Dạng câu hỏi đọc hiểu thường gặp chính xác nhất
A. DẠNG CÂU HỎI NHÂN BIẾT
1) Câu hỏi xác định phong cách ngôn ngữ:
Cần nắm chắc đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ (PCNN):
+ PCNN sinh hoạt thường sử dụng nhiều từ ngữ có tính chất khẩu ngữ, câu tỉnh lược;
+ PCNN nghệ thuật thường sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm, đa nghĩa;
+ PCNN chính luận thường sử dụng từ ngữ liên quan tới đời sống chính trị, xã hội;
+ PCNN báo chí thường sử dụng từ ngữ có tính đưa tin, tính thời sự, có nguồn chỉ dẫn;
+ PCNN khoa học thường sử dụng các thuật ngữ khoa học;
+ PCNN hành chính thường sử dụng từ ngữ và các kiều câu có sẵn theo quy định.
2) Câu hỏi xác định phương thức biểu đạt
Cần nắm chắc các dấu hiệu nhận biết:
+ Tự sự thường có các yếu tố kể, trần thuật, có sự kiện, nhân vật, trình bày theo trình tự thời gian, không gian nào đó;
+ Biểu cảm thường có những lớp từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm là chủ yếu (từ biểu cảm, từ cảm thán...);
+ Miêu tả thường có những từ ngữ mô tả đối tượng, làm đối tượng hiện ra với những đặc điểm cụ thể;
+ Thuyết minh thường giới thiệu, cung cấp thông tin khách quan về đối tượng được nói tới;
+ Nghị luận có yếu tố lập luận, thể hiện ý kiến, quan điểm của người viết về vấn đề nào đó.
* Lưu ý: Một văn bản có thể có nhiều phương thức biểu đạt nhưng nó chỉ có thể được viết theo một phong cách ngôn ngữ.
3) Một số văn bản đặc trưng:
+ Truyện, kịch: Phương thức biểu đạt chính là tự sự
+ Tùy bút: Phương thức chính: thuyết minh, tự sự, biểu cảm, miêu tả
+ Thơ: Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
+ Văn bản nghị luận: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận/Lập luận (Chương trình Ngữ văn THCS gọi là lập luận)
4) Câu hỏi xác định các thao tác lập luận
Cần nắm chắc các đặc điểm nhận biết:
+ Thao tác giải thích: thường có yếu tố giảng giải, cắt nghĩa: A là.. .B là...
+ Thao tác phân tích: thường chia tách những vấn đề lớn thành những vấn đề nhỏ: A... .A1....A2
+ Thao tác chứng minh: Làm rõ, làm sáng tỏ qua các dẫn chứng..
+ Thao tác bình luận: hướng có yếu tố bàn bạc, bày tỏ ý kiến, quan điểm (đồng ý, không đồng ý, quan điểm riêng về vấn đề nghị luận...)
+ Thao tác so sánh: thường có yếu tố dùng để so sánh, đối chiếu: A là B, như B, giống B....;
+ Thao tác bác bỏ: thường có yếu tố dùng để phản bác, phủ định, bác bỏ lại một vấn đề nào đó.
B. DẠNG CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Đây là dạng câu hỏi thứ hai trong phần Đọc hiểu. Dạng câu hỏi này thường xuất hiện với yêu cầu: Xác định chủ đề; xác định nội dung chính của văn bản; chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản; chỉ ra những tác phẩm khác có nội dung gần gũi với văn bản; chi ra hoàn cảnh lịch sử được đề cập trong văn bàn....
Với dạng câu hỏi này học sinh cần lưu ý các kỹ năng giải quyết như sau:
- Câu hỏi xác định chủ đề cần:
4- Xác định những từ ngữ có tính chất then chốt (là những từ ngữ chứa đựng nội dung cốt lõi của văn bản; nó có thể xuất hiện ở nhan đề hoặc được lặp đi lặp lại; thường là thành phần chính của câu...).
+ Xác định câu chủ đề của văn bản. (Vì câu chủ đề thường chứa đựng nội dung, câu chủ đề có thể đứng đầu, đứng cuối hoặc ở vị trí khác tùy theo cách thức triển khai văn bản.,);
+ Nếu không xác định được từ ngữ then chốt hoặc câu chủ đề thì có thể dựa vào những từ ngữ cùng trường nghĩa. Trường nghĩa nào có nhiều từ ngữ thì những nét chung về nghĩa của nó là một gợi ý để xác định nội dung.
- Câu hỏi thuộc phần hoàn cảnh lịch sử thì ngoài việc đọc kỹ vãn bản, xác định nội dung đề cập còn chú ý thêm cả nguồn dẫn về thời gian sáng tác...
- Câu hỏi xác định chủ đề phải căn cứ vào các từ ngữ lặp đi, lặp lại nhiều lần; mối liên hệ, gắn kết giữa các ý, các vế, các câu (cùng nói về vấn đề gì, nhấn mạnh điều gì ?)
- Câu hỏi chỉ ra biện pháp tu từ thì phải xác định được tên gọi của BPTT?, BPTT đó thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, cách nói nào? (chỉ rõ biểu hiện, minh chứng).
* Lưu ý: Trình bày ngắn gọn, rõ ràng (có thể gạch đầu dòng), dùng những từ, cụm từ chuẩn xác và sắc để diễn tả.
C. DẠNG CÂU HỎI VẬN DỤNG
Đây là dạng câu hỏi trọng tâm nhất của phần Đọc hiểu (được nhiều điểm và góp phần phân loại lực học của học sinh). Dạng câu hỏi này thường xuất hiện với những yêu cầu: Giải thích ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề; nêu tư tưởng, chủ đề, cảm xúc chủ đạo của đoạn trích; phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng; giải thích, nêu ý nghĩa của từ, cụm từ, câu, hoặc một đoạn nhỏ hơn trong văn bản; nhận xét tình cảm, thái độ của tác giả đối với vấn đề được đề cập; đề xuất giải pháp; nêu ngắn gọn bài học kinh nghiệm được rút ra...
Với dạng câu hỏi này học sinh cần lưu ý các kỹ năng giải quyết như sau:
- Câu hỏi lí giải ý nghĩa nhan đề của văn bản cần:
+ Giải thích được nghĩa tường minh của nhan đề: Đặt ra và trả lời câu hỏi: A là gì?
+ Xác định nghĩa hàm ẩn (nghĩa biểu tượng) của nhan đề. Muốn vậy, phải đặt nhan đề trong mối liên hệ với nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản,
- Câu hỏi đặt tiêu đề cho văn bản, cần:
+ Dựa vào nội dung để khái quát lên thành tiêu đề
+ Lựa chọn những từ ngữ đích đáng nhất, ngắn gọn, chính xác và hấp dẫn nhất để đặt tiêu đề
- Câu hỏi giải thích nội dung, ỷ nghĩa của từ, cụm từ, câu, hoặc một đoạn nhỏ hơn trong văn bản, cần:
+ Giải thích nghĩa tường minh, nghĩa cụ thể
+ Đặt từ, cụm từ, câu đó vào trong ngữ cảnh cụ thể là văn bản, trong mối liên hệ với những từ, những câu khác để giải thích nghĩa của chúng.
- Câu hỏi xác định thải độ tình cảm tác giả cần:
+ Thái độ tình cảm của tác giả có thể bộc lộ một cách trực tiếp ngay trong văn bản qua hệ thống những từ ngữ cảm thán, biểu cảm hoặc những từ ngữ có liên quan đến thái độ tình cảm như: yêu, ghét, buồn, vui, nhớ...
+ Thái độ, tình cảm của tác giả không thể hiện trực tiếp mà thể hiện gián tiếp thông qua giọng điệu, cách sử dụng từ ngữ, cách xưng gọi với đối tượng được nói tới.
- Câu hỏi trình bày cảm nhận và phân tích về một chi tiết, hình ảnh, một từ ngữ, hoặc một câu trong đoạn văn bản cần:
+ Xác định được nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật mà bản thân cảm nhận được qua chi tiết, hình ảnh đó.
+ Phân tích, lí giải được nó đặc sắc ở chỗ nào?(Phân tích các yếu tố từ nghệ thuật đến nội dung, liên hệ với đời sống, bản thân...)
+ Thể hiện được cảm xúc chân thực của mình qua cách diễn đạt... (Tránh lối viết sáo rỗng, hô khẩu hiệu)
* Lưu ý: Trong dạng câu hỏi vận dụng có hai phần: Câu hỏi vận dụng thấp và câu hỏi vận dụng cao. Trong đó dạng câu hỏi vận dụng cao góp phần phân loại bài làm học sinh và sẽ là hệ câu hỏi được sử dụng nhiều trong đề thi THPT Quốc Gia từ năm 2018 trở đi (với yêu cầu của Bộ GD-ĐT là tăng dần độ khó trong các đề thi). Chính vì vậy để công phá và chinh phục số điểm cao nhất, học sinh cần chú ý dành nhiều thời gian và tập trung tư duy giải quyết dạng câu hỏi này,
+ Về kiến thức: cần huy động tổng lực từ kiến thức trong sách vở và kiến thức trong đời sống thực tế, kiến thức phần tiếng việt và kiến thức phần làm văn để phối kết hợp trong cách cắt nghĩa, lý giải.
+ Về kỹ năng; Trước hét đọc kỹ yêu cầu câu hỏi, xác định nội dung trọng tâm cần triển khai, sử dụng câu từ sắc trả lời ngắn gọn đúng và trúng
Xem thêm >>> Biện pháp tu từ chính xác nhất
Trên đây là một số dạng câu hỏi đọc hiểu mà Cunghocvui muốn gửi đến bạn, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3