Nghị luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
Dưới đây là bài viết những lưu ý khi làm bài nghị luận về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích mà bạn cần biết, ví dụ minh họa kèm hướng dẫn chi tiết chuẩn nhất.
1) Các bước nghị luận
- Trong luận điểm 1 của thân bài, khái quát nội dung của tác phẩm, phân tích khái quát, ngắn gọn nội dung của đoạn trước đó (nếu đoạn trích nằm ở phía sau).
- Trình bày cảm nhận về đoạn trích theo trình tự:
+ Phân tích/ cảm nhận về giá trị nội dung: đoạn trích đề cập đến vấn đề gì, ý nghĩa của vấn đề đó, vai trò của vấn đề trong việc thể hiện giá trị nội dung chung của tác phẩm.
+ Phân tích/ cảm nhận giá trị nghệ thuật: những nét đặc sắc về nghệ thuật là gì, các chi tiết, hình ảnh, câu vãn độc đáo, mới mẻ như thế nào, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích...
+ Đánh giá chung về đoạn trích.
- Nếu là đoạn mở đầu thì phần cuối của thân bài, nên có cảm nhận ngắn gọn về nội dung của đoạn sau đó.
2) Ví dụ minh họa
a) Đề bài: Phân tích tích đoạn mở đầu của tác phẩm “Chí Phèo”.
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời cỏ của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình rai ”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ời! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mat! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hẳn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp Ị Thê có phí rượu không? Thê thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại đẻ ra thân hẳn cho hẳn khô đến nông nỗi này? A ha! Phải đây hắn cứ thể mà chửi, hẳn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hẳn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo. Hắn nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo? Có mà trời biết. Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...
Có thể bạn quan tâm: Nhân vật "Chí Phèo"
b) Gợi ý:
* Mở bài: Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, đoạn trích mở đầu
* Thân bài.
- Luận điểm 1: Khái quát chung.
Giới thiệu khái quát nội dung tác phẩm Chỉ Phèo
- Luận điểm 2: Phân tích đoạn trích.
+ Giá trị nội dung:
++ Phân tích khái quát:
Mở đầu truyện “Chí Phèo” là hình ảnh Chí Phèo với tiếng chửi “vô tiền khoáng hậu”. Chí chửi tất cả từ “trời” đến “đời”, đến “cả làng Vũ Đại”, đến “cha đứa nào không chửi nhau với hắn” đến “ đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn”. Nhưng cái mà hắn nhận được là “trời có của riêng nhà nào”, “đời là tất cả nhưng chẳng là ai”, “không ai lên tiếng”, “không ai ra điều”, “nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo”. Như vậy, điều lạ lùng ở chỗ Chí chửi nhưng không có người nghe cũng không có ai chửi lại hắn ngay cả khi hắn chửi trực diện cả làng Vũ Đại, chửi cụ thể, có đối tượng “chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”. Càng lạ hơn nữa khi không biết chửi ai, Chí Phèo đã quay ra chửi chính những người đã đẻ ra han.
++ Ý nghĩa của tiếng chửi.
+++ Mặc dù cố tình gây sự với mọi người nhưng điều mà Chí Phèo nhận được là: trời có của riêng nhà nào -> đời là tất cả nhưng chẳng là ai -> không ai lên tiếng, không ai ra điều -> nhưng mà biết đứa nào đã đẻ ra Chí Phèo. Nghĩa là không có người nghe chửi và không ai thèm chửi lại
+++ Tiếng chửi đã phản ánh phản ứng của của một con người đang đau đớn, bất mãn với đời. Hắn ít nhiều ý thức được sự bạc bẽo, phũ phàng mà cuộc đời dành cho hắn.
4-H- Tiếng chửi cũng xoáy vào sự cô đơn của Chí Phèo. Người ta vẫn sống quanh hắn nhưng không ai để ý, không ai giao tiếp ngay cả khi hắn chửi người ta. Phải chăng, Chí Phèo đã bị gạt ra khỏi thế giới loài người, không còn được làm người ở cái làng Vũ Đại này nữa. Và nếu đúng như vậy thì tiếng chửi kia là tiếng nói đau thương của một con người ít nhiều ý thức được bi kịch của mình: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Giá trị nghệ thuật:
++ Cách vào truyện như vậy là rất độc đáo. Bằng cách này, Nam Cao đã tạo được ấn tượng cho bạn đọc về nhân vật chính - một kẻ say rượu vừa quen vừa lạ, say như bao gã khác ngập trong hơi men nhưng lại khác người bởi tiếng chửi lạ lùng. Nam Cao không chọn cách mở đầu theo trình tự thời gian, xuôi theo dòng đời nhân vật mà bắt đầu bằng một hình ảnh quen thuộc, ấn tượng trong đời sống hiện tại của Chí để rồi sau đó đưa bạn đọc về những tháng năm quá khứ của nhân vật như một lời giải thích, cắt nghĩa..
