Đề thi online - Chứng minh hai mặt phẳng vuông góc...
- Câu 1 : Cho hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) song song với nhau và một điểm \(M\) không thuộc \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\). Qua \(M\) có bao nhiêu mặt phẳng vuông góc với \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\)?
A 2
B 3
C 1
D Vô số
- Câu 2 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
A
Cho hai đường thẳng song song \(a\) và \(b\) và đường thẳng \(c\) sao cho \(c\bot a,\ \,c\bot b\). Mọi mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) chứa \(c\) thì đều vuông góc với mặt phẳng \(\left( a,b \right)\).
B
Cho \(a\bot \left( \alpha \right)\), mọi mặt phẳng \(\left( \beta \right)\) chứa \(a\) thì \(\left( \beta \right)\bot \left( \alpha \right)\).
C
Cho \(a\bot b\), mọi mặt phẳng chứa \(b\) đều vuông góc với \(a\).
D Cho \(a\bot b\), nếu \(a\subset \left( \alpha \right)\) và \(b\subset \left( \beta \right)\) thì \(\left( \alpha \right)\bot \left( \beta \right)\).
- Câu 3 : Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sau đây là đúng?
A
Hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng này sẽ vuông góc với mặt phẳng kia.
B
Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì vuông góc với nhau.
C
Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.
D Hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì mọi đường thẳng nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến của hai mặt phẳng sẽ vuông góc với mặt phẳng kia.
- Câu 4 : Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\), \(SA\) vuông góc với đáy. Gọi \(M\) là trung điểm \(AC\). Khẳng định nào sau đây sai?
A
\(BM\bot AC.\)
B
\(\left( SBM \right)\bot \left( SAC \right).\)
C
\(\left( SAB \right)\bot \left( SBC \right).\)
D \(\left( SAB \right)\bot \left( SAC \right).\)
- Câu 5 : Cho tứ diện \(S.ABC\) có \(SBC\) và \(ABC\) nằm trong hai mặt phẳng vuông góc với nhau. Tam giác \(SBC\) đều, tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\). Gọi \(H\), \(I\) lần lượt là trung điểm của \(BC\) và \(AB\). Khẳng định nào sau đây sai?
A
\(SH\bot AB.\)
B
\(HI\bot AB.\)
C
\(\left( SAB \right)\bot \left( SAC \right).\)
D \(\left( SHI \right)\bot \left( SAB \right).\)
- Câu 6 : Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(C\), mặt bên \(SAC\) là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi \(I\) là trung điểm của \(SC\). Có bao nhiêu mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau?(I) \(AI\bot SC.\).(II) \(\left( SBC \right)\bot \left( SAC \right).\)(III) \(AI\bot BC.\) (IV) \(\left( ABI \right)\bot \left( SBC \right).\)
A
1
B 2
C
3
D 4
- Câu 7 : Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(SA\) vuông góc với đáy. Gọi \(H,\text{ }K\) lần lượt là hình chiếu của \(A\) trên \(SB\), \(SC\) và \(I\) là giao điểm của \(HK\) với mặt phẳng \(\left( ABC \right)\). Khẳng định nào sau đây sai?
A
\(BC\bot AH.\)
B
\(\left( AHK \right)\bot \left( SBC \right).\)
C
\(SC\bot AI.\)
D Tam giác \(IAC\) đều.
- Câu 8 : Cho tam giác đều \(ABC\) cạnh \(a\). Gọi D là điểm đối xứng với \(A\) qua \(BC\). Trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) tại \(D\) lấy điểm \(S\) sao cho \(SD=\dfrac{a\sqrt{6}}{2}\). Gọi \(I\) là trung điểm \(BC\); kẻ \(IH\) vuông góc \(SA\) \(\left( H\in SA \right)\). Khẳng định nào sau đây sai?
A
\(SA\bot BH.\)
B
\(\left( SDB \right)\bot \left( SDC \right).\)
C
\(\left( SAB \right)\bot \left( SAC \right).\)
D \(BH\bot HC.\)
- Câu 9 : Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(D\), đáy lớn \(AB\); cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy. Gọi \(Q\) là điểm trên cạnh \(SA\) và \(Q\ne A,\) \(Q\ne S\); \(M\) là điểm trên đoạn \(AD\) và \(M\ne A\). Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua \(QM\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( SAD \right)\). Thiết diện tạo bởi \(\left( \alpha \right)\) với hình chóp đã cho là:
A
tam giác.
B
hình thang cân.
C
hình thang vuông.
D hình bình hành.
- Câu 10 : Cho hình chóp đều \(S.ABC\). Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua \(A\), song song với \(BC\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( SBC \right)\). Thiết diện tạo bởi \(\left( \alpha \right)\) với hình chóp đã cho là:
A
tam giác đều.
B
tam giác cân.
C
tam giác vuông.
D tứ giác.
- Câu 11 : Cho hình chóp đều \(S.ABCD\). Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua \(AB\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( SCD \right)\). Thiết diện tạo bởi \(\left( \alpha \right)\) với hình chóp đã cho là:
A
tam giác cân.
B
hình bình hành.
C
hình thang vuông.
D hình thang cân.
- Câu 12 : Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(D\), \(AB=2a,\text{ }AD=DC=a\); cạnh bên \(SA=a\) và vuông góc với đáy. Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) qua \(SD\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( SAC \right)\). Tính diện tích \(S\) của thiết diện tạo bởi \(\left( \alpha \right)\) với hình chóp đã cho.
A
\(S=\frac{{{a}^{2}}}{2}.\)
B
\(S=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{2}.\)
C
\(S=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{2}.\)
D \(S=\frac{{{a}^{2}}}{4}.\)
- Câu 13 : Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật tâm \(O\) với \(AB=a,\) \(AD=2a.\) Cạnh bên \(SA=a\) và vuông góc với đáy. Gọi \(\left( \alpha \right)\) là mặt phẳng qua \(SO\) và vuông góc với \(\left( SAD \right).\) Tính diện tích \(S\) của thiết diện tạo bởi \(\left( \alpha \right)\) và hình chóp đã cho.
A
\(S=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{2}.\)
B
\(S=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{2}.\)
C
\(S=\frac{{{a}^{2}}}{2}.\)
D \(S={{a}^{2}}.\)
- Câu 14 : Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật, \(AB=a.\) Tam giác \(SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc giữa đường thẳng \(SD\) và mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng \({{30}^{0}}.\) Tính diện tích hình chữ nhật \(ABCD.\)
A
\({{S}_{ABCD}}={{a}^{2}}.\)
B
\({{S}_{ABCD}}=\sqrt{2}\,{{a}^{2}}.\)
C
\({{S}_{ABCD}}=\sqrt{3}\,{{a}^{2}}.\)
D \({{S}_{ABCD}}=2\,{{a}^{2}}.\)
- Câu 15 : Cho hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) đỉnh \(S,\) có độ dài cạnh đáy bằng a và cạnh bên bằng \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\). Gọi \(M\) và \(N\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(SB\) và \(SC.\) Tính theo \(a\) diện tích tam giác \(AMN,\) biết rằng mặt phẳng \(\left( AMN \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( SBC \right).\)
A
\({{S}_{\Delta \,AMN}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{10}}{4}.\)
B
\({{S}_{\Delta \,AMN}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{10}}{8}.\)
C
\({{S}_{\Delta \,AMN}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{10}}{12}.\)
D \({{S}_{\Delta \,AMN}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{10}}{16}.\)
- Câu 16 : Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A,\,\,\,AB=a.\) Tam giác \(SAB\) đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Đường thẳng \(BC\) tạo với mặt phẳng \(\left( SAC \right)\) góc \({{30}^{0}}.\) Tính diện tích tam giác \(ABC.\)
A
\({{S}_{\Delta \,ABC}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{2}.\)
B
\({{S}_{\Delta \,ABC}}={{a}^{2}}\sqrt{2}.\)
C
\({{S}_{\Delta \,ABC}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{4}.\)
D \({{S}_{\Delta \,ABC}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{6}.\)
- Câu 17 : Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(\widehat{BAC}={{90}^{0}},\,\,\,BC=2a,\,\,\,\widehat{ACB}={{30}^{0}}.\) Mặt phẳng \(\left( SAB \right)\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABC \right).\) Biết rằng tam giác \(SAB\) cân tại \(S\) và tam giác \(SBC\) vuông tại \(S.\) Tính diện tích tam giác \(SAB.\)
A
\({{S}_{\Delta \,SAB}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{2}.\)
B
\({{S}_{\Delta \,SAB}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{2}}{4}.\)
C
\({{S}_{\Delta \,SAB}}=\frac{{{a}^{2}}}{4}.\)
D \({{S}_{\Delta \,SAB}}=\frac{{{a}^{2}}}{2}.\)
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Khoảng cách
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 1 Hàm số lượng giác
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 2 Phương trình lượng giác cơ bản
- - Trắc nghiệm Toán 11 Bài 3 Một số phương trình lượng giác thường gặp
- - Trắc nghiệm Toán 11 Chương 1 Hàm số lượng giác và Phương trình lượng giác
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 2 Phép tịnh tiến
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 3 Phép đối xứng trục
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 4 Phép đối xứng tâm
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 5 Phép quay
- - Trắc nghiệm Hình học 11 Bài 6 Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau