Nghị luận về một phương diện trong giá trị nội dung, nghệ thuật
Khác với nghị luận về giá trị nội dung hoặc nghệ thuật trong một tác phẩm thì ở bài viết này, vấn đề nghị luận sẽ là một phương diện trong giá trị nội dung hoặc nghệ thuật. Điều này các bạn cần nắm rõ được để tránh nhầm lẫn.
I) Tổng quát
1) Yêu cầu
- Vì vấn đề nghị luận nằm trong phạm vi hẹp nên cần cụ thể hơn, người viết phải viết sâu sắc hơn.
- Không viết lan man, quá nhiều về tác phẩm và ít chú ý đến đoạn trích
2) Cách viết bài nghị luận
Ở luận điểm 1 của thân bài: khái quát nội dung tác phẩm, phân tích khái quát, ngắn gọn nội dung đoạn trước nếu đoạn trích nằm ở phía sau.
Xem thêm: Tại đây
3) Lưu ý
Nếu có thêm yêu cầu thứ 2 bình luận về: quan niệm đất nước, tư tưởng nhân đạo, quan niệm về cái đẹp,... của nhà văn thì cần:
- Ghi rõ dàn ý ra nháp, tránh trường hợp quên hay bỏ sót.
- Dành cho vấn đề một dung lượng phù hợp, không viết quá ngắn gọn, sơ lược mà cần bám sát vào nội dung nghị luận.
II) Ví dụ minh họa
1) Đề bài:
“Thường khi đến gà gáy sảng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ẩy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mat A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mẩy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Neu A Phủ là cái xác chết đứng đẩy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đẩy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì MỊ trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, MỊ cũng phải trói đứng thê kìa. Nhiêu lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đền chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc han lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, MỊ lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bô con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị vẫn tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cat nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tinh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chi thì thào được một tiếng “Đi ngay... ”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, MỊ nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi ”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi. ”
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam).
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
2) Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu về tác giả Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đoạn trích và vấn đề nghị luận: nhân vật MỊ.
b) Thân bài:
- Luận điểm 1: Khái quát chung
+ Khái quát ngắn gọn nội dung tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
+ Phân tích ngắn gọn hình ảnh của MỊ trong phần truyện trước đó.
- Luận điểm 2: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích
+ Đoạn trích nằm ở cuối truyện, miêu tả về những đấu tranh tâm lí của nhân Mị trước tình cảnh khốn khổ của A Phủ. Dù có những trở ngại tâm lí, nhưng với lòng trắc ẩn, thương yêu đồng loại, Mị đã vượt lên trên tất cả, cắt dây trói cởi thoát cho cuộc đời A Phủ và chính cuộc đời mình. Và từ đây, họ rời khỏi Hồng Ngài, cuộc đời bước sang một trang mới dưới sự soi sáng của lí tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng.
+ Đoạn trích thể hiện một cách sinh động, trọn vẹn tất cả những diễn biến tâm trạng cũng như hành động của Mị khi chứng kiến tình cảnh của A Phủ cho đến khi quyết định giải thoát cho anh ta. Nếu như trong đêm tình mùa xuân, Mị được miêu tả với sức sống tiềm tàng mãnh liệt, với những khát khao sống mãnh liệt thì đến đây, cô đã cụ thể những suy nghĩ của mình thành hành động, sống đúng với những phẩm chất của người con núi rừng, quyết định sáng suốt giải phóng đời mình.
+ Tình cảnh của Mị trước đêm cởi trói cho A PAw:Mi rất sợ những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn. Khi trong nhà đã ngủ yên, Mị tìm đến bếp lửa, Đối với Mị, bếp lửa ấy xua đi cái giá rét mùa đông tê tái, sưởi ấm cho tâm hồn của cô.Tưởng rằng, những đếm đông lạnh giá ấy cứ thế kéo dài, một mình Mị sẽ bầu bạn với bếp lửa cho đến khi có sự xuất hiện của A Phủ - khi anh ta bị phạt trói đứng vào cột.
+ Tình cảnh của A Phủ', bị trói đứng, bỏ đói, bỏ khát, chết rét đã mấy ngày đêm. A Phủ rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng khi cái chết đang cận kề “...chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét,..”
+ Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị khi cởi trói cho A Phủ'.
