Ý kiến bàn về hình tượng nhân vật Tnú - Rừng xà nu
1) Đề bài
“Cuộc đời của Tnú cũng chính là trang sử của làng Xô Man. Từ trong đau thương, mất mát, họ vùng lên bằng sức mạnh của sự đoàn kết, của cộng đồng”. (Vẻ đẹp hào hùng của Rừng xà nu - Nguyễn Đức Khuông).
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” - Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, tập Hai) để làm sáng tỏ cho ý kiến trên.
Xem lại lý thuyết: Tại đây
2) Gợi ý
a) Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, trích ỹ kiến.
b) Thân bài
* Luận điểm 1: Khái quát chung.
Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác và nêu ngắn gọn nội dung tác phẩm “Rừng xà nu”.
*Luận điểm 2: Giải thích nhận định:
- Trang sử: chỉ lịch sử của một vùng đất, một cộng đồng, những biến cố, sự kiện lớn lao mà họ đã trải qua.
- Nhận định đã khẳng định mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa nhân vật Tnú và dân làng Xô Man, cuộc đời số phận của Tnú có ý nghĩa tiêu biểu, đại diện cho cuộc đời chung của người dân làng Xô Man. Đồng thời ý kiến cũng khẳng định con đường đi tới cách mạng của người dân làng Xô Man: từ đau thương mất mát đứng lên bằng nội lực đó là sự đoàn kết cộng đồng.
* Luận điểm 3: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú để làm sáng tỏ:
- Nhân vật Tnú được tác giả tập trung khắc họa tính cách lẫn số phận, mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và con đường giải phóng của nhân dân Tây Nguyên.
+ Số phận:
++ Nhỏ: mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ vào sự cưu mang đùm bọc của dân làng
++ Trưởng thành: số phận của Tnú giống như số phận của dân làng Xô Man: Có gia đình, vợ, con nhưng đều bị giặc sát hại dã man; Bản thân Tnú cũng mang thương tích trên thân thể- hậu quả của những đòn tra tấn của kẻ thù: tấm lưng lằn ngang dọc, bàn tay cụt mười ngón,..Người dân làng Xô Man: nhiều người bị giết; cả làng bị hành hạ, ưa tấn...
+ Phẩm chất: tiêu biểu cho phẩm chất của dân làng Xô Man.
++ Là một chú bé gan góc, táo bạo, trung thực, trung thành với Cách mạng (giặc khủng bố dã man vẫn cùng Mai hăng hái vào rừng nuôi cán bộ, quyết tâm học tập để làm cán bộ, gan dạ dũng cảm khi làm giao liên, bị giặc bắt, bị ưa tấn, quyết không khai, chỉ tay vào bụng Cộng sản ở đây...). Khi lớn lên, Tnú trở thành người lãnh đạo dân làng Xô man bình tĩnh vững vàng chống Mỹ Diệm.
++ Yêu thương vợ con, dân làng và quê hương (Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù hành hạ, biết là thất bại, anh vẫn xông ra cứu. Xa làng Tnú nhớ làng, nhớ âm thanh và nhịp điệu sinh hoạt của làng; khi về, anh nhớ tất cả mọi người...).
++ Biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để dũng cảm chiến đấu, trả thù cho quê hương và gia đình.
++ Có tinh thần kỷ luật cao: Ba năm đi bộ đội, dù nhớ làng nhưng được phép cấp trên mới dám về thăm làng. Khi được về thăm làng, dù rất lưu luyến song anh chấp hành đúng qui định, ở lại một đêm rồi ra đi...
* Luận điểm 4: Đánh giá:
- Tnú là nhân vật có tính chất sử thi: cuộc đời của anh phản chiếu trang sử đấu tranh hào hùng, vẻ vang của dân làng Xô Man. Phẩm chất của anh tiêu biểu cho con người Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung.
- Cảm hứng, giọng điệu chủ đạo là ca ngợi.
- Góp phần khắc hoạ chân dung con người Việt Nam anh hùng ưong kháng chiến chống Mĩ.
c. Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề.
Xem thêm >>> Nét tính cách tiêu biểu của Tnú
Trên đây là gợi làm bài về ý kiến bàn về hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành. Thấy hay hãy like và share <3