Đăng ký

Dàn bài bản tình ca "Ai đã đặt tên cho dòng sông" hay nhất

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu càu:
                                        Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
                                        Em có tuổi hay không có tuổi
                                        Mái tóc em đây, hay là mây là suối
                                        Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông 
                                        Thịt da em hay là sắt là đồng ?
                                        Cho tôi hôn bàn chân em lạnh ngắt 
                                        Cho tôi hai bàn tay em nắm chặt
                                        Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
                                        Trên mình em đau đớn cả thân cành
                                        Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
                                        Em đã sống lại rồi, em đã sổng!
                                        Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
                                        Không giết được em, người con gái anh hùng!
                                        Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
                                        Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
                                        Không phải cho em. 
                                        Cho lẽ phải trên đời 
                                        Cho quê hương em. 
                                        Cho Tổ quốc, loài người!
                                                                                            (Người con gái Việt Nam, Tố Hữu, Gió lộng, NXB Văn học, 1961)
Câu 1: Đoạn trích trên được sáng tác vào giai đoạn văn học nào?
Câu 2: Hình tượng nhân vật trung tâm của đoạn thơ là ai? Hình tượng nhân vật ấy được tác giả thể hiện vói thái độ gì?
Câu 3: Anh (chị) hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn thơ đầu.
Câu 4: Trong khoảng từ 5 - 7 dòng, trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề lẽ sống cùa tuổi trẻ được đặt ra trong khổ thơ cuối cùng của đoạn trích.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh (chị) về bài học mà người cha muốn nói với con trong bài thơ sau:
                                             Chẳng ai muốn làm hành khất
                                             Tội trời đày ở nhân gian 
                                             Con không được cười giễu họ 
                                             Dù họ hôi hám úa tàn 
                                             Nhà mình sát đường họ đến 
                                             Có cho thì có là bao
                                             Con phải răn dạy nó đi 
                                             Nếu không thì con đem bán 
                                             Mình tạm gọi là no ấm
                                             Ai biết cơ trời vần xoay
                                             Lòng tốt gửi vào thiên hạ
                                             Biết đâu nuôi bố sau này...
                                                                           (Độn cọn, Trần Nhuận Minh)
Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Sông Hương là bản tình ca ca ngợi về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế. Qua phân tích tùy bút "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" (Hoàng Phủ Ngọc Tường), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
B. GỢI Ý LÀM BÀI  

Phần I. Đọc —hiểu
Câu 1: Đoạn thơ trên được sáng tác trong giai đoạn vãn học 1945 - 1975.
Câu 2: Hình tượng trung tâm của đoạn thơ là hình tượng người con gái Việt Nam (nữ anh hùng Trần Thị Lý).
Hình tượng nhân vật được tác giả thể hiện với thái độ:
-    Ngợi ca:
                             Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
                             Em có tuổi hay không có tuổi
                             Mái tóc em đây, hay là mây là suối 
                             Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông 
                             Thịt da em hay là sắt là đồng ?
                             Ôi trái tim em trái tim vĩ đại
                             Còn một giọt máu tươi còn đập mãi
                             Không phải cho em. 
                             Cho lẽ phải trên đời 
                             Cho quê hương em. 
                             Cho Tổ quốc, loài người
-    Thương xót:
                             Cho tới hôn bàn chân em lạnh ngắt
                             Cho tôi nâng bàn tay em nắm chặt
                             Ôi bàn tay như đôi lá còn xanh
                             Trên mình em đau đớn cả thân cành
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ mở đầu là:
- Biện pháp so sánh: cô gái - nàng tiên ; mái tóc - mây, suối; đỏ/ mắt — chớp lửa đêm đông. Những hình ảnh so sánh gợi tả vẻ đẹp của người con gái Trần Thị Lý. Những vẻ đẹp ấy là những vẻ đẹp hoàn hảo được nhìn bằng con mắt yêu thương, ngợi ca của tác giả
“ Biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ: bốn câu hỏi tu từ. Hỏi nhưng không có hàm ý nghi vấn mà nhằm khẳng định vé đẹp của người con gái Việt Nam anh hùng
Câu 4: Học sinh triển khai theo suy nghĩ cá nhân. Tuy nhiên, cổ thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
-    Khổ thơ cuối cùng của đoạn trích đưa ra một lẽ sổng: sống là cống hiến, sống cho lẽ phải. Quan niệm sống được đưa cách ngày nay nửa thế ki nhưng vẫn còn nguyên giá trị.
-    Để cuộc đời mỗi con người trôi qua không vô nghĩa, con người không thể chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà còn cần phải biết hy sinh và cống hiến, tạo nên những giá trị cho cuộc đời chung.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2 điểm): 
Yêu cầu về bình thức:
-    Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-    Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
-    Giải thích, nêu ý nghĩa bài thơ
Dặn con là một bài thơ mang đậm tính triết lý, thể hiện sự trài nghiệm của một người đã đi qua nhiều thăng trầm của cuộc đời.
Bài thơ là lời gan ruột của một người cha, một người đã đi qua cuộc đời, nếm trải và thấu hiểu nhiều quy luật cuộc sống, nhắn nhủ đến người con của mình, cỏ thể nói, bài thơ đã nhắc tới đạo lí làm người, bài học làm người: Lá lành đùm lá rách, Thương ngu thương thân, sống trên đời phải có lòng yêu 1 lần đối với nhũng cùng khổ. Trao đi lòng yêu 1 người sẽ nhận về nhiều điểu vô giá.
-Phân tích, lí giải
+ Những lời người cha dạy con tuy chỉ dựa trên một sự việc, hiện tượng ta thường gặp nhưng thể hiện một  
thái độ, một đạo lí sống. Đó là một thái độ, một đạo lí sống thân thiện, tốt đẹp, thông minh và thực tế. Bởi lẽ:
++ Sinh ra trên đời, ai cũng có quyền sống, quyền bình đẳng, quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhưng không phải ai cũng hạnh phúc và sung sướng như nhau. Mọi người sống trên đời đều có một hoàn cảnh, một số phận riêng, không ai giống ai. Tùy thuộc những sự phân bố vừa ngẫu nhiên vừa tất nhiên mà những số phận khác nhau ấy sẽ may mắn hay hầm hiu, hạnh phúc hay bất hạnh... không như nhau ( những điều kiện tự nhiên, xã hội vả di truyền...). Nghèo khổ, bất hạnh không phải là tội lỗi, chỉ là sự rủi ro. Rủi ro sẽ dẫn đến thiệt thòi.    
++ Được sinh sống trong một điều kiện tốt, được thụ hưởng một cuộc sống bình yên, con người phải biết chia sè, đùm bọc, giúp đỡ những người bất hạnh, thiệt thòi. Đó là lương tâm hướng tới sự công bằng, là trách nhiệm với đồng loại, là thiên tính tự nhiên của nhiều loài, nhất là ở con người. Cha ông ta có câu Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ là vì thế.
Dan chứng: yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là truyền thống tự ngàn đời nay của dân tộc ta. Mỗi khi có thiên tai tràn về một tỉnh nào đó, trái tim cả nước đều hướng về. Những chương trình như ‘‘Nối vòng tay lớn”, “Áo ấm mùa đông”, “Áo trắng đến trường”... đều là những hoạt động thiết thực nhằm thể hiện tấm lòng hào tâm, tình yêu và sự đùm bọc lẫn nhau của người dân Việt.
+ Phê phán:
Trong cuộc sống ngày hôm nay, căn bệnh vô cảm, vị kỉ càng đang trở thành một đại dịch. Con người chỉ biết mưu cầu hạnh phúc cá nhân mà sống thiếu sự đồng cảm, sẻ chia, vô cảm trước những bất hạnh, éo le của người khác. Những ngôi nhà càng được xây rộng ra nhưng lòng người ngày càng chật hẹp, các căn hộ được xây san sát nhưng người ta chẳng bao giờ đến thăm hỏi nhau, những con đường ngày càng nhiều, càng đẹp nhưng người ta chỉ biết tới con đường từ nơi làm việc về nhà mà quên mất con .đường đến nhà người bạn cũ... Khi chúng ta không tự bồi dưỡng được một cách nhìn, một thái độ và một cách ứng xử tốt đẹp thì hậu quả sẽ tiêu cực: người thiệt thòi càng khốn khó, mỗi chúng ta không thanh thản, không hoàn thiện, đạo lí tốt đẹp của dân tộc bị mai một, xã hội không phát triển...
- Bình luận, liên hệ bản thân: Lời dặn của người cha cũng chính lời nhắc nhở đối với con người trong cuộc sổng hiện đại. Hãy biết mở lòng ra, cho đi yêu thương nhiều hơn. Và cũng chỉ bằng cách cho đi yêu thương, con người mỗi nhận về những điều xứng đáng.
Câu2 (5 điểm):
1.    Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Hoàng Phù Ngọc Tường và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Ai đã đặt tên cho đòng sông? là một trong những tác phẩm thành công nhất khi viết về sông Hương, xứ Huế. Tác phẩm thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác, đậm chất trữ tình và trí tuệ của Hoàng Phủ Ngọc Tường (dẫn lại ý kiến).
2.    Thân bài
a) Khái quát về tác giả, tác phẩm
- Tác giả:
Là thế hệ nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông từng sáng tác thơ, viết bút kí nhưng nổi bật hơn cả vẫn là những bài kí về sông Hương, xứ Huế. Nghệ thuật kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu tính triết lí, trí tuệ lại vừa mềm mại, bay bổng.
- Tác phẩm
Thể loại kí: Kí là thể loại đặc trưng của vãn học dùng để tái hiện những sự việc, hoàn cảnh mang tính chân thực. Giá trị cơ bản của kí là đưa điển cho người đọc những hình dung sống động và cụ thể nhất về đối tượng.
+ Sông Hương, xứ Huế:
Xứ Huế là một khung cảnh có vè đẹp lãng mạn, hữu tình. Trong thi ca, hội họa, xứ Huế là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, rất nhiều vãn nghệ sĩ đã đắm say trước vẻ đẹp của mảnh đất này từ Nguyễn Du, Nguyên Trãi, Hồ Xuân Hương,.. .Đến với đề tài này, bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường tôn lên vẻ đẹp, sự thơ mộng đến kì diệu của dòng sông - một bàn tình ca đẹp về thiên nhiên và văn hóa xứ Huế.
b) Vẻ đẹp của sông Hương trong dòng chảy tự nhiên
-  Sông Hương ờ thượng nguồn Trường Sơn hừng vĩ
+ Khi bắt đầu tiếng nói đầu tiên với cuộc đời, sông Hương là một bản trường ca mĩ lệ, hào hùng với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có lốc rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy vào những đáy vực bí ẩn, lại có lúc nỏ trở nên dịu dàng, say đắm giữa những dặm dài chồi lọi của hoa đỗ quyên rừng. Chính sông Hương với vẻ đẹp bản thể của nó trở thành bản trường ca về núi rừng Trường Sơn hùng vĩ, mỗi nốt nhạc của bản trường ca này là một vè đẹp tự nhiên của nó.
+ Khi hòa mình vào Trường Sơn, với những vẻ đẹp tự nhiên vừa phóng khoáng, man dại, vừa trong sáng, bí ẩn, dòng sông đã mang một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan. vẻ đẹp phá vỡ mọi khuôn thước đó khiển sông Hương có dáng hình rất riêng, khác hoàn toàn so với ‘Như kẻ thù số 1” của con người như sông Đà.
+ Tuy phóng khoáng nhưng không dễ dãi, dòng sông không phô diễn vẻ đẹp của mình một cách hời hợt, những biểu hiện của nó chỉ dừng lại vừa đủ để hấp dẫn du khách còn bản chất của nó vẫn là một con sông bí ẩn. Khi rừng già chế ngự mọi bản năng của nó, dòng sông gói ghém tất cả mọi vẻ đẹp trước khi ra cửa rừng. Nó đóng kín lại và ném chìa khóa dưới chân núi Kim Phụng.
