Đăng ký

Ý kiến bàn về một phương diện, vấn đề trong tác phẩm văn học hay nhất

Dưới đây là những lưu ý mà bạn cần nắm được khi làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về phương diện, một vấn đề nào đó trong tác phẩm văn học. Để bạn dễ hình dung hơn kèm theo đó là ví dụ minh họa có hướng dẫn chi tiết. 

I) Tổng quát

1) Chú ý

Là ý kiến không trực tiếp bàn về tác phẩm văn học mà liên quan đến vấn đề có tính khái quát, vấn đề đó đúng với nhiều hiện tượng văn học, nhiều tác phẩm văn học. Tác phẩm đề yêu cầu phân tích, chứng minh chỉ là một trong số đó.

2) Các bước tiến hành

-      Các bước làm bài vẫn được tiến hành bình thường, khi giải thích chú ý đến tính khái quát của vấn đề. Khi phân tích chứng minh, ngoài tác phẩm đề bài yêu cầu, phần bàn luận, có thể lấy thêm một số tác phẩm khác để so sánh, đối chiếu để làm rõ hơn vấn đề nghị luận.

-      Phần cuối cùng của thân bài cần có phần bàn luận mở rộng, khẳng định giá trị của ý kiến đối với đời sống văn học và với việc tìm hiểu một tác phẩm văn học.

II) Ví dụ minh họa

1) Đề bài:

"Sức hấp dẫn của thế kỉ xét đến cùng là sức hấp dẫn của cái tôi tác giả."

(Theo Bài tập ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2015, tr.104)

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Từ đó, anh/chị hãy bình luận về sức hấp dẫn của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích sau:
             Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nổi đến, hình như chi sông Hương là thuộc về một thành phổ duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cung có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lý giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản nẫng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nỏ đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.

(Trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông? ” - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.198)

Có thể bạn quan tâm: Bản tình ca "Ai đã đặt tên cho dòng sông?".

2) Gợi ý:

a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhận định.

b) Thân bài:

-      Luận điểm 1: Giải thích: Nhận định đã nêu bật đặc trưng cơ bản của thể kí: phản ánh hiện thực thông qua quan sát, nghiên cứu và trải nghiệm của người viết; sử dụng tưởng tượng, để tái hiện sự thật một cách sinh động chứ không hư cấu, vì vậy nhân vật chính là cái tôi của nhà văn, sức hấp dẫn của tác phẩm kí được tạo nên từ cách tiếp cận và cách thể hiện riếng của tác giả.

-       Luận điểm 2:
Bàn luận: Sức hấp dẫn của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích chính là sức hấp dẫn của cái tôi tác giả.
+ Cái tôi uyên bác: vốn hiểu biết sâu sắc và sự nghiên cứu tìm hiểu công phu của người viết thể hiện trong những thông tin mới mẻ thú vị về đặc điểm địa lí của sông Hương ở khúc thượng nguồn (lưu tốc nhanh, mạnh; dòng chảy khi mãnh liệt, dữ dội khi dịu dàng, hiền hòa).
+ Cái tôi tài hoa: sự tinh tế, lãng mạn và phóng khoáng của tác giả thể hiện trong những so sánh, liên tưởng bất ngờ, độc đáo (sông Hương được so sánh với bản trường ca của rừng già, cô gái Di - gan, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở...)
+ Cái tôi gắn bó sâu nặng với Huế, với đất nước quê hương: tình cảm tha thiết của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện ở cái nhìn mê đắm với sông Hương, thể hiện trong lối văn hướng nội thấm đẫm cảm xúc, suy tưởng (sông Hương không được cảm nhận như một tạo vật thiên nhiên mà là một sinh thể mang vẻ đẹp quyến rũ vừa cá tính vừa nữ tính...).

-       Luận điểm 3: Đánh giá:
+ Sự tài hoa uyên bác và mê đắm của cái tôi tác giả đã tạo cho bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vẻ đẹp riêng: giàu chất trí tuệ và chất thơ. Đoạn trích đã thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
+ Ý kiến là một định hướng giúp người đọc tiếp cận tác phẩm kí theo đặc trưng thể loại.

c) Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.

Xem thêm >>> Nghị luận một hoặc một số ý kiến về văn học

Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe