Đề thi online - Các bài toán chứng minh các tính c...
- Câu 1 : Cho tam giác \(ABC\) có các đường cao \(AD,\,\,BE,\,\,CF\) và trực tâm \(H.\) Gọi \(M,\,\,N\) lần lượt là trung điểm của \(BC,\,\,AH.\) Chứng minh rằng \(E,\,\,F,\,\,N,\,\,M\) cùng thuộc một đường tròn.
- Câu 2 : Cho đường tròn \(\left( O \right)\). Từ điểm \(M\) nằm ngoài đường tròn kẻ 2 tiếp tuyến \(MA,\,\,MB.\) Qua \(M\) kẻ cát tuyến \(MCD\) sao cho \(C\) nằm giữa \(M\) và \(D.\) Gọi \(E\) là giao điểm của \(AB\) và \(OM.\) Chứng minh rằng các điểm \(C,\,\,E,\,\,O,\,\,D\) cùng nằm trên một đường tròn.
- Câu 3 : Cho đường tròn và điểm \(A\) nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến \(AB,\,\,AC.\) Gọi \(I\) là giao điểm của \(OA\) và \(BC.\) Kẻ dây cùng \(DE\) đi qua \(I.\) Chứng minh rằng 4 điểm \(A,\,\,B,\,\,D,\,\,E\) đồng viên.
- Câu 4 : Cho tam \(ABC\) cân tại \(A\) có \(\angle BAC < {90^0}.\) Kẻ các đường cao \(BD,\,\,AM.\) Gọi \(N,\,\,I\) lần lượt là trung điểm của \(BM,\,\,BD.\) Gọi \(K\) là giao điểm của \(NI\) và \(AC.\) Chứng minh rằng\(ABNK\) là tứ giác nội tiếp.
- Câu 5 : Cho tam giác \(ABC\) có đường cao \(AD.\) Gọi \(H\) là trực tâm của tam giác \(ABC\). Gọi \(M,\,\,N,\,\,P,\,\,I\) lần lượt là trung điểm của \(BC,\,\,AB,\,\,AC,\,\,AH.\) Chứng minh rằng 5 điểm \(D,\,\,M,\,\,N,\,\,P,\,\,I\) cùng nằm trên một đường tròn.
- Câu 6 : Cho tam giác nhọn \(ABC\) có đường cao \(AH.\) Gọi \(M,\,\,N\) lần lượt là hình chiếu của \(H\) trên \(AB,\,\,AC.\) Kẻ \(NE \bot AH.\) Đường thẳng vuông góc với \(AC\) tại \(C\) cắt \(AH\) tại \(D.\) Chứng minh rằng \(BMED\) là tứ giác nội tiếp.
- Câu 7 : Cho tam giác \(ABC\) có \(I\) là tâm đường tròn nội tiếp và \(K\) là tâm đường tròn bàng tiếp góc \(A.\) Chứng minh rằng \(B,\,\,C,\,\,I,\,\,K\) cùng nằm trên một đường tròn.
- Câu 8 : Cho đường tròn \(\left( O \right)\) và điểm \(A\) nằm ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến \(AB\) và cát tuyến \(ACD\). Gọi \(E\) là trung điểm \(CD.\) Chứng minh rằng \(ABEO\) là tứ giác nội tiếp.
- Câu 9 : Qua điểm \(A\) nằm ngoài đường tròn \(\left( O \right)\) kẻ cát tuyến \(ABC.\) Tiếp tuyến của đường tròn tại \(B\) và \(C\) cắt nhau tại \(K.\) Qua \(K\) kẻ đường thẳng vuông góc với \(AO,\) cắt \(AO\) ở \(H\) và cắt đường tròn \(\left( O \right)\) ở \(E,F\) (\(E\) nằm giữa \(K\) và \(F\)). Gọi \(M\) là giao điểm của \(OK\) và \(BC.\) Chứng minh rằng \(EMOF\) là tứ giác nội tiếp.
- Câu 10 : Cho tam giác \(ABC\) có đường cao \(AH\). Kẻ ra phía ngoài tam giác \(ABC\) các tia \(Ax,\,\,Ay\) theo thứ tự tạo với \(AB,\,\,AC\) các góc nhọn bằng nhau. Gọi \(I\) là hình chiếu của \(B\) trên \(Ax,\,\,K\) là hình chiếu của \(C\) trên \(Ay,\,\,M\) là trung điểm của \(BC.\) Chứng minh rằng:a) \(MI = MK\).b) Bốn điểm \(I,\,\,H,\,\,M,\,\,K\) cùng thuộc một đường tròn.
Xem thêm
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Căn thức bậc hai và hằng đẳng thức căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4 Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 6 Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 Rút gọn biểu thức chứa căn bậc hai
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 9 Căn bậc ba
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1 Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 2 Đồ thị của hàm số y = ax^2 (a ≠ 0)
- - Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 Phương trình bậc hai một ẩn