Hai ý kiến bàn về một vấn đề, phương diện trong tác phẩm văn học
Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách làm nghị luận về 2 ý kiến bàn về một vấn đề, một phương diện trong tác phẩm văn học chuẩn nhất.
I) Chú ý
- Khi trong đề bài xuất hiện từ hai ý kiến trở lên cùng bàn về một vấn đề, một phương diện, một giá trị nào đó ưong tác phẩm văn học thì thông thường các ý kiến này hoặc là có tính chất đối lập nhau hoặc là có tính chất tương đồng, hỗ ượ nhau, nhưng về cơ bản dù là trái ngược thì cả hai ý kiến đều chỉ là hai mặt của một vấn đề.
- Phần giải thích ý kiến sẽ đi theo trình tự: giải thích ý kiến thứ nhất, giải thích ý kiến thứ hai, đánh giá, nhận xét khái quát về hai ý kiến (Hai ý kiến đã đánh giá về hai bình diện, hai giá trị của hình tượng văn học, của tác phẩm văn học)
- Phần phân tích, chứng minh cần chú ý mỗi ý kiến nhận xét về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của đoạn trích hay tác phẩm triển khai thành một luận điểm. Trong từng luận điểm sử dụng các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) làm sáng tỏ.
- Phần đánh giá ưong phần cuối của thân bài, thông thường sẽ theo hướng hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập nhưng thực ra là bổ sung, khẳng định những đặc sắc ưong hình tượng nghệ thuật, trong tác phẩm văn học hoặc đoạn trích.
Xem thêm nghị luận về 1 ý kiến: Tại đây
II) Ví dụ minh họa:
1) Đề bài:
Về nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
Từ cảm nhận của mình về nhân vật em hãy bình luận những ý kiến trên?
2) Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật người vợ nhặt, trích dẫn hai ý kiến.
b) Thân bài:
* Luận điểm 1; Khái quát chung: Giới thiệu chung về giá trị tác phẩm Vợ nhặt và hình tượng nhân vật người vợ nhặt
* Luận điểm 2: Giải thích ý kiến
+ Người phụ nữ cùng đường, liều lĩnh: người phụ nữ bị dồn đẩy vào hoàn cảnh nghiệt ngã,không lối thoát, trở nên táo bạo trong ngôn ngữ và hành động, dường như không còn ý thức được về nhân cách và phẩm giá của mình.
+ Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng', người phụ nữ có nhiều nét đẹp dịu dàng, nhân hậu, mơ ước,khát khao.
* Luận điểm 3: Phân tích để chứng minh:
+ Người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường,liều lĩnh
+4- Cùng đường: cái đói đã đẩy thị đến cảnh cùng vài người con gái khác phải ngồi vêu ở nhà kho để nhặt hạt rơi,hạt vãi. Ngoại hình tiều tụy, ảo quẩn tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt.... thị phải tìm mọi cách để sống cho qua ngày, nhưng rất khó khăn, thị sẽ chết đói
++ Liều lĩnh: Thị bám vào câu hò vu vơ của người đàn ông xa lạ, gạ ăn, ăn một cách rất thô tục, đồng ý theo không -> nỗ lực cố bám lấy sự sống.
+ Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng
++ Giàu nữ tính: Trên con đường từ chợ về nhà, thị rón rén, e thẹn đi sau\Tràng chừng 3,4 bước, xóc xóc lại tà áo, trước những cặp mắt đổ dồn vào phía mình, thị càng ngượng nghịu,chân nọ díu vào chân kìa, im lặng suy tư khỉ nổi chuyện với mẹ Tràng... sáng hôm sau, thị trở nên hiền hậu và đúng mực, tần tảo, vun vén cho gia đình -> nữ tính là bản chất của thị, phần nữ tính đó bị cái đói cướp mất giờ đã dần trở lại.
++ Khát vọng: Đó là khát vọng vượt qua nạn đói thê thảm, có một tổ ấm gia đình đơn sơ, hạnh phúc và một tương lai tốt đẹp: chăm lo cho cuộc sống gia đình để mọi việc sáng sủa hơn; nuốt miếng cháo cám để không phụ tấm lòng mẹ chồng, nói chuyện về những người đói đi phá kho thóc...
* Đánh giá chung:
- Hai ý kiến đều là những nhận xét đúng nhưng chưa đầy đủ về nhân vật. Hai ý kiến nhìn bề mặt tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng thực chất là đề cập đến những phương diện khác nhau về tính cách nhân vật. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến hoàn cảnh trớ trêu đối với thân phận con người, ý kiến thứ 2 khẳng định vẻ đẹp tâm hồn sâu xa của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ- dẫu bị đẩy vào đường cùng vẫn khao khát hạnh phúc, hướng tới tương lai.
- Nhân vật được đặt vào 1 tình huống truyện độc đáo. Nhân vật được khắc họa sinh động thể hiện tâm lí tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng đậm cá tính,thể hiện hơi thở của đời sống lao động bình dân. Kết c) Kết bài:
c) Kết bài: Khái quát, khẳng định vấn đề nghị luận.
Xem thêm >>> Vai trò của thị trong "Vợ nhặt"
Nếu thấy hay hãy like và share, đừng quên để lại những ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc của bản thân ở phía dưới comment nhé! Chúc bạn học tập tốt <3