Bài kiểm tra Lipit - Chất béo có lời giải chi tiết...
- Câu 1 : Trong cơ thể, trước khi bị oxi hóa lipit
A. bị hấp thụ.
B. không thay đổi.
C. bị thủy phân thành glixerin và axit béo.
D. bị phân hủy thành CO2 và H2O.
- Câu 2 : Trong cơ thể người chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây ?
A. NH3 và CO2.
B. NH3, CO2, H2O.
C. CO2, H2O.
D. NH3, H2O.
- Câu 3 : Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
B. Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng).
D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
- Câu 4 : Cho chất béo X có công thức cấu tạo như sau:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 5 : Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH, dung dịch KMnO4/H+. Trong điều kiện thích hợp, số trường hợp có phản ứng xảy ra là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
- Câu 6 : Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp gồm C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH và C15H31COOH; số loại chất béo (chứa đồng thời 3 gốc axit béo khác nhau) tối đa có thể tạo thành là
A. 10
B. 12
C. 24
D. 40
- Câu 7 : Nhận xét sai khi nói về chất béo là
A. Chất béo bị phân huỷ khi đun với dd axit hoặc kiềm.
B. Các chất đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
C. Cho H2 sục qua chất béo lỏng có xúc tác thì thu được chất béo rắn.
D. Ở điều kiện thường các chất béo đều ở thể lỏng.
- Câu 8 : Có tất cả bao nhiêu triglixerit khi thuỷ phân hoàn toàn tạo glixerol và 2 axit là axit oleic và axit stearic?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 6
- Câu 9 : Chất béo (hay còn gọi là lipit) được định nghĩa là:
A. Muối của các axit béo.
B. Hỗn hợp của các glixerol và các axit béo.
C. Hỗn hợp các axit béo.
D. este của glixerol và các axit béo.
- Câu 10 : Trong các phát biểu sau, phát biểu nào chính xác nhất:
A. Chất béo là este của glixerin với các axit béo.
B. Axit béo no có nhiệt độ sôi cao nhất trong các axit đồng phân có cùng CTPT.
C. Chất béo bao gồm các dạng sáp, steroid, photpholipit,…
D. ở nhiệt độ phòng, chất béo no (dầu) thường là chất lỏng, chất béo không no (mỡ) thường là chất rắn.
- Câu 11 : Khi đun nóng hỗn hợp gồm axit stearic, axit oleic và axit linoleic với glixerol thì thu được tối đa bao nhiêu trieste có khối lượng phân tử bằng 884u:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 12 : Có bao nhiêu trieste của glixerol chứa đồng thời 3 gốc axit C15H31COOH, C17H33COOH, C17H31COOH
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 13 : Xà phòng hoá hỗn hợp X gồm hai triglixerit (tỷ lệ mol 1 : 1) thu được glixerol và hỗn hợp hai muối của hai axit béo có tỷ lệ mol là 1 : 2. Hãy cho biết có bao nhiêu cặp triglixerit thoả mãn ?
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
- Câu 14 : Điều nào sau đây không đúng khi nói về chất béo?
A. Không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong benzen, hexan, clorofom,…
B. Tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit, phản ứng xà phòng hóa và phản ứng ở gốc hiđrocacbon.
C. Ở trạng thái lỏng hoặc rắn trong điều kiện thường.
D. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
- Câu 15 : Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol ?
A. Muối
B. Este đơn chức
C. Chất béo
D. Etyl axetat
- Câu 16 : Khi thủy phân chất béo X trong dung dịch NaOH thu được glixerol và hỗn hợp 2 muối C17H35COONa và C15H31COONa có khối lượng hơn kém nhau 1,817 lần. Phân tử X có chứa
A. 3 gốc C17H35COO-.
B. 2 gốc C17H35COO-.
C. 3 gốc C15H31COO-.
D. 2 gốc C15H31COO-.
- Câu 17 : Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím.
B. nước và dd NaOH.
C. dung dịch NaOH.
D. nước brom.
- Câu 18 : X là 1 loại triglixerit hỗn tạp có chứa các gốc axít của 2 axit béo Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít khí CO2 (đktc) với V = 22,4.(b + 6a). Hai axít béo Y, Z không thể là
A. axit panmitic ; axit stearic
B. axit oleic ; axit linoleic
C. axit stearic ; axit linoleic
D. axit panmitic; axit linoleic
- Câu 19 : Cho các phát biểu về chất béo:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 20 : Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Mỡ động vật chủ yếu cấu thành từ cáctriglixerit chứa các gốc axit béo, no, tồn tại ở trạng thái rắn.
B. Dầu thực vật chủ yếu chứa các triglixerit của gốc axit béo không no, tồn tại ở trạng thái lỏng.
C. Hiđro hóa dầu thực vật lỏng sẽ tạo thành các mỡ động vật rắn.
D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
- Câu 21 : Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một loại chất béo cần 1,2 gam NaOH. Từ 1 tấn chất béo trên đem nấu với NaOH thì lượng xà phòng nguyên chất có thể thu được là
A. 1028 kg.
B. 1038 kg.
C. 1048 kg.
D. 1058 kg.
- Câu 22 : Khi cho 178 kg chất béo trung tính phản ứng vừa đủ với 120 kg dung dịch NaOH 20%, giả sử hiệu suất phản ứng là 100%. Khối lượng xà phòng thu được là
A. 61,2 kg.
B. 183,6 kg.
C. 122,4 kg.
D. 91,8 kg.
- Câu 23 : Cho 89 gam chất béo (R-COO)3C3H5 tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2 M thì thu được bao nhiêu gam xà phòng và bao nhiêu gam glixerol ?
A. 61,5 gam xà phòng và 18,5 gam glixerol.
B. 91,8 gam xà phòng và 9,2 gam glixerol.
C. 85 gam xà phòng và 15 gam glixerol.
D. không xác định được vì chưa biết gốc R.
- Câu 24 : Để xà phòng hoá 10 kg chất béo (R-COO)3C3H5 người ta đun chất béo với dung dịch chứa 1,37 kg NaOH. Lượng NaOH dư được trung hoà bởi 500 ml dung dịch HCl 1,0M. Khối lượng glixerol và xà phòng nguyên chất thu được lần lượt là
A. 1,035 kg glixerol và 11,225 kg xà phòng.
B. 1,050 kg glixerol và 10,315 kg xà phòng.
C. 1,035 kg glixerol và 10,315 kg xà phòng.
D. 1,050 kg glixerol và 11,225 kg xà phòng.
- Câu 25 : Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
A. Tăng khoảng 2,75 gam.
B. Giảm khoảng 7,75 gam.
C. Tăng khoảng 7,95 gam
D. Giảm khoảng 7,35 gam
- Câu 26 : Cho a mol chất béo X cộng hợp tối đa với 5a mol Br2 . Đốt a mol X được b mol H2O và V lít CO2 .Biểu thức liên hệ giữa V, a và b là:
A. V = 22,4.(4a - b)
B. V = 22,4.(b + 5a)
C. V = 22,4.(b + 6a)
D. V = 22,4.(b + 7a)
- Câu 27 : Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá m gam X (H = 90%) thì thu được khối lượng glixerol là
A. 2,484 gam.
B. 0,828 gam.
C. 1,656 gam.
D. 0,92 gam.
- Câu 28 : Thuỷ phân triglixerit X trong NaOH người ta thu được hỗn hợp hai muối gồm natrioleat và natristearat theo tỷ lệ mol lần lượt là 2 : 1. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là
A. b – c = 4a.
B. b – c = 2a.
C. b – c = 3a.
D. b = c – a.
- Câu 29 : Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,68 lit khí CO2 (đktc) và 12,42 gam H2O. Phần trăm số mol của axit oleic trong hỗn hợp X là:
A. 12,5%
B. 37,5%
C. 25%
D. 18,75%
- Câu 30 : Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo A thu được b mol CO2 và c mol nước, biết b-c= 5a. Khi hidro hóa hoàn toàn m gam A cần vừa đủ 2,688 lít H2 (đktc) thu được 35,6 gam sản phẩm B. Mặt khác thủy phân hoàn toàn m gam A trung tính bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn thu được x gam xà phòng. Giá trị của x là
