Đăng ký

Tổng quan về ancol và các hợp chất về ancol mới nhất

Tổng quan về ancol và các hợp chất về ancol mới nhất

Chắc hẳn bạn đã được nghe rất nhiều về khái niệm ancol không chỉ trong hóa học mà còn trong đời sống. Vậy thì ancol là gì? và các ứng dụng cùa chúng trong thực tiễn là ra sao mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

I. Lý thuyết chung

    1. Định nghĩa ancol?

Ancol, còn gọi là rượu, được hiểu là một hợp chất hữu cơ chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử C.

Công thức hóa học cơ bản: \(C_2H_5OH\)

Bài học liên quan:

    2. Các ancol thường gặp

Phân loại:

  • Theo liên kết cacbon: Có các loại không no hoặc no
  • Theo cấu trúc: Có các loại mạch vòng, nhánh và thẳng

Ví dụ: \(CH_3-CH_2-OH\) là loại no và \(CH_2=CH-CH_2-OH\) là loại không no.

  • Theo chức: Gồm đa và đơn chức.

Ví dụ: \(CH_3-CH_2-OH\) (etanol) là loại một lần còn \(OH-CH_2-CH_2-OH \) (etylen glycol) là loại hai lần.

Các loại cơ bản thương gặp:

\(CH_3OH\) Ancol metylic
\(C_2H_5OH\) Ancol etylic
\(C_5H_{11}OH\) Ancol anlylic
\(C_{16}H_{33}OH\) Ancol benxylic

II. Các phản ứng hóa học của ancol

  • Tính axit

\(ROH \rightarrow RO^- + H^+ \)

Phản ứng của loại  bậc 1 > bậc 2 > bậc 3

\(CH_3OH , C_2H_5OH, (CH_3)_3COH,CF_3CH_2OH\)

\(pk_a : 15,4 ;16; 18,6; 12,43\)

Phản ứng este hóa

ĐK: Xúc tác có proton (\(H_2SO_4, t^o)\)

\(R-OH +R'COOH \rightarrow R'COOR+H_2O\)

Khả năng phản ứng: \(CH_3OH\)bậc 1> bậc 2> bậc 3.

  • Phản ứng với các HX

\(R-OH +HX \rightarrow RX +H_2O\)

Phản ứng: Tiến hành xục khí HX vài ancol hoặc đun sôi với HX đđ.

Khả năng phản ứng: Bậc 3> 2> 1. Và \(HI>HBr>HCl\)

Phản ứng với HCl khá yếu nên phải có thêm xúc tác là \(ZnCl2\). Bên cạnh đó, HCl không phản ứng với ancol bậc 1.

  • Phản ứng tách nước của ancol

Điều kiện: \(H_2SO_4 đđ(170^o) \ hoặc \ Al_2Cl_3 (400-800^0)\).

\(R-CH_2-CHOH-CH_3\rightarrow R-CH=CH-CH_3+H_2O\)

Khả năng phản ứng: Ancol bậc 3> bậc 2> bậc 1.

Nội dung phản ứng theo quy tắc Zaixep.

Nếu dùng dư ancol trong phản ứng và ở nhiệt độ thấp thì hai phân tử ancol có thể khử một phân tử nước cho este:

\(2CH_3-CH_2-OH (H_2SO_4 đđ, 140^0) \rightarrow CH_3-CH_2-O-CH_2-CH_3+H_2O\)

  • Oxi hóa ancol

a) Với chất oxi hóa yếu

\(R-CH_2-OH +CuO(t^0)\rightarrow R-CHO+Cu+H_2O\)

Trong điều kiện tương tự ancol 3 không phản ứng.

b) Với chất oxi hóa mạnh

Điều kiện: \(KMnO_4 (loãng, lạnh, trung \ hòa), CrO_3/ceton, H_2CrO_4 , K_2Cr_2O_7, ...\)

\(3RCH_2OH + 2H_2CrO_4 + 6H^+(t^0)\rightarrow 3RCHO + 2Cr^{+3} + 8H_2O\)

III. Bài tập ancol

Bài 1: Tiến hành thí nghiệm với một lượng ancol no đơn chức trong nhiệt độ cao A được 9,45 gam \(H_2O\) và 15,4 gam \(CO_2\) . Công thức phân tử của A là:

Số nguyên tố C của ancol cần tìm là  = \(\dfrac{n_{CO_2}}{n_{H_2O}-n_{CO_2}}\)=\(\dfrac{0.35}{0.525-0.35}\) = 2

Vậy công thức của A là \(C_2H_6O_2\)

Bài 2: Tiến hành thí nghiệm với m lượng hỗn hợp hai ancol no đơn chức trong nhiệt độ cao, mạch hở thu được 2,24 lít \(CO)2 ( đktc ) \ và \ 7,2 \ gam \ H_2O\). Tính m của ancol?

\( m_{ancol} = m-{H2O}-\dfrac{m_{CO_2}}{11}= 7,2-\dfrac{4,4}{11}=6,8\).

IV. ĐIều chế ancol

  • Hidrat hóa anken:

\(R – CH = CH_2 ( H_2SO_4)\rightarrow  R – CHOH – CH_3\)

  • Thủy phân halogenua ankyl (môi trường kiềm):

\(R-X + H_2O (NaOH, t^0)\rightarrow    R-OH + HX\)

Khả năng phản ứng: \(R-I > R-Br > R-Cl.\)

Hy vọng rằng với những kiến thức tổng hợp trên, bạn đã tự có câu trả lời cho bản thân về định nghĩa ancol và những vấn đề xoay quanh chúng. Cunghocvui chúc các bạn thành công!

shoppe