++ Mị gặp A Phủ bị trói đứng chờ chết giữa trời giá rét. Thế nhưng, cô lại thờ ơ, vẫn điềm nhiên thổi lửa hơ tay và “dù A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Sự lãnh cảm, thờ ơ đó của Mị xuất phát từ hoàn cảnh thực tế. Có lẽ, việc trói người đến chết là việc làm bình thường ở nhà thống lí và mọi người cũng quen với điều đó. Và cũng bởi vì, Mị sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi nên trước nỗi đau của người khác, cô dường như không có nhiều cảm xúc. Qua đó, nhà văn thể hiện tiếng nói tố cáo với bọn chúa đất, với sự thống trị dã man của cường quyền và thần quyền, đã làm tê liệt ý thức sống và chai lì cảm xúc của con người, đến nỗi họ mất đi cảm xúc trước nỗi đau của người khác.
++ Chi tiết Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” chứa đựng nhiều ý nghĩa. Dòng nước mắt của người đàn ông vốn ưa mạnh mẽ, mạo hiểm, không run sợ trước bất cứ thế lực nào giờ đây tuyệt vọng như kêu cứu, như cảnh báo, làm trỗi dậy trong sâu thẳm lòng trắc ẩn của MỊ, đánh thức cả quá khứ - hiện tại - tương lai. Mị nhớ lại đêm năm trước, cô cũng bị A Sử trói đứng trong cái nhà này, đau đớn, bất lực, tuyệt vọng như người đàn ông kia,nước mắt chảy xuống cổ mà không lau đi được và hơn hết là nhớ về người đàn bà ngày trước “chúng nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở trong cái nhà này”. Tất cả những suy ngẫm, sự xâu chuỗi những sự việc trong quá khứ khiến Mị đau đớn nhận ra “Chúng nó thật độc ác”.
++ Từ chỗ nhận ra kẻ áp bức độc ác, thương người đồng thời thương chính mình tạo thành động lực thôi thúc Mị hành động quyết liệt: cắt dây cởi trói cho A Phủ và giải phóng cuộc đời mình. Đó là một việc làm táo bạo, bản lĩnh và hết sức nguy hiểm nhưng nó lại phù hợp với logic tâm lí của Mị trong đêm mùa đông này. Sau khi cắt dây trói cho A Phủ, Mị thì thào lên một tiếng “Đi ngay” rồi cô nghẹn lại. Trước cái chết đang cận kề, bản năng sống mãnh liệt đã tạo thành nguồn sức mạnh giúp A Phủ vùng chạy trong đêm tối. Còn MỊ, vẫn đứng lặng ở đó trong ngổn ngang những suy nghĩ, lòng cô rối bời với hàng trăm câu hỏi. Cuối cùng, sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát khao được sống, được giải thoát đã thôi thúc Mị phải sống và vụt chạy theo A Phủ.
+ Rõ ràng, không chỉ trong đêm tình mùa xuân mà trong những đêm mùa đông này, sức sống tiềm tàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp Mị vượt qua nỗi sợ hãi, vượt lên trên số phận đen tối của mình. Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc tự cứu lấy bản thân mình.
- Luận điểm 3: Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn
+ Tô Hoài đã miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị rất tự nhiên, hợp lý và chân thực, phù hợp với quy luật tâm lý con người, quy luật của cuộc sống. Nhà văn không chỉ đem đến cho bạn đọc những nhân vật biết hành động mà quan trọng hơn là quá trình đấu tranh cho hành động ấy.
+ Qua tâm trạng và hành động của Mị trong đếm cởi trói cho A Phủ, chúng ta càng thêm trân trọng sức sống tiềm tàng nơi người phụ nữ bị đoạ đày và về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như sẽ đầu hàng số phận nhưng tinh yêu thương, niềm tin mãnh liệt đã khiến Mị vượt qua tất cả. Miêu tả lên những ưang vãn đầy cảm xúc đó là niềm tin sâu sắc vào bản chất con người toát lên qua cái nhìn nhân đạo đầy trìu mến của nhà văn.
c) Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.
Xem thêm >>> Hình tượng nhân vật A Phủ và Tnú
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui gửi đến bạn một số yêu cầu, lưu ý khi làm bài nghị luận về một phương diện trong giá trị nội dung hoặc nghệ thuật của một đoạn trích, tác phẩm văn học. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn, chúc bạn học tập tốt <3