A. 36,24
B. 12,16
C. 12,08
D. 36,48
- Câu 31 : Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là
A. axit panmitic và axit oleic.
B. axit panmitic và axit linoleic.
C. axit stearic và axit linoleic
D. axit stearic và axit oleic.
- Câu 32 : Khi thủy phân một triglixerit X ta thu được các axit béo là axit oleic, axit panmitic, axit stearic. Để đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam X cần thể tích O2 (ở điều kiện tiêu chuẩn) là
A. 20,16 lít.
B. 16,128 lít.
C. 15,68 lít.
D. 17,472 lít.
- Câu 33 : Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài. Axit stearic là axit béo có công thức là
A. C17H31COOH
B. C17H35COOH
C. C17H33COOH
D. C15H31COOH
- Câu 34 : Công thức của triolein là:
A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5
B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5
C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5
D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5
- Câu 35 : Trong thành phần của một loại sơn có các triglixerit là trieste của glixerol với axit linoleic C17H31COOH và axit linolenic C17H29COOH. Vậy CTCT nào không đúng trong các công thức sau:
A.
B.
C.
D.
- Câu 36 : Axit X + 2H2 axit Y. Tên gọi của axit X và Y lần lượt là:
A. Axit panmitic; axit oleic.
B. Axit linoleic và axit oleic.
C. Axit oleic và axit steric.
D. Axit linoleic và axit stearic.
- Câu 37 : Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. triolein
B. tristearin
C. tripanmitin
D. stearic
- Câu 38 : Chất khi đun nóng với dung dịch NaOH (dư), không sinh ra ancol là:
A. Metyl acrylat
B. Phenyl axetat
C. Tripanmitin
D. Benzyl axetat
- Câu 39 : Chất nào sau đây tác dụng với tripanmitin
A. H2
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch Br2
D. Cu(OH)2
- Câu 40 : Este X là sản phẩm este hóa giữa glixerol với hỗn hợp 2 axit béo no stearic và panmitic. Biết X tác dụng được với kim loại Na giải phóng khi H2. Số hợp chất thỏa mãn tính chất của X là
A. 7
B. 9
C. 10
D. 11
- Câu 41 : Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp gồm C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH và C15H31COOH; số loại chất béo (chứa đồng thời 3 gốc axit khác nhau) tối đa có thể tạo thành là
A. 10.
B. 12.
C. 24.
D. 40.
- Câu 42 : Cho các cặp chất phenol và (CH3CO)2O; triolein và H2; axetilen và CH3COOH; axit axetic và C2H5OH; axit axetic và CH3CHO. Số cặp chất khi phản ứng tạo ra este (điều kiện phản ứng cho đủ) là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
- Câu 43 : Phát biểu nào sau đây không chính xác ?
A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Hiđro hóa triolein ở trạng thái lỏng thu được tripanmitin ở trạng thái rắn.
C. Axit béo có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hợp chất hữu cơ đồng phân khác chức có cùng công thức phân tử.
D. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
- Câu 44 : Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp hai axit béo gồm RCOOH và R’COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
- Câu 45 : Đun nóng glixerol với hỗn hợp ba axit béo gồm axit stearic, axit oleic và axit linoleic thì tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm trieste
A. 9
B. 18
C. 16
D. 12
- Câu 46 : Xà phòng hóa hoàn toàn 37,38 gam chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 3,864 gam glixerol và m gam xà phòng.Giá trị của m là
A. 21,78 gam
B. 37,516 gam
C. 38,556 gam
D. 39,06 gam
- Câu 47 : Đun nóng 20 gam một loại chất béo trung tính với dung dịch chứa 0,25 mol NaOH, để trung hòa NaOH dư cần 0,18 mol HCl. Khối lượng xà phòng 72% sinh ra từ 1 tấn chất béo trên là
A. 1434,26 kg
B. 1703,33 kg
C. 1032,67 kg
D. 1344,26 kg
- Câu 48 : Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X trong NaOH (dư) đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,2 gam một muối natri của axit béo. Tên của X là
A. tristearin.
B. triolein.
C. tripanmitin.
D. trilinolein.
- Câu 49 : Xà phòng hóa hoàn toàn a gam một trieste X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat (C17H31COONa) và m gam natri oleat. Giá trị của a và m lần lượt là:
A. 8,82; 6,08.
B. 10,02; 6,08.
C. 5,78; 3,04.
D. 9,98; 3,04.
- Câu 50 : Để tạo bơ nhân tạo (chất béo rắn) từ dầu thực vật (chất béo lỏng) ta cho dầu thực vật thực hiện phản ứng ?
A. Đehirđro hoá
B. Xà phòng hoá
C. Hiđro hoá
D. Oxi hoá
- Câu 51 : Thủy phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó là:
A. (C17H33COO)3C3H5
B. (C15H31COO)3C3H5
C. (C17H35COO)3C3H5
D. (C15H29COO)3C3H5
- Câu 52 : Khi thủy phân hoàn toàn tripanmitin trong môi trường kiềm ta thu được sản phẩm là
A. C17H35COOH và glixerol
B. C15H31COONa và glixerol
C. C15H31COOH và glixerol
D. C17H35COONa và glixerol
- Câu 53 : Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được axit oleic và axit stearic có tỉ lệ mol tương ứng 1:2. Khối lượng phân tử của X là
A. 886
B. 890
C. 884
D. 888
- Câu 54 : Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat và glixerol. Có tối đa bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên ?
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 6.
- Câu 55 : Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,20.
B. 0,15.
C. 0,30.
D. 0,18.
- Câu 56 : Khi cho a mol một chất béo trung tính làm mất màu vừa hết 3a mol brom trong CCl4. Công thức tổng quát của chất béo là
A. CnH2n-10O6
B. CnH2n-12O6
C. CnH2n-8O6
D. CnH2n-6O6
- Câu 57 : Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch brom thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là
A. V = 22,4(b + 4a).
B. V = 22,4 (b + 5a).
C. V = 22,4(b + 6a).
D. V = 22,4(b + 7a)
- Câu 58 : Đốt cháy hoàn toàn a mol hợp chất hữu cơ X là trieste của glixerol và các axit cacboxylic (mạch hở) thuộc cùng dãy đồng đẳng Y thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết 5a = b – c. Vậy Y là dãy đồng đẳng axit
A. đơn chức, no.
B. đơn chức, không no có một nối đôi C=C.
C. hai chức, no.
D. đơn chức, không no có một nối ba C≡C.
- Câu 59 : Hiđro hóa hoàn toàn 85,8 gam chất béo X cần dùng 0,2 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được chất béo no Y. Đun nóng toàn bộ Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y cần dùng a mol O2. Giá trị của a là:
A. 8,25
B. 7,85
C. 7,50
D. 7,75
- Câu 60 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cũng m gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối tạo thành là :
A. 23,00 gam.
B. 20,28 gam.
C. 18,28 gam.
D. 16,68 gam.
- Câu 61 : Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 50 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 19,04 lít khí CO2 (ở đktc) và 14,76 gam H2O. Phần trăm số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
A. 62,5%.
B. 30%.
C. 31,25%.
D. 60%.
- Câu 62 : Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là
A. axit panmitic và axit oleic.
B. axit panmitic và axit linoleic.
C. axit stearic và axit linoleic.
D. axit stearic và axit oleic.
- Câu 63 : Một chất béo chứa este của axit panmitic và axit stearic và các axit béo tự do đó. Đốt cháy hoàn toàn chất béo đó thu được 0,5 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Thủy phân chất béo trên thu được khối lượng glixerol là
A. 9,2 gam.
B. 9 gam.
C. 18,4 gam
D. 4,6 gam.
- Câu 64 : Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong NaOH dư người ta thu được hỗn hợp hai muối natri oleat và natri stearat theo tỉ lệ mol 1:2. Khi đốt cháy a mol X thu được b mol CO2 và c mol H2O. Liên hệ giữa a, b, c là:
A. b – c = 2a
B. b = c + a
C. b – c = 4a
D. b – c = 3a
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 2 Lipit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 3 Khái niệm về Xà phòng và Chất giặt rửa tổng hợp
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 4 Luyện tập Este và Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 7 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 9 Amin
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 10 Amino axit
- - Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 11 Peptit và Protein
- - Hóa học 12 Bài 12 Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit và Protein