- Sông Hương về đến ngoại vi thành phố
+ Sức mạnh bản năng đã được chế ngự, dòng sông trải nghiệm nhiều hơn với vẻ đẹp của mình,có khi là nàng công chúa ngủ trong rừng, lại có lúc hiền hòa như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, xứ sở.
+ Trong bút pháp nhân cách hóa, ờ mỗi không gian, sông Hương lại mang nhũng vẻ đẹp khác nhau của con người. Khi là người mẹ phù sa, nó ôm ấp, chở che, bồi đắp cho Huế; khi mang dáng hình của một nàng công chúa trong huyền thoại thì mọi vẻ đẹp của nó đột nhiên bùng tỉnh. Huế trở thành người tình trong mộng đã thức tỉnh sông Hương ờ cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
+ Vẫn trong hành trình tìm về với Huế, sông Hương đã đối thay đột ngột. Nó không còn phóng khoáng, man dại như ờ thượng nguồn, mà nó trầm tĩnh ý nhị hơn với những khúc quanh đột ngột, những cái uốn mình thật mềm để trở thảnh một dải lụa.
+ Sự đổi thay cá tính cửa sông Hương là một cuộc kiếm tìm có ý thức. Khi nó gặp tình yêu của cuộc đời mình, nó trờ nên kín đáo, e lệ, mọi vê đẹp như ẩn như hiện để khẽ khàng chỉnh phục du khách.
+ Quãng đường của sông Hương khi về đến vùng trung du là một nốt nhạc trầm nhưng dư âm cả nó lại vang vọng sâu xa. Gói gém tất cả những vẻ đẹp bản thể của mình, sông Hương hòa lẫn với danh thẳng của Huế từ ngã ba tuần, vấp Ngọc Trảm đến Nguyệt Biểu, Lương Quán,...Dòng sông trở thành tẩm gương phản chiếu để vẻ đẹp của Huế trở nên lung linh, huyền ảo hơn. Cũng vì thế mà sắc nước của sông Hương đổi thay, nó như có cá tính, cảm xúc “sớm xanh trưa vàng chiều tím”.
Khi trải mình với những lăng tẩm, đền đài, kinh thành, sông Hương trầm mặc mang vẻ đẹp như triết lí, cổ thi. Nó tĩnh lặng, hoang dại đến độ tác giả phải nghi ngờ. Bởi cái phong lưu của Huế, cái trầm mặc của sông Hương đã làm nên một bức tranh vô giá:
                                Bốn bề núi phù mây phong
                                Mảnh trăng Thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên.
- Sóng Hương trong lòng thành phố
+ Không còn là sắc màu, là dáng hình phô diễn, dòng sông như một dòng tình cảm đầy khát khao yêu đương khi nhìn thấy cầu Tràng Tiền ỉn ngần lên nền trời; sông Hương yên tâm về cuộc hành trình, nó vui tươi hẳn lên, những biểu lộ của dòng sông càng kín đáo, e lệ như tiếng vâng không nói ra của tình yêu.
+ Tác giả có những so sánh rất thú vị khi nói về cơ duyên của dòng sông với các thành phố, như sông Xen của Pari, sông Đa-nuýp của Pu-na-pép,...và Hương giang của Huế. Nhưng điều khác biệt là chi có sông Hương thuộc về một thành phố duy nhất, nó chung tình với Huế, nó đắm say với cuộc tình trăm năm và trôi đi thật chậm như điệu slow tình cảm.Đáp lại thành phố trong tình yêu, nỗi nhớ của sông Hương làm nên những chi lưu mang nước để nuôi sống cho Huế để tạo thành những xóm làng xúm xít với cây đa, cây dừa cổ thụ.
+ Chứng minh cho sự gắn bó thủy chung giữa sông Hương và Huế, tác giả đã có liên tường rất thú vị. Từ bàn tứ đại cảnh trong đêm hội hoa đãng, Huế vẫn luôn tự hào về khúc tứ đại cảnh của mình. Sông Hương với sự thủy chung, nét kiều diễm đã hiến dâng hết mình cho Huế,làm phông nền cho mọi vẻ đẹp của Huể được thăng hoa.
+ Trước khi về với biển cả, sông Hương không vội vã. Dòng sông đột ngột chuyển hướng đổi dòng để trở lại thị trấn Bao Vinh nói lời chia tay với Huế. Đến đây, tác giả ví như lời thề của Thúy Kiều với Kim Trọng trong đêm tình tự: “Còn non, còn nước, còn về, còn nhớ”.
Tiểu kết: Rất đa dạng ở màu sắc và đường nét miêu tả nhưng lại thống nhất trong một nghệ thuật tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường: so sánh vả nhân cách hóa để sông Hương không còn là dòng sông của tự nhiên nó trở thành một nhân vật văn học có cá tính với gương mặt của một người con gái Huế vừa mềm mạĩ, dịu dàng; vừa kín đáo, e lệ lại ẩn chứa khát khao mãnh liệt trong một tình yêu thủy chung.
- Sông Hương với vẻ đẹp văn hóa Huế
Trong suốt cuộc hành trinh của mình, sông Hương đã hóa thân vào rất nhiều tín hiệu văn hóa của Huế, mà mỗi vùng, mỗi khúc dấu ấn văn hóa đó lại biểu hiện những vẻ đẹp khác nhau.
+ Là bà mẹ phù sa ôm ấp, che chở cho một vùng vân
+ Vân trong chi lưu của nó, sông Hương làm nên một nét văn hóa rất riêng cho Huế. Đó là những đêm hội hoa đăng, là những tiếng đàn theo dư âm của sóng nước,... 
+ Từ lâu nay, tà áo dài tím và chiếc nón bài thơ là những hình ảnh quen thuộc gắn bó với
xứ Huế mơ màng. Và chính sông Hương với màu sương khói ẩn hiện đã hóa thân vào màu tím đặc trưng của Huế. Dòng nước sông Hương “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” trở thành cội nguồn của những tà áo điều lục mà người con gái Huế thường mặc sau tiết sương giáng.
+ Hơn cả một dòng sông, Hương giang còn là một dòng thi ca đem lại nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân từ Nguyễn Du, bà Huyện Thanh Quan, Tản Đà, Tố Hữu. Với mỗi thi nhân, sông Hương lại mang một vẻ đẹp khác nhau, không bao giờ lặp lại mình. Nhà thơ Cạp Bá Quát thấy Hương giang là một dòng khí phách, bà Huyện Thanh Quan lại vương vấn nỗi niềm hoài cổ, Tổ Hữu lại thấy nó là một dòng sông của ánh trăng lấp ló:
                         Trên dòng Hương giang em buông mái chèo
                         Trời trong veo nước trong veo.
                                                     (Cô gái sông Hương - Tố Hữu)
+ Trên hết vẫn là sự gắn bó của dòng sông với xứ Huế và con người xứ Huế trải qua ngàn đời với biết bao thăng trầm lịch sử. vẻ đẹp của sông Hương vẫn nguyên vẹn, vừa thân thiết lại vừa kiều diễm để rồi trở thành huyền thoại và câu hỏi "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" được lí giải.
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật kí của Hoàng Phù Ngọc Tường
+ Ngôn ngữ kí của tác giả vừa nhẹ nhàng, tinh tế, vừa sâu lắng vừa đậm đà
+ Bút pháp tài hoa lãng mạn của tác giả
+ Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật tu từ
+ Những trải nghiệm, những hiểu biết sâu sắc của tác giả về văn hóa mang tên dòng Hương giang.

Có thể bạn quan tâm: Vẻ đẹp dòng sông Hương
3.    Kết bài
Uyên bác trong chiều sâu tri thức văn hóa, tài hoa trong lối dùng ngôn ngữ nghệ thuật và đầy chất thơ trong cảm xúc, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp thêm một “bài thơ đẹp” về sông Hương, xứ Huế qua Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Xem thêm >>> Sóng - Xuân Quỳnh

Trên đây là bài văn bám sát theo chuẩn cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2017, hy vọng sau bài viết bạn có thể hiểu được hơn nữa bài "Ai đã đặt tên cho dòng sông" - Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hãy để lại comment ý kiến, những thắc mắc của bạn ở phía dưới nhé!

shoppe