Dàn ý về nghị luận so sánh chính xác nhất
Cunghocvui gửi đến bạn những kiến thức về nghị luận so sánh như đối tượng, yêu cầu chung và dàn ý khái quát cho một bài nghị luận so sánh.
1) Đối tượng
- So sánh hai hoặc nhiều đối tượng thuộc cùng một tác phẩm.
- So sánh hai hoặc nhiều đối tượng thuộc các tác phẩm khác nhau: so sánh hai chi tiết, so sánh hai nhân vật, so sánh hai cách kết thúc...
2) Yêu cầu chung
- Đọc là đề bài, hình dung các kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm được so sánh: hoàn cảnh sáng tác, nội dung khái quát, giá trị nghệ thuật nổi bật của tác phẩm.
- Xác định vấn đề cần nghị luận (đề tài, hình tượng nhân vật, phong cách nhả văn...), các thao tác lập luận sử dụng và phạm vi dẫn chứng đưa vào trong bài làm.
- Đề bài đôi khi sẽ không nói rõ yêu cầu so sánh nhưng khi nhìn thấy trong đề xuất hiện hai đối tượng (hai đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật...) thì cần có phần so sánh hai đối tượng đó.
- Lập dàn ý sơ lược dựa trên một số câu hỏi thông thường như: giá trị nội dung nghệ thuật của đối tượng thứ nhất là gì? Giá trị nội dung nghệ thuật của đối tượng thứ hai là gì? Điểm giống nhau, điểm khác nhau?
- Mục đích của dạng đề này là yêu cầu học sinh chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đối tượng, từ đó thấy được những điểm kế thừa, cách tân hay sự đa dạng, phong phú của các phong cách nghệ thuật.. .Vì thế, người viết cần đặt trọng tâm bài làm vào phần so sánh.
3) Dàn ý khái quát
Nghị luận so sánh thường có hai cách làm bải:
- So sánh nối tiếp: Lần lượt phân tích hai văn bản, sau đó chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau.
- So sánh song song: Chỉ ra điểm giống nhau, phân tích, chứng minh bằng hai văn bản; sau đó chỉ ra điểm khác nhau rồi phân tích, chứng minh bằng hai văn bản.
=> Mỗi cách đều có ưu điểm và tồn tại riêng. Tuy nhiên, cách làm bài so sánh nối tiếp là cách thức thường xuất hiện trong đáp án của các kì thi đại học - cao đẳng.
Xem thêm >>> Tổng hợp làm bài nghị luận văn học
Tổng hợp các dạng viết đoạn nghị luận xã hội
Trên đây là những kiến thức tổng quát cơ bản về nghị luận so sánh, hãy tìm kiếm trên thành công cụ của Cunghocvui với dòng chữ "dàn ý nghị luận so sánh" để tìm hiểu kỹ hơn về so sánh nối tiếp và so sánh song song. Chúc các bạn học tập tốt <3