Đề thi HK1 môn Toán lớp 11 trường THPT Chuyên ĐHSP...
- Câu 1 : Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình thang \(ABCD\,\left( {AD//BC} \right)\). Gọi \(M\)là trung điểm của \(CD\). Giao tuyến của hai mặt phẳng \(\left( {MSB} \right)\) và \(\left( {SAC} \right)\)là:
A \(SP\) (\(P\)là giao điểm của\(AB\) và \(CD\)).
B \(SO\) (\(O\) là giao điểm của\(AC\) và \(BD\)).
C \(SJ\) (\(J\)là giao điểm của\(AM\) và \(BD\)).
D \(SI\) (\(I\) là giao điểm của\(AC\) và \(BM\)).
- Câu 2 : Dãy số \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_n} = \frac{n}{{n + 1}}\)là dãy số:
A Giảm.
B Không tăng, không giảm.
C Tăng.
D Không bị chặn.
- Câu 3 : Tìm số hạng thứ 11 của cấp số cộng có số hạng đầu bằng 3 và công sai \(d = - 2\).
A -21.
B 23.
C -17.
D -19.
- Câu 4 : Trong mặt phẳng tọa độ (Oxy), ảnh của điểm \(M\left( {1; - 2} \right)\)qua phép vị tự tâm O tỉ số \(k = - 2\)là:
A \(M'\left( {\frac{{ - 1}}{2};1} \right)\).
B \(M'\left( {\frac{1}{2};1} \right)\).
C \(M'\left( {2; - 4} \right)\).
D \(M'\left( { - 2;4} \right)\).
- Câu 5 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \tan \,x\).
A \(D = R{\rm{\backslash }}\left\{ {\frac{\pi }{4} + k\pi ,\,k \in Z} \right\}\).
B \(D = R{\rm{\backslash }}\left\{ { - \frac{\pi }{4} + k\pi ,\,k \in Z} \right\}\).
C \(D = R{\rm{\backslash }}\left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi ,\,k \in Z} \right\}\).
D \(D = R{\rm{\backslash }}\left\{ {k\pi ,\,k \in Z} \right\}\).
- Câu 6 : Tìm số hạng chứa \({x^3}\) trong khai triển \({\left( {x - \frac{1}{{2x}}} \right)^9}\).
A \(C_9^3{x^3}\).
B \(\frac{1}{8}C_9^3{x^3}\).
C \( - C_9^3{x^3}\).
D \( - \frac{1}{8}C_9^3{x^3}\).
- Câu 7 : Nghiệm của phương trình \(\sin \,x - \cos 2x = 2\) là:
A \(x = \pm \frac{\pi }{4} + k2\pi ,\,\,k \in Z\).
B \(x = k2\pi ,\,\,k \in Z\).
C \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi ,\,\,k \in Z\).
D \(x = \frac{\pi }{2} + k\pi ,\,\,k \in Z\).
- Câu 8 : Cho tứ diện \(ABCD\). Gọi \(M,\,N\)lần lượt là trung điểm của \(AB,\,\,AC\). \(E\) là điểm trên cạnh \(CD\) với \(ED = 3EC\). Thiết diện tạo bởi mặt phẳng \(\left( {MNE} \right)\) và tứ diện \(ABCD\) là:
A Tam giác \(MNE\).
B Hình thang \(MNEF\) với \(F\)là điểm trên cạnh\(BD\) mà \(EF//BC\).
C Tứ giác \(MNEF\)với \(F\)là điểm bất kì trên cạnh \(BD\).
D Hình bình hành \(MNEF\)với \(F\)là điểm trên cạnh\(BD\) mà \(EF//BC\).
- Câu 9 : Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\), tìm ảnh của đường thẳng \(d:\,x + 2y - 3 = 0\) qua phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow v \left( {1; - 1} \right)\).
A \(d':\,x + 2y - 2 = 0\).
B \(d':\,x + 2y - 4 = 0\).
C \(d':\,x - 2y - 4 = 0\).
D \(d':\, - x + 2y + 2 = 0\).
- Câu 10 : Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số được thành lập từ các chữ số \(1,\,2,\,3,\,4,\,5,\,6,\,7,\,8,\,9\).
A \({5^9}\).
B \(C_9^5\).
C \(A_9^5\).
D \({9^5}\).
- Câu 11 : Tìm công bội \(q\) của một cấp số nhân \(\left( {{u_n}} \right)\) có \({u_1} = \frac{1}{2}\) và \({u_6} = 16\).
A \(q = 2\).
B \(q = \frac{1}{2}\).
C \(q = - 2\).
D \(q = - \frac{1}{2}\).
- Câu 12 : Cho hình chóp \(S.ABCD\)có đáy là hình bình hành. Các điểm \(I,\,J\)lần lượt là trọng tâm tam giác \(SAB,\,SAD\). \(M\) là trung điểm \(CD\). Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A \(IJ//\left( {SCD} \right)\).
B \(IJ//\left( {SBD} \right)\).
C \(IJ//\left( {SBC} \right)\).
D \(IJ//\left( {SBM} \right)\).
- Câu 13 : Giải phương trình sau: \({\sin ^2}x - 3\sin x + 2 = 0\).
A \(x=\frac{\pi }{2}+k2\pi ,k\in Z\)
B \(x=\frac{\pi }{3}+k2\pi ,k\in Z\)
C \(x=\frac{\pi }{4}+k2\pi ,k\in Z\)
D \(x=\frac{\pi }{6}+k2\pi ,k\in Z\)
- Câu 14 : Đội thanh niên xung kích của một trường phổ thông có 10 học sinh, gồm 4 học sinh lớp A, 3 học sinh lớp B và 3 học sinh lớp C. Hỏi có bao nhiêu cách chọn 5 học sinh đi làm nhiệm vụ mà số học sinh lớp B bằng số học sinh lớp C.
A 22 cách
B 42 cách
C 72 cách
D 70 cách
- Câu 15 : Tìm số hạng không chứa \(x\) trong khai triển \({\left( {{x^2} + \frac{1}{{{x^3}}}} \right)^5}\).
A \(9\)
B \(10\)
C \(11\)
D \(12\)
- Câu 16 : Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình bình hành. Gọi \(N\) là trung điểm của cạnh \(SC\). Lấy điểm \(M\) đối xứng với \(B\) qua \(A\).a) Chứng minh rằng: \(MD\) song song với mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\).b) Xác định giao điểm \(G\) của đường thẳng \(MN\) với mặt phẳng \(\left( {SAD} \right)\). Tính tỉ số \(\dfrac{{GM}}{{GN}}\).
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau