Đề thi HK1 môn Toán lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn...
- Câu 1 : Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
A Nếu \(\vec a + \vec b = \vec c\) thì \(\left| {\vec a} \right| + \left| {\vec b} \right| = \left| {\vec c} \right|\)
B \(\overrightarrow {FY} - \overrightarrow {BY} = \overrightarrow {FB} \) với B, F, Y bất kì
C Nếu ABCD là hình bình hành thì \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \)
D \(\overrightarrow {AM} + \overrightarrow {MH} = \overrightarrow {AH} \) với A, M, H bất kì
- Câu 2 : Cho phương trình \(\left( 1 \right):f\left( x \right) = g\left( x \right)\) là hệ quả của phương trình (2): \(h\left( x \right) = p\left( x \right)\). Gọi \({S_1},{S_2}\) lần lượt là 2 tập nghiệm của 2 phương trình (1) và (2). Mệnh đề nào luôn đúng trong các mệnh đề sau
A \({S_2} = \emptyset \)
B \({S_1}\) là tập con của \({S_2}\)
C \({S_2}\) là tập con của \({S_1}\)
D \({S_2} = {S_1}\)
- Câu 3 : Hàm số \(y = - 4{x^2} + 2x + 1\)
A Đồng biến trong khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và nghịch biến trong khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).
B Đồng biến trong khoảng \(\left( {\frac{1}{4}; + \infty } \right)\) và nghịch biến trong khoảng \(\left( { - \infty ;\,\frac{1}{4}} \right)\)
C Đồng biến trong khoảng \(\left( { - \infty ;\frac{1}{4}} \right)\) và nghịch biến trong khoảng \(\left( {\frac{1}{4}; + \infty } \right)\).
D Đồng biến trong khoảng \(\left( { - \infty ; - \frac{1}{4}} \right)\) và nghịch biến trong khoảng \(\left( { - \frac{1}{4}; + \infty } \right)\).
- Câu 4 : Phương trình \(x - \sqrt {2x + 7} = 4\) có tập nghiệm là S. Vậy S là
A \(\emptyset \)
B \(\left\{ 9 \right\}\)
C \(\left\{ {1;9} \right\}\)
D \(\left\{ 1 \right\}\)
- Câu 5 : Trong hệ tọa độ Oxy, cho \(\vec a\left( {2;5} \right)\) và \(\overrightarrow b \left( {3;\, - 7} \right)\) . Tính (\(\vec a,\vec b)\).
A \({90^0}\)
B \({120^0}\)
C \({135^0}\)
D \({45^0}\)
- Câu 6 : Tất cả giá trị của a để phương trình \(2x - 1 = 4 + 5a\) (với a là tham số) có nghiệm dương là
A \(a = - 1\)
B \(a > - 1\)
C \(a = 0\)
D \(a < - 1\)
- Câu 7 : Cho phương trình \({x^2} - 4x + 1 = 0\) có 2 nghiệm \({x_1},{x_2}\).Tính giá trị biểu thức \(P = {x_1} + {x_2} + {x_1}{x_2}\).
A 3
B 2
C 4
D 5
- Câu 8 : Gọi D là tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {9 - 5x} \). Mệnh đề nào sai trong các mệnh đề sau:
A \(1 \in D\)
B \( - 2017 \in D\)
C \(\frac{9}{5} \notin D\)
D \(3 \notin D\)
- Câu 9 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào là mệnh đề sai?
A Một tam giác là tam giác vuông khi và chỉ khi nó có 1 góc bằng tổng 2 góc còn lại.
B Phương trình \({x^2} + 1 = 0\) vô nghiệm.
C Phương trình \({x^2} + 1 = 0\) vô nghiệm.
D 4 là số nguyên dương.
- Câu 10 : Cho phương trình \(\sqrt {2x - 9} = \sqrt {6 - x} \). Nghiệm của phương trình là
A \(x = 2\)
B \(x = 5\)
C \(x \le 6\)
D \(x \ge 5\)
- Câu 11 : Trong hệ tọa độ Oxy, cho \(A\left( { - 3;0} \right),B\left( {3;0} \right),C\left( {0;3\sqrt 3 } \right)\). Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC có tọa độ là:
A \(\left( {0;\sqrt 3 } \right)\)
B \(\left( {\frac{1}{2};\frac{3}{2}} \right)\)
C \(\left( {1;2} \right)\)
D \(\left( {\sqrt 3 ;0} \right)\)
- Câu 12 : Tập nghiệm của phương trình \(\left| {3x - 1} \right| = 2\) là
A \(\left\{ { - \frac{1}{3};1} \right\}\)
B \(\left\{ { - \frac{1}{3}} \right\}\)
C \(\left\{ 1 \right\}\)
D \(\left\{ {\frac{1}{3};1} \right\}\)
- Câu 13 : Tập nghiệm của phương trình \(\left| {\left| {x - 1} \right| - 2} \right| = 4\) là S. Vậy S là
A \(\left\{ { - 7} \right\}\)
B \(\left\{ { - 5} \right\}\)
C \(\left\{ { - 5;7} \right\}\)
D \(\left\{ {5; - 7} \right\}\)
- Câu 14 : Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{4x - 3}}{{2x + 1}}\) là
A \(R\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\)
B \(R\backslash \left\{ {\frac{3}{4}} \right\}\)
C \(R\backslash \left\{ { - \frac{1}{2};\frac{3}{4}} \right\}\)
D \(R\backslash \left\{ { - \frac{1}{2}} \right\}\)
- Câu 15 : Hàm số \(y = ax + b\left( {a \ne 0;a,b \in R} \right)\) có đồ thị là đường thẳng đi qua điểm \(A\left( { - 1;3} \right)\) và song song với đồ thị hàm số \(y = 2x + 13\). Khi đó a và b bằng:
A \(a = - \frac{1}{2};b = \frac{5}{2}\)
B \(a = - 2;b = 1\)
C \(a = - 2;b = 1\)
D \(a = \frac{1}{2};b = \frac{7}{2}\)
- Câu 16 : Cho hình vuông ABCD cạnh a. Tính \(\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} } \right).\left( {\overrightarrow {BC} + \overrightarrow {BD} } \right)\).
A \( - 2{a^2}\)
B \({a^2}\)
C 2\({a^2}\)
D \( - \frac{{{a^2}}}{{\sqrt 2 }}\)
- Câu 17 : Hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{5x - 4y = 3}\\{7x - 9y = 8}\end{array}} \right.\) có nghiệm là
A \(\left( { - \frac{5}{7}; - \frac{{19}}{7}} \right)\)
B \(\left( {\frac{5}{{17}};\frac{{19}}{{17}}} \right)\)
C \(\left( { - \frac{5}{{17}}; - \frac{{19}}{{17}}} \right)\)
D \(\left( {\frac{5}{{17}}; - \frac{{19}}{{17}}} \right)\)
- Câu 18 : Cho tam giác ABC vuông tại A; \(AB = a,AC = a\). Tính \(\overrightarrow {BA} .\overrightarrow {BC} \)
A \( - {a^2}\)
B \({a^2}\)
C \( - \frac{{{a^2}}}{2}\)
D \(0\)
- Câu 19 : Cho mệnh đề Q:”\(\forall x \in R_ + ^*,{x^2} + 2\sqrt x \ne 0\)”. Mệnh đề phủ định của mệnh đề Q là
A “\(\exists x \in R_ + ^*,{x^2} + 2\sqrt x \ne 0\)”.
B “\(\exists x \in R_ + ^*,{x^2} + 2\sqrt x = 0\)”.
C “\(\exists x \in R_ + ^*,{x^2} + 2\sqrt x > 0\)”.
D “\(\forall x \in R_ + ^*,{x^2} + 2\sqrt x = 0\)”.
- Câu 20 : Cho hệ phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x + 2y + 3z = 1}\\{2x + 3y + z = 1}\\{3x + y + 2z = 1}\end{array}} \right.\) có nghiệm là \(\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\). Khi đó \({x_0} + {y_0} - {z_0}\) bằng
A \(\frac{1}{6}\)
B \(-1\)
C \(1\)
D \(\frac{1}{2}\)
- Câu 21 : Cho mệnh đề P: ” 369 chia hết cho 3”. Mệnh đề \(\bar P\) là
A ”369 chia cho 3 được thương là 123”.
B ”3 chia hết cho 369”.
C ”3 không chia hết cho 369”.
D ”369 không chia hết cho 3”.
- Câu 22 : Đỉnh I của (P) \(y = 4{x^2} - 8x + 1\) có tọa độ là
A \(\left( { - 3;1} \right)\)
B \(\left( {1; - 3} \right)\)
C \(\left( {2;1} \right)\)
D \(\left( {1;3} \right)\)
- Câu 23 : Trong các phép biến đổi sau,phép nào không là phép biển đổi tương đương?
A Bình phương 2 vế của 1 phương trình.
B Chuyển vế và đổi dấu 1 biểu thức trong phương trình.
C Nhân hoặc chia 2 vế của 1 phương trình với 1 biểu thức luôn có giá trị khác 0.
D Cộng hay trừ 2 vế của 1 phương trình với cùng 1 số.
- Câu 24 : Trong hệ tọa độ Oxy, cho \(A\left( {2;3} \right),B\left( { - 1; - 4} \right),C\left( {2; - 4} \right)\). Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A Tam giác ABC vuông tại A
B Tam giác ABC vuông tại C
C Tam giác ABC đều
D Tam giác ABC cân tại A
- Câu 25 : Tìm tập xác định của hàm số \(y = \frac{{1 - \sqrt x }}{{\left| {x + 2} \right| - 3}}\).
A \(\left( 0 \right.;\left. { + \infty } \right)\backslash \left\{ 1 \right\}\)
B \(\left[ 0 \right.;\left. { + \infty } \right)\)
C \(\left[ 0 \right.;\left. { + \infty } \right)\backslash \left\{ {1;5} \right\}\)
D \(\left[ 0 \right.;\left. { + \infty } \right)\backslash \left\{ 1 \right\}\)
- Câu 26 : Trong các hàm số sau,hàm nào là hàm số chẵn?
A \(y = \sqrt {4x - 5} \)
B \(y = 4{x^2} + 12\left| x \right|\)
C \(y = {x^3} + 1\)
D \(y = \frac{{2x}}{{x - 1}}\)
- Câu 27 : Trong hệ tọa độ Oxy, cho \(\overrightarrow a \left( {2;\,5} \right)\) và \(\vec b\left( { - 3;1} \right)\). Tính \(\vec a.\vec b\).
A \( - 1\)
B \( - 5\)
C \(13\)
D \(1\)
- Câu 28 : Giải phương trình sau: \(\sqrt {2x + 1} - \sqrt {3x - 8} = 1\)
A \(x = 4\)
B \(x = 3\)
C \(x = 2\)
D \(x = 1\)
- Câu 29 : Cho 2 điểm cố định A, B và \(AB = a\). Tìm tập hợp điểm M thỏa mãn \(\overrightarrow {AM} .\overrightarrow {AB} = 2{a^2}\).
A Tập hợp điểm M là đường thẳng đi qua C và vuông góc với đường thẳng AB
B Tập hợp điểm M là đường thẳng đi qua C và song song với đường thẳng AB
C Tập hợp điểm M là đường thẳng đi qua C và tạo với đường thẳng AB một góc \({30^0}\)
D Tập hợp điểm M là đường thẳng đi qua C và tạo với đường thẳng AB một góc \({45^0}\)
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 1 Các định nghĩa
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 2 Tổng và hiệu của hai vectơ
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 3 Tích của vectơ với một số
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 4 Hệ trục tọa độ
- - Trắc nghiệm Ôn tập chương Vectơ - Hình học 10
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 1 Giá trị lượng giác của một góc bất kỳ từ 0 độ đến 180 độ
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 2 Tích vô hướng của hai vectơ
- - Trắc nghiệm Hình học 10 Bài 3 Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác
- - Trắc nghiệm Ôn tập chương Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng - Hình học 10
- - Trắc nghiệm Toán 10 Bài 1 Mệnh đề