Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dờ...
- Câu 1 : Cho hai hình bình hành. Hãy chỉ ra một đường thẳng chia mỗi hình bình hành đó thành hai hình bằng nhau.
A. Đường thẳng đi qua hai tâm của hai hình bình hành.
B. Đường thẳng đi qua hai đỉnh của hai hình bình hành.
C. Đường thẳng đi qua tâm của hình bình hành thứ nhất và một đỉnh của hình hành còn lại.
D. Đường chéo của một trong hai hình bình hành đó.
- Câu 2 : Cho hai đường thẳng a, b cắt nhau và góc giữa chúng là \(\alpha .\) Gọi Đa là phép đối xứng qua a. Đb là phép đối xứng qua b. Với mọi điểm M bất kì, gọi M1=Đa(M), M2=Đa(M1). Xét phép biến hình F biến M thành M2. Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?
A. F không phải là phép dời hình.
B. F là phép quay với góc quay có giá trị tuyệt đối là \(\alpha .\)
C. F là phép quay với góc quay có giá trị tuyêt đối là \(2\alpha .\)
D. F là phép quay với góc quay \(4\alpha .\)
- Câu 3 : Cho hai điểm A, B phân biệt. Gọi ĐA là phép đối xứng qua A; T là phép tịnh tiến theo vectơ \(2\overrightarrow {AB} .\) Với điểm M bất kì, gọi M1=ĐA(M), M2=T(M1). Gọi F là phép biến hình biến M thành M2. Chọn khẳng định đúng.
A. F không là phép dời hình.
B. F là phép đối xứng trục.
C. F là phép đối xứng tâm.
D. F là phép tịnh tiến.
- Câu 4 : Cho hai điểm A, B phân biệt. Gọi ĐA, ĐB là các phép đối xứng qua A, B. Với điểm M bất kì, gọi M1=ĐA(M), M2=ĐB(M1). Gọi F là phép biến hình biến M thành M2. Chọn khẳng định đúng.
A. F là phép quay.
B. F là phép đối xứng trục.
C. F là phép đối xứng tâm.
D. F là phép tịnh tiến.
- Câu 5 : Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi E, F, H, K, O, I, J lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA, KF, HC, KO. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Phép quay tâm O góc quay \({90^0}\) biến tam giác OKA thành tam giác OCF.
B. Tồn tại phép dời hình bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng trục và phép tịnh tiến biến hình thang AEJK thành hình thang FOIC.
C. Phép dời hình gồm phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow {HD} \) và phép đối xứng trục KF biến hình thang FIOC thành hình thang AEJK.
D. Không tồn tại phép quay tâm O nào biến tam giác OKA thành tam giác OCF.
- Câu 6 : Cho hình chữ nhật ABCD như hình vẽ, phép biến hình biến hình (1) thành hình (3) là thực hiện liên tiếp hai phép dời hình nào sau đây.
A. Phép đối xứng tâm I và phép đối xứng trục IB.
B. Phép đối xứng tâm I và phép quay tâm I góc quay 900.
C. Phép đối xứng trục EI và phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {DI} \).
D. Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {AI} \) và phép đối xứng tâm I.
- Câu 7 : Cho hình vuông ABCD như hình vẽ, tam giác BIG là ảnh của tam giác DIH qua:
A. Phép đối xứng tâm I
B. Phép quay tâm I góc quay 900
C. Phép tịnh tiến theo \(\overrightarrow {DI} \)
D. Phép quay tâm A góc quay 900
- Câu 8 : Trong mặt phẳng Oxy, thực hiện liên tiếp phép đối xứng tâm O và phép quay tâm O góc quay 900 biến đường thẳng y = x + 1 thành đường thẳng
A. x-y-1=0
B. -x+y-1=0
C. x+y+1=0
D. x+y-1=0
- Câu 9 : Trong mặt phẳng Oxy, thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo vecto \(\overrightarrow u = \left( {0; - 1} \right)\) và phép đối xứng trục Oy biến đường thẳng y = x thành đường thẳng.
A. x+y+1=0
B. x-y-1=0
C. y-x+1=0
D. x+y-1=0
- Câu 10 : Cho tam giác đều ABC như hình vẽ, tam giác OFB biến thành tam giác ODC qua phép biến hình nào sau đây?
A. Phép đối xứng tâm I
B. Liên tiếp phép đối xứng trục AD và phép đối xứng trục CF
C. Liên tiếp phép đối xứng tâm O và phép đối xứng trục OC
D. Phép quay tâm A góc quay 600
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau