩu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
2.     Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Cảm nhận vẻ đẹp về cảnh vượt thác trong Người lái đò Sông Đà và cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù để thấy sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng.
3.     Triển khai vấn đề nghị luận:
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.
a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):
-    Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Trước cách mạng, ông được biết đến với tư cách là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng với quan niệm cái đẹp chỉ có trong quá khứ Vang bóng một thời và tài hoa nghệ sĩ chỉ có ở những con người xuất chúng của thời trước còn vương sót lại. Còn sau cách mạng, ông không đối lập quá khứ với hiện tại và cái đẹp có cả ở quá khứ, hiện tại, đặc biệt phẩm chất tài hoa có thể có ở cả nhân dân đại chúng. Dù ở giai đoạn sáng tác nào, vãn Nguyễn Tuân cũng đem đến cho người đọc sự cuốn hút đặc biệt bởi ngòi bút tài hoa uyên bác.
-    Trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân, truyện ngắn Chữ người tử tù (trong tập Vang bóng một thời- sáng tác trước cách mạng) và Người lái đò Sông Đà (trong tùy bút Sông Đà- sáng tác trong sau cách mạng) là hai thành công nổi bật, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giả ở hai giai đoạn sáng tác. Đặc biệt là cảnh cho chữ và cảnh vượt thác được xem là những trang văn miêu tả đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Qua hai cảnh tượng không những chúng ta cảm nhận được sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân mà cảm thấy được nét ổn định và nét mới trong phong cách nghệ thuật của tác giả trước và sau cách mạng.
b. Triển khai vấn đề nghị luận: Có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đáp ứng những nội dung sau:       
-     Khái quát vấn đề nghị luận:        
+ Về tác giả: Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài hoa, uyên bác bậc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Cuộc i đời sáng tác của ông là hành trình đi săn tìm cái đẹp. Cho nến, trong con mắt của [tác giả mọi đối tượng từ thiên nhiên đến con người đều tồn tại trên phương diện thẩm mĩ, lấy cái đẹp làm tiêu chuẩn.                                                + Về “Chữ người tử tù”: là truyện ngắn tiêu biểu của dòng văn xuôi lãng mạn, nó vượt qua giới hạn của hiện thực đương thời để đạt đến không gian của những liên tưởng nghệ thuật độc đáo. Nguyễn Tuân tìm về với một vẻ đẹp của truyền thống - nghệ thuật thư pháp. Những nét độc đáo của câu chuyện này là nó được thực hiện bong một không gian rất đặc biệt nơi nhà tù tăm tối với một kẻ tử tù chịu án chém nhưng lại diễn ra cảnh tượng xưa nay chưa từng có: cảnh Huấn Cao cho chữ trước giờ khắc Huấn Cao bị giải ra pháp trường. Trong khoảnh khắc đó, Nguyễn Tuân đã để cái đẹp lên ngôi và tỏa sáng. Đó cũng là ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm này: Cái đẹp có thể tồn tại và tỏa sáng ngay cả trong những không gian tăm tối, nơi cái ác hoành hành.
+ Về “Người lái đò Sông Đà”: Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm là lòng nhiệt tình ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi nhân dân của một nhà văn mà trái tim đang tràn đầy niềm hứng khởi khi mình không còn “thiếu quê hương”. Chính vì vậy, người đọc nhận ra tình yêu say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc Tổ quốc.
+ Trong thiên tùy bút này, Nguyễn Tuân viết! về con sông Đà hung bạo và trữ tỉnh, cùng hình ảnh một người lái đò trí dũng, tài hoa. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn mọi thứ trở nên thật đẹp, thật đáng quý, một “thứ vàng mười” núi rừng miền Tây.                                                      
* Phân tích, bình giả hai cảnh trong hai tác phẩm
-     Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù
+ “Cảnh tượng xưa nay chưa từng có” Chứng minh cho sự thăng hoa của tài năng nghệ thuật Huấn Cao, giúp nhân vật được tỏa sáng:
++ Cảnh cho chữ được Nguyễn Tuân gia công rất kĩ lưỡng bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập. Ở đó, có sự đối lập: ánh sáng - bóng tối, nhà tù - tự do; cao cả - tầm thường,.. .tất cả đều chứng minh cái đẹp đã thống trị trong cảnh huống này. Mọi hình ảnh, chi tiết đều được đẩy đến cao trào làm cho giá trị biểu đạt của nó đạt đến mức tối đa. Cảnh cho chữ đó độc đáo, lạ lẫm, giàu tính chất biểu tượng:
+++ Cho chữ là thú vui tao nhã của người xưa thường được diễn ra trong không gian mang tính nghệ thuật nhưng ở đây lại diễn ra trong nhà tù, tối tăm,
+++ Người ta thường cho chữ ở những khung cảnh thanh cao, tao nhã, sang trọng nhưng tình huống cho chữ trong tác phẩm lại diễn ra trong một buồng giam chật hẹp, tối tăm, ẩm thấp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Đồng thời cảnh cho chữ phải diễn ra vào ban ngày, trong thời khắc sáng sủa nhưng ở đây lại diễn ra trong không gian khuya khoắt, chỉ còn vẳng tiếng mõ vọng canh, dưới ánh sáng lờ mờ của bó đuốc mà khói tỏa ra làm cay xè cả mắt.
+++ Con người cũng là một điều hiếm thấy trong văn học và đời sống xã hội. Vì người cho chữ thường là bậc danh nhân tài tử trong tư thế thoải mái để sáng tạo cái đẹp nhưng Huấn Cao lại là một kẻ tử tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng và ngày mai phải vào kinh chịu án chém. Cả tình huống cho chữ cũng diễn ra rất đối lập và oái ăm. Bởi người đi xin chữ lại là viên coi ngục, sống bằng lừa lọc, đòn ròi và tàn nhẫn nhưng ông ta lại có sờ nguyện rất cao quý là đam mê cái đẹp.
++ Một cảnh tượng giàu ý nghĩa bởi mọi ranh giới và quyền lực của sự tối tăm bị xóa mờ, thay vào đó là cái đẹp lên ngôi. Nó không còn là hình ảnh của người tử tù, thầy thơ lại, quản ngục mà chỉ còn lại những người bạn tri âm tri kỉ được tận hiến trong không gian nghệ thuật.
—> Từ những chi tiết như trên khẳng định con đường săn tìm cái đẹp của Nguyễn Tuân rất lạ lẫm và riêng biệt, đôi khi ông phát hiện ra cái đẹp ở cả không gian tăm tối vì thế mà giá trị của nó càng trở nên lớn lao và cao cả.
+ Giá trị của cảnh cho chữ:
++ Cảnh cho chữ của Nguyễn Tuân khẳng định được giá trị bất tận của cái đẹp. Nó không những soi sáng cho con người trong thiên lương mà còn cả hóa và thanh lọc tâm hồn con người hướng con người đến đời sống văn minh, trong sạch hơn. Rõ ràng, cảnh cho chữ diễn ra trong nhà tù, nhưng mọi rào cản của tù tội đã biến mất. Lúc này không còn kẻ tử tù, coi ngục và thầy thơ lại mà chỉ còn lai những người bạn tri âm tri kỉ, cùng đam mê cái đẹp “trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu chỉ còn ba người ngồi đấy, chăm chú trên một tấm lụa còn nguyên vẹn lần hồ”. Lúc này, điều họ quan tâm không còn là xiềng xích, tù giam mà là những nét chữ bay bổng trên miếng lụa trang.
++ Từ vị thế quản ngục và kẻ tử tù, chúng ta hiểu hơn về giá trị nhân văn của tình huống này.vốn dĩ họ mâu thuẫn, đối lập với nhau, là những thái cực đối lập không thể dung hòa trong xã hội nhưng ở đây họ đã trở thành những người bạn tâm giao. Huấn Cao chỉ là người sáng tạo ra cái đẹp, quản ngục là người biết giữ gìn và trân trọng cái đẹp. Như vậy, đích thị nghệ thuật đã hóa giải mọi mâu thuẫn để cho con người đến gần nhau hơn.
-H- Khi kết thúc cảnh cho chữ Huấn Cao đã khuyên quản ngục chuyển chỗ ở để giữ thiên lương cho lành vững và thầy quản đã bái lĩnh trong niềm xúc động ngẹn ngào “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. Điều đó chứng minh cho giá trị của nghệ thuật: cảm hóa và hướng thiện cho con người. Vì thế, chúng ta tin tưởng rằng, thầy quản ngục sẽ rời khỏi chốn ngục tù và trở về cuộc sống trong sáng hơn để giữ niềm đam mê với cái đẹp.
++ Bằng đam mê và khát vọng săn tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã khẳng định được vị thế của nó đối với con người và xã hội. Tuy nó không có sức mạnh, không có quyền lực nhưng nó lại mang tính thống trị, có thể hóa giải mọi khổ đau, tăm tối trong cuộc đời này.

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận phẩm chất và tấm lòng nhân vật quản ngục
- Cảnh vượt thác trong “Người lái đò Sông Đà”
+ Nếu cảnh cho chữ là cảnh xưa nay chưa từng có đã làm sống dậy ánh hào quang của một thời nghệ thuật thư pháp thì cảnh vượt thác trong “Người lái đò Sông Đà” lại là bức tranh phi thường về sức mạnh và ý chí của con người trong cuộc đấu tranh với lực lượng tự nhiên để sinh tồn. (tái hiện cảnh)
+ Ông lái đò trong tác phẩm là một người lao động, là hình ảnh sống động về con người Tây Bắc trong công cuộc lao động, xây dựng cuộc sống mới đồng thời cũng là một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác leo ghềnh. Tác giả đã miêu tả ông lái đò trong tư thế tương phản với lực lượng tự nhiên hùng hậu: sông Đà - mang diện mạo và tâm địa của thứ kẻ thù số một đối với con người (diện mạo đó được thể hiện qua địa thế hiểm trở: bờ đá, ghềnh, xoáy nước, đang lồng lộn giữa rừng tre nứa đỏ lửa.. .Đáng sợ hơn là tâm địa của nó qua cách bày binh bố trận nham hiểm với vô số boong ke chìm, pháo đài đá nội và ba lớp trùng vi thạch trận như muốn thách thức, tiêu diệt con người). 
+ Đọc “Người lái đò Sông Đà” đến cảnh vượt thác ta không thể nào quên hình ảnh ông già Xantiago giữa đại dương bao la, một mình đánh bại con cá kiếm khổng lồ, vừa phải đương đầu với đàn cá mập hung dữ. Con người hiện lên trên nền thiên nhiên ấy thật đẹp, thật kì vĩ biết bao. Sự tượng đồng trong ý đồ xây dựng hoàn cảnh thử thách con người của hai nhà văn nhằm ca ngợi sức mạnh và ý chí của con người “con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”. Và để chinh phục một đối thủ cao tay như thế, đòi hỏi ở người lái đò một sự từng trải, dày dặn kinh nghiệm, một bản lĩnh gan dạ can trượng, một sự thông minh khôn khéo và đặc biệt là tài năng siêu việt. Sự am hiểu kỹ càng về đối tượng chính là một yếu tố quan trọng giúp cho ông có được tư thế chủ động trong cuộc chiến với sông Đà. Cảnh vượt thác chính là tâm điểm đáng chú ý nhất, một trận thủy chiến vô cùng ác liệt, gay go, đầy kịch tính, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của ông lái đò: người lao động - người nghệ sĩ trí, dũng, tài hoa. Ị
++ Không khí trận mạc ngay từ câu văn mở ,đầu cảnh vượt thác :
“Thạch trận đàn bày vừa xong thì cái thuyền yụt tới. Phối hợp với đá, thác nước reo hò làm thanh viện cho đá”. Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. “ mặt nước hò ỉa vang dậy, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo, ị sóng nước như thủy quân liều mạng xông vào mà "đá trái " mả “thúc gối vào bụng và hông thuyền,,. Có lúc chúng đội cả thuyền lên”... .Sóng thác đã đảnh miếng đòn hiểm độc nhất bóp chặt lấy hạ bộ” khiến cho ông đò đau điếng mặt méo| bệch đi. Nguy hiểm là vậy nhưng “ổng lải đò vẫn cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái ”, bình tĩnh “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”, vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn gọn, tỉnh táo, của người cầm lái, con thuyền thoát khỏi nguy hiểm. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất.
+ Thế nhưng trận chiến chưa dừng ở đó mà mỗi lúc càng quyết liệt hơn. Không một chút nghỉ tay nghỉ mất, phải phá luôn vòng vây thứ hai và phải thay đổi chiến thuật. Nhờ kinh nghiệm già dặn, ông đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá, nắm vững quy luật phục kích của lũ đã nơi ải nước nguy hiểm này: “Trùng vi thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử hơn đánh lừa con thuyền, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn: “Dòng thác hùi beo đang hồng hộc chảy mạnh trên sông đà”, Ông lái đò bắt đầu cuộc tấn công bằng cách “nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi ” ông cho con thuyền “phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo về phía cửa đả ẩy”. Bọn tướng đá,đứa thì “ông tránh mà rảo bơi chèo lên”, đứa thì bị “ông đè sẩn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cuối cùng ông thắng còn bọn đá tướng thất bại thảm hại “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng".
+Trùng vi thứ ba, bên phải bên trái đều là “luồng chết cả”. Đã vậy, còn bố trí “luồng sống ngay giữa bọn đá hậu vệ”. Ông lái đò mưu trí “phóng thẳng con thuyền, chọc thủng cửa giữa đó” rồi đưa thuyền “vút qua cổng đả cánh mở cánh khép”. “Chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lải lượn được. Thế là hết thật ”. Tài nghệ lái đò vượt thác như ông cũng được xếp vào bậc siêu phàm xưa nay chưa từng có. Đọc đến đây người đọc có cảm giác vỡ òa, thở phào nhẹ nhõm. Ị
+ Đoạn văn huy động sức mạnh của quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, các phép nhân hóa, so sánh, tương phản; vận dụng linh hoạt, ngôn ngữ phong phú, giàu tính tạo hình, vận dụng kiến thức nhiều ngành nghệ thuật, đặc biệt là quân sự, võ thuật, qua đó tác giả tạo nên một cảnh chiến trận giàu kịch tính, tạo cảm giác sống động, mãnh liệt. Sông Đà hùng hậu, hung bạo, lắm mưu nhiều kế, ông đò trí dũng giữa muôn trùng sóng nước nhưng có trí lực, tài nghệ phi thường. Hàng loạt những động từ mạnh thể hiện sự cuồng nộ của sông Đà: “ rống lên, nhổm dậy, vo lấy, đánh khúy, quật, túm lấy, thúc gối, đá trái, đội, lật ngửa, bóp chặt... Đối chọi với chúng, ông đò trong thể cưỡi hổ tung hoành: “nắm chặt, kẹp chặt, ghì cương, phóng nhanh, lái miết, đè sấn, chặt đôi, phóng thẳng, xuyên nhanh, chọc thủng..Mật độ động từ dày đặc diễn tả nhiều hành động liên tiếp dồn dập, mạnh mẽ khiển người đọc như nghẹt thở để rồi thở phào nhẹ nhõm khi cảnh vượt thác kết thúc. Cảnh vượt thác có thể xem là đoạn hay nhất trong bản anh hùng ca ngợi ca trí dũng tuyệt vời của con người lao động.

Có thể bạn quan tâm: Người lái đò sông Đà: Thứ vàng mười đã qua thử lửa
* Đối chiếu hai cảnh trên để thấy nét ổn định và đổi mới trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng:
-     Nét ổn định:
Phong cách tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân qua hai cảnh trên:
+ Khám phá sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mỹ, con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Cả hai hình tượng nhân vật: Huấn Cao và ông đò đều là những con người tài hoa nghệ sĩ. Cho dù họ thuộc những giai đoạn, tầng lớp khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng đều là đối tượng của cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân (Huấn Cao trong cảnh cho chữ hiện lên với vẻ đẹp của tài thư pháp, của thiên lương, khí phách; ông đò trong vượt thác lại được thể hiện qua tài nghệ tay lái ra hoa).
+ Sự uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện qua việc vận dụng vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực : văn hóa, lịch sử, địa lý, điện ảnh, hội họa, quân sự, võ thuật... đem đến cho người đọc những trải nghiệm và kiến thức bổ ích một cách thú vị.
+ Nguyễn Tuân đặc biệt có cảm hứng đối với những cảnh tượng tạo cảm giác mãnh liệt. Ông là nhà văn của những tình cảm lớn, những cảm giác mạnh, trong hai cảnh đã phân tích đều truyền đến cho người đọc những rung cảm mãnh liệt. Thủ pháp tương phản thường được vận dụng để tô đậm những cảnh tượng, khoảnh khắc gây ấn tượng dữ dội. Trong cảnh cho chữ, Huấn đã cho chữ trong hoàn cảnh ngục tù tăm tối, trong cảnh vượt thác ông đò tài hoa chinh phục sông Đà hung bạo.
+ Vốn ngôn ngữ phong phú, chuẩn xác, giàu giá trị tạo hình, gợi cảm, câu vãn được gọt dũa cẩn trọng. Ngôn từ ưong văn Nguyễn Tuân biến hóa khôn lường. Ông được mệnh danh là thầy phù thủy của ngôn ngữ. Ở cả hai cảnh trong hai tác phẩm đã khẳng định tài nghệ đó của ông.
-     Nét đổi mới:
+ Trong cảnh cho chữ ông tìm cái đẹp vang bóng một thời đã lùi vào quá khứ, ở các bậc siêu phàm, trong cảnh vượt thác ông đã phát hiện và ngợi ca cái đẹp ưong đời sống thực tại của đất nước, nhân dân lao động. Trước đây, Nguyễn Tuân đem cái tài hoa uyên bác để chống đối, phủ nhận thực tại đen tối, giờ đây, ông dùng nó để kiếm tìm và khẳng định những vẻ đẹp trong xã hội mới, đi tìm “chất vàng mười” trong tâm hồn con người.
+ Trước đây ông tuyệt đối hóa cái phi thường, nay ông phát hiện sự thống nhất giữa cái phi thường và bình thường.
+ Ngôn ngữ thời trước cách mạng cổ kính, đậi các, giọng văn ngang tàng, kiêu bạc; sau cách mạng ngôn ngữ gắn với đời thường.
Nhận xét: Sự thay đổi đó làm văn phong Nguyễn Tuân vẫn tài hoa uyên bác mà không ngông ngạo, tài hoa uyên bác mà đôn hậu tin yêu.
c.     Bàn luận (0,5 điểm)
-     Sự chuyển biến tích cực trong quan điểm nhìn nhận con người và cuộc sống
của Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng.        
+ Trước cách mạng do chán ghét chế độ thực dân lắm nhiễu nhương, ông chán ghét luôn cuộc đời thực, ông quay về với quá khứ để tìm về với cái đẹp của một thời vang bóng - tài nghệ của Huấn Cao là những “bông hoa cuối mùa còn vương xót lại của một thời kỳ huy hoàng - một quá khứ vàng son trong lịch sử dân tộc.
+ Sau cách mạng: Hiện thực cuộc sống thay đổi đem đến cho nhà văn cái nhìn mới, nguồn cảm hứng mới, đặc biệt là dưới đường lối lãnh đạo của Đảng, xác định nhiệm vụ của người cầm bút trong giai đoạn mới. Cuộc sống mới con người mới xã hội chủ nghĩa đã khiến Nguyễn Tuân có cái nhìn tin yêu cuộc đời, tìm thấy cái đẹp trong chính cuộc đời thực. Người lái đò sông đà là một anh hùng sông nước, một chiến binh quả cảm giữa cuộc sống bình dị, đời thường là chất “vàng mười” đã qua thử lửa của con người vùng đất Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đã chắt lọc và nâng niu trcn trang viết cuộc đời.
-     Hai cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” trong cảnh cho chữ của Huấn Cao và cảnh vượt thác của ông lái đò đã cho thấy sự tài hoa, uyên bác trong ngòi bút của Nguyễn Tuân. Nó xứng đáng là những hình tượng nghệ thuật độc đáo trong nền văn học nước ta. Và chính những sự thay đổi trong phong cách nghệ thuật trước và sau cách mạng đã làm nên một “thể phách Nguyễn Tuân” toàn vẹn và uyên bác như ngày hôm nay. Và Nguyễn Tuân xứng đáng là một hiện tượng văn học độc đáo bậc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
4.     Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm);
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5.     Sáng tạo (0,5 điểm):                      
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Xem thêm >>> Đề thi thử THPT Quốc gia 2017: Rừng xa nu

Hãy để lại ý kiến thắc mắc của bạn ở phía bên dưới comment nhé! Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe