Đăng ký

Đề tự luận 14: Hoàng Phủ Ngọc Tường dạt dào cảm xúc và tràn đầy chất thơ

A. ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày những nét chính trong sự nghiệp văn học của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh.
Câu 2 (3,0 điểm): “Khi một tác phẩm nâng tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cẩn tìm một nguyên tác nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” (La Bruy-e). Anh (chị) hiểu câu nói đó như thế nào?
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc cáu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Bình giảng bốn câu thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy! Có thấy hồn lau nẻo bến bờ? Có nhớ dáng người trên độc mộc/Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Bài bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường dạt dào cảm xúc và tràn đầy chất thơ. Dựa vào đoạn trích trong SGK hãy làm rõ những vấn đề ấy.

B. GỢI Ý
Câu 1:
1)    Xuân Quỳnh, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6/10/1942 tại làng La Khê, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây và mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông. Bà sớm tham gia hoạt động văn nghệ, ngay từ 1955 bà được tuyển vào làm diễn viên múa của Đoàn Ca múa Nhân dân trung ương. Từ 1963, bà là biên tập viên báo Văn nghệ và sau 1980, chuyển sang làm biên tập tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
2)    Bà làm thơ khi còn là diễn viên ca múa. Các sáng tác trong thời kì này được tập hợp dưới tiêu đề Chồi biếc, phản ánh khát vọng hồn nhiên tươi trẻ đánh dấu một cách nhìn mới trẽn vãn đàn, in chung với cẩm Lai thành tập thơ mang tên Tơ tằm, Chồi biếc. Bà tham gia các chuyên đi phục vụ tuyến lửa Vĩnh Linh, Quảng Bình và đường Trường Sơn mà kết quả của chuyến đi gian khổ này là các tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974) với cảm xúc chân thành về sức mạnh của chiến tranh nhân dân và vẻ đẹp của những con người trong tuyến lửa. Cuộc đời qua những nét thân quen gần gũi mọi người, với những suy ngẫm về đất nước sau chiến tranh tạo ra các tập thơ Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989).
3)    Xuân Quỳnh nổi lên như một gương mặt thơ nữ tiêu biểu của  thế hệ nhà thơ chống Mĩ cứu nước với một chất thơ trữ tình mới mẻ tươi mát. Thơ của bà là tiếng nói hồn nhiên trung thực, giàu lòng nhân ái với những khát khao về một hạnh phúc đời thường, đồng thời cũng là tiếng lòng của những người phụ nữ luôn có khát vọng gia đình bình yên. Phong cách Xuân Quỳnh thể hiện rõ nhất trong mảng đề tài viết về tình yêu mà ở đó phẩm chất thủy chung luôn là yêu cầu đầu tiên, là sự chung vai gánh vác những vất vả lo toan của cuộc sống đời thường, là niềm vui được chia sẻ song cũng là tình yêu mãnh liệt, sôi nổi, dạt dào tình cảm yêu thương. Qua đó, cái tôi trữ tình hiện ra đằm thắm, đầy đam mê khát vọng.
4)    Bà còn sáng tác một -số truyện cho thiếu nhi được in thành tập Mùa xuân trên cánh đồng (1981), và các tập thơ cho thiếu nhi như Chờ trăng, Bầu trời trong quả trứng (1982) thể hiện tình yêu tha thiết rất đỗi chân thành của người mẹ đối với trẻ em. Xuân Quỳnh là một hồn thơ đầy nhiệt huyết, với khao khát tình cảm mãnh liệt chân thành với giọng thơ nhuần nhị, tươi tắn, Bà được truy tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
5)    Sóng là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh, được sáng tác năm 1967, khi bà đì thực tế về vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) và đã được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ cho thấy một tâm hồn khát khao  
kiếm tìm hạnh phúc ẩn chứa trong một tiếng lòng trắc ẩn, suy tư sống rất chân thành tha thiết.

Có thể bạn quan tâm: Tâm hồn người con gái đang yêu trong "Sóng" - Xuân Quỳnh
Câu 2:
La Bruy-e là nhà văn Pháp, sống và sáng tác trong thế kỉ XVII, thế kỉ của chủ nghĩa cổ điển. Nhận xét của ông: “Khi một tác phẩm nâng tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, khống cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đỏ là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra'\ hàm chứa trong đó giá trị của một cuốn sách, mở rộng ra cả sách văn học lẫn sách truyền bá khoa học...
ơ đây cần bàn tới hai điều:
1)    Thế nào là một cuốn sách hay?’. Một cuốn sách hay phải mang lại cho người đọc một sự thoả mãn, đó là nâng đỡ tinh thần người đọc và gợi ra cho người đọc những tình cảm cao quý và can đảm, Một cuốn sách hay phải hàm chứa trong nó những giá trỊ nhân bản, ca ngợi con người. Các giá trị nhân bản này có thể là tái hiện lại một tấn bi kịch, có thể là kể lại câu chuyện về một số phận, một cuộc đời mà kết thúc có thể là bi kịch nhưng mang lại cho người đọc bài học về đạo lí, về cách ứng xử. Ca ngợi con người không phải là tô hồng con người mà miêu tả chính xác hoàn cảnh mà số phận người ấy bị đặt vào, cách thức mà người đó vượt lên trên hoàn cảnh để tồn tại, để trở thành chủ nhân của thế giới, để trở thành con người viết hoa. Một nhân vật như vậy phải mang trong nó phẩm chất nhân văn, phải có tình nhân loại nhưng không thể không có đặc trưng dân tộc. Những phẩm chất của nhân vật ấy là tính chung của nhàn loại, chang hạn khát vọng sống, khát vọng chinh phục và khám phá cái mới, khám phá tự nhiên... được tái hiện dưới màu sắc dân tộc qua cách biểu thị các tình cảm yêu thương hờn giận, qua việc ứng xử với những người khác trong cộng đồng hay đối với thiên nhiên, đòi với loài vật... vẻ đẹp của nhân vật không chỉ dừng ở mức độ hình thức, bề ngoài mà là các phẩm chất, các đức tính của con người, là bản lĩnh của con người trong cuộc sống.
Đối với loại sách khoa học, các tri thức trong đó phải đúng và mang tính khoa học và được trình bày dưới hình thức khoa học, cho dù đó là loại sách phổ cập tri thức hay là sách chuyên môn, chuyên sâu. Các kiến thức trong loại sách này thường phải, hoặc là sự tổng kết tri thức hoặc là cung cấp những tri thức mới, mà cách trình bày, cách thể hiện của tác giả ở hình thức tư duy lô-gíc, giúp người đọc xác lập cách thức tư duy đúng đắn. Nói cách khác, sách văn học phải mở rộng tâm hồn, làm phong phú cho con người; loại sách khoa học phải góp phần rèn luyện và định hướng tư duy cho con người.
2)    Sách hay phải do một nghệ sĩ viết ra: ở đây, tác giả dùng từ “nghệ sĩ" mà qua đó có thể hiểu là một nhà văn chân chính. Một nhà văn chân chính, một nghệ sĩ tài hoa khi đưa ra tác phẩm của mình cho công chúng thì phải có trách nhiệm về tác phẩm ấy. Một tác phẩm được viết ra không phải vì mục đích cá nhân, không để trả thù đời hay để chửi cho sướng miệng mà tác phẩm đó phải bênh vực cho chân lí, bênh vực và báo vệ cái thiện mà chân lí chưa chắc đã thuộc về số đông. Một tác phẩm viết ra phải đạt trình độ nghệ thuật cao, tương ứng là phải có chất nghệ sĩ, phải là sự sáng tạo tài hoa, sáng tạo ra những hình thức biểu đạt mới, những hình thức khám phá mới về vẻ đẹp của con người hay của đất trời. Khi trình bày và diễn giải vấn đề này người viết có thể minh hoạ bằng các tác phẩm đã học (chủ yếu lây tư liệu, dẫn chứng từ SGK), đã biết hoặc đã tham khảo, khi đó vấn đề đang bàn sẽ trở nên sinh động và thuyết phục hơn. Trong khi bàn, không cần phải tranh luận rườm rà mà chỉ cần chứng minh là đủ, bởi ý kiến trên của nhà văn La Bruy-e là xác đáng.
Câu 3a
a)    Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến. Giới thiệu vị trí bôn câu thơ cần bình giảng.
b)    Thân bài:
4- Nêu ý chính của bồn câu thơ. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, duyên dáng của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Cái đẹp nổi bật lên trong cảnh hoang sơ của núi rừng Tây Bắc hùng vĩ.
+ Vẻ đẹp thơ mộng thể hiện qua các hình ảnh: chiều sương, những cây lau phất phơ bên bờ sông, nơi bến nước như những cánh tay vẫy chào tiễn đưa, hình ảnh chiếc thuyền độc mộc xuôi trên dòng nước với người lái thuyền được lưu lại bằng dáng vẻ bên ngoài, bằng hình ảnh những bông hoa đong đưa nửa muốn trôi đi nửa dùng dằng muốn lưu lại trên dòng nước lũ.
-I- Vẻ đẹp được tạo ra bằng những nét chấm phá, tác giả chỉ gợi chi không tả, nhưng lại tạo ra được ấn tượng rất sâu sắc, ấn tượng khó phai mờ trong tâm khám của những con người đã một thời gắn bó với vùng quê Tây Bắc, với những con người Tây Bắc. Bằng các nét chấm phá ấy, tác giả chỉ ra được cái hồn của cảnh vật thiên nhiên, do đó, thiên thiên trở thành đối tượng trữ tình giúp bộc Lộ tình cảm của tác giả - chủ thế trữ tình.
+ Cảnh vật thiên nhiên được gợi tả vừa có ấn tượng tạo hình vừa có tác dụng nhắc nhở về kỉ niệm một thời không quên trong tâm tư người chiến sĩ Tây Tiến, ơ đây vẫn có nét chung về bến và thuyền, về người đi kẻ ở như thường gặp trong ca dao dân ca, song các động từ “có thấy”, “có nhớ” như là cách khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa người đi và người ở lại, khẳng định tình quân dân thân thiết.
c)    Kết luận: Khẳng định sự quan sát tinh tế, cách thức thế hiện tài hoa của Quang Dũng.

Có thể bạn quan tâm: Tinh thần bi tráng: Tây Tiến và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Câu 3.b.
Đề bài có hai yêu cầu: làm rõ tình cảm dạt dào và chất thơ của dòng sông Hương. Cả hai vấn đề này gắn chặt với nhau, tình cảm dạt dào được bộc lộ qua chất thơ và chất thơ tạo ra sức mạnh cho cảm xúc trữ tình của tác giả.
a)    Mở bài: giới thiệu qua vài nét về tác giả và bài bút kí. Nhân mạnh hai vấn đề mà đề bài đưa ra.
b)    Thân bài: cần khai thác vấn đề “cảm xúc dạt dào” của tác giá qua các khía cạnh sau đây: phát hiện và ngợi ca. Sông Hương vôn là dòng sông gắn bó bao đời với những người dân sống hai bên bờ của nó, cũng là dòng sông mà các du khách mỗi lần ghé thăm Huế không thể không biết tới. Nhưng những phát hiện về dòng sông Hương từ các góc nhìn khác nhau bằng tình yêu của tác giả đã mang lại cho dòng sông quen thuộc ây vẻ đẹp ngỡ ngàng, vẻ đẹp ấy trở thành đối tượng ca ngợi, bình phẩm, mang lại cho người đọc những điều mới lạ.
Chất thơ của bài bút kí hiện ra qua cảm xúc trữ tình của tác giả. Chất trữ tình hòa quyện với phong cách chính luận và vốn hiểu biết sâu sắc đà tái dựng khuôn mặt nhiều vẻ của sông Hương. Nói đến chất thơ không thể không nói tới năng lực tưởng tượng của nhà văn. Năng lực này tạo ra sức mạnh liên tưởng, liên kết các chi tiết, các hình ảnh... với nhau để tạo nên cái khác thường của vẻ đẹp sông Hương, Các chi tiết, hình ảnh liên quan đến sông Hương được nhìn nhận qua lăng kính thi vị hoá, lí tưởng hoá qua các biện pháp nghệ thuật mà quan trọng nhất là biện pháp nhân hoá. Sông Hương được nhìn nhận như là người con gái đang yêu với những biểu hiện của người đang yêu, sông Hương được ví như “người mẹ phù sa" bồi đắp cho một vùng văn hoá... Chất thơ hiện ra qua loạt truyền thuyết về sông Hương mà quan trọng và hấp dẫn nhất là truyền thuyết về việc nhân dân hai bờ sông đã nấu nước trăm hoa đổ xuống dòng sông làm cho làn nước mãi mãi thơm tho. Chát thơ hiện ra qua tình yêu quê hương xứ sở, qua tình yêu tha thiết sông Hương.
c)    Kết luận: Đây là bài bút kí giàu chất thơ và thể hiện một cảm xúc dạt dào về quê hương đất nước, về dòng sông Hương mang lại một vẻ đẹp được khám phá mới của dòng sông này.

Xem thêm>>> Sông Hương: Dòng sông không lặp lại mình

Thường xuyên truy cập Cunghocvui.com để liên tục cập nhật những bài viết hay - chuẩn - chi tiết nhất nhé! 

shoppe