++ Nam Cao đã kết hợp hài hoà giữa hai ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
++ Nam Cao cũng kết hợp hai giọng kể: trực tiếp và gián tiếp, thậm chí có lời kể nửa gián tiếp khiến câu vãn linh hoạt, sự kiện được miêu tả sinh động. Nhà văn đã xác định được hoàn cảnh cô đơn giữa cuộc đời và hư vô giữa dòng đời của Chí Phèo bằng chính ngôn ngữ đa giọng điệu đói, có ngôn ngữ trần thuật, cỏ ngôn ngữ tả, có ngôn ngữ bình luận “có hề gì”, “thế cũng chẳng sao”... Lời kể; gián tiếp xen lẫn lời kể trực tiếp, nửa trực tiếp “ờ, thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất!,.,. Mẹ kiếp! Thế này thì có phí rượu không?...” Người kể vừa có định hướng cho người đọc vừa nhập thân vào nhân vật khiến cho mạch văn vừa chân thực lại vừa khách quan.
++ Đoạn văn sử dụng hàng loạt những câu ngắn tạo nên nhịp điệu nhanh, dồn dập và kịch tính cho truyện. Nỗi đau mỗi lúc lại càng lộ ra, càng bị xoáy sâu vào ‘tức thật” rồi “tức chết đi mất” “nghiến răng mà chửi”. Những câu văn ngắn đã trực tiếp phơi bày nỗi đau của Chí. Cùng với những câu văn ngắn là mật độ dày đặc các từ cảm thán “có hề gì, ờ thế này thì tức thật, có trời mà biết..” chuyển tải chính xác cảm xúc của nhân vật, bộc lộ thái độ người kể chuyện. Trong đoạn văn, Nam Cao cũng dùng nhiều hình thức phủ định: chẳng là ai, trừ, không ai lên tiếng, có trời mà biết, hẳn không biết....Những hình thức phủ định dồn dập như một viên tẩy tẩy dần từng nét của Chí Phèo trên cuộc đời này, khẳng định cái hư vô của Chí Phèo + Nội dung đoạn tiếp: Sau màn mở đầu độc đáo, Nam Cao đã quay ngược thời gian để kể về quãng đời lương thiện của Chí Phèo, sự tha hóa, lưu manh hóa của Chí Phèo. Hình ảnh Chí Phèo mang ý nghĩa tiêu biểu cho sự tha hóa của một bộ phận người nông dân trong xã hội nông thôn trước Cách mạng Tháng Tám.
- Luận điểm 3: Đánh giá, bình luận
+ Chỉ trong một đoạn văn ngắn, chân dung của nhân vật hiện lên với hai tầng: tầng thứ nhất là một tên lưu manh say và chửi; tầng thứ hai là một nạn nhân đau khổ mang trong mình nỗi cô đơn, sự trống rỗng và nỗi đau bị cự tuyệt quyền làm người. Hình ảnh Chí Phèo vật vã, giằng xé, quẫy đạp trong nỗi đau đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ với bạn đọc.
+ Nghệ thuật kể chuyện độc đáo cũng cho thấy tài năng và tấm lòng của nhà văn. Nam Cao dường như nhập thân vào nhân vật, viết những câu vãn tràn đầy tâm trạng và nỗi trăn trở. Nhà văn như đau cùng với nỗi đau của nhân vật. Đằng sau giọng điệu như bỡn cợt nhân vật ấy là nỗi bi phẫn cho những tủi nhục và xót xa của Chí Phèo.
* Kết bài: Khái quát và khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Xem thêm >>> So sánh bát cháo hành và bát cháo cám
Hãy để lại những ý kiến thắc mắc, đóng góp mà bạn biết ở phía dưới comment và đừng quên like, share nếu thấy hữu ích nhé!