Đăng ký

Tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi: Đất Nước và Sóng

A. ĐỀ BÀI

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:.
                            Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo:         
                            Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.
                            Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
                            Thằng bé lom khom nghé hát chèo.
                            Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
                            Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.
                            Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
                            Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!

(Hội Tây, Nguyễn Khuyến . Theo Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2014).

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ..
Câu 2. Nêu tác dụng của việc sử dụng hai từ tênh nghếch, lom khom trong hai câu thơ “Bà quan tênh nghếch xem bơi trải/Thằng bé lom khom nghé hát chèo..
Câu 3. Có ý kiến cho rằng, ở hai câu thơ thứ 5 và thứ 6 của bài, tác giả Nguyễn Khuyến đã sử dụng thủ pháp đối hiệu quả. Anh/chị có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? .
Câu 4. Xác định giọng điệu chủ đạo trong hai câu kết cùa bài thơ..
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Chụp ảnh “tự sướng” là cách mà nhiều bạn trẻ sử dụng để thể hiện bản thân, khẳng định cái tôi của mình. Tuy nhiên, một số người bị nghiện quá mức đã gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về thói quen này của giới trẻ.
Câu 2 (5 điểm)
Tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi trong giai đoạn văn học 1945 - 1975 luôn đan xen hài hòa tạo nên tình yêu cao đẹp của con người Việt Nam.
Hãy phân tích “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm) và “Sóng” (Xuân Quỳnh) để làm sáng tỏ nhận định trên.

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1. Thể thơ: thất ngôn bát cú..
Phương thức biểu đạt chính: miêu tả .
Câu 2. Hai từ “tênh nghếch”, “lom khom'" đã miêu tả tư thế nực cười của bà quan (bà đầm Tây) đổi lập với dáng vẻ đáng thương của đứa bé. Qua đó lột trần thực tại xót xa của cảnh đất nước trong nô lệ, dưới gót giày của lũ xâm lược. Đau xót hơn, những con người nô lệ ấy không nhận thức được nỗi nhục mất nước lại còn cuốn vào những trò chơi mà bọn thực dân Pháp bày ra để mị dân.
Câu 3. Đồng ý.
Cụ thể: cây sức đối với tham tiền (lí do tham gia trò chơi), cây đu đối với cột (danh từ chỉ sự vật) , nhiều đối với lắm (lượng từ chỉ số người tham gia), chị đối với anh/chị (chỉ người tham gia), nhún đổi với teo (động từ chỉ hành động).
Câu 4. Giọng điệu chủ đạo trong hai câu kết của bài thơ: châm biếm, giễu nhại.

Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
a) Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn,

-    Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt cầu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
-    Giải thích: Chụp ảnh tự sướng (tiếng Anh gọi là selfie) dùng để chỉ thói quen tự chụp ảnh và cập nhật hạng thái đăng tải lên các trang mạng xã hội nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.
- Chứng minh, phân tích ý kiến:
+ Mạng xã hội là một thế giới ảo, những nội dung được đăng tải trên mạng xã hội có thể là thật nhưng cũng có thể không. Tuy nhiên, những ảnh hưởng đến đời sống lại là thật. Những phát ngôn ở trên mạng xã hội có độ tín cậy thấp. Nhiều bạn trẻ quá tin tưởng vào những lời tán dương của "cư dân mạng”, từ đó mà ảo tưởng về giá trị của bản thân. Cho đến khi va vấp với hiện thực, nhiều bạn sẽ không khỏi thất vọng về bản thân. Ngược lại, cùng có những bạn trẻ phải nhận những lời nhận xét ác ý, thậm chí thóa mạ của nhiều người sử dụng ác ý.
+ Việc ham mê sử dụng mạng xã hội khiến cho thời gian trôi đi lãng phí. Đặc biệt, nhiều bạn trẻ tốn hàng giờ đồng hồ để chỉnh sửa, đăng tải một bức ảnh và tham gia bình luận vào những bức ảnh “tự sướng”. Dành quá nhiều thời gian vào thế giới ảo, những người trẻ sẽ bỏ lỡ, đánh mất nhiều điều của cuộc sống thật.
+ Theo nhiều chuyên gia về tâm thần học, nghiện chụp hình “tự sướng” cũng là một loại bệnh lý, một chứng rối loạn về tâm thần, là hội chứng chứng ám ánh, mặc cảm về ngoại hình... Những người bị chứng ám ảnh này luôn không ngừng lo lắng về dung nhan, diện mạo của họ, Họ cho rằng có vài chỗ trên cơ thể của họ bị khiếm khuyết
+ Chụp và đăng ảnh selfies thực sự có thể làm người khác khó chịu. Trong những nơi sinh hoạt công cộng, nhiều bạn trẻ mải mê tự sướng làm cản trở công việc của những người xung quanh, gây cho những người bên cạnh cảm giác phiền phức.
+ Trên thế giới đã có nhiều trường hợp người đăng ảnh bị kêu xấu lấy ảnh rồi lắp ghép, chỉnh sửa... nhằm bôi nhọ hình ảnh khiến nạn nhân xấu hổ, tự ti đến mức tự tử. Nhiều người chỉ nhận thấy ưu điểm của các trang mạng xã hội, nhưng chưa lường hết những việc xấu có thể xảy ra. Và khi vướng vào rắc rối, không phải ai cũng đủ can đảm, tự tin để đối phó với làn sóng phản ứng từ bạn bè, xã hội.
tiện công nghệ hiện đại chỉ là công cụ giúp cho cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, thuận lợi hơn. Không nên phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ hiện đại để làm mất đi nhiều giá trị của cuộc sống thực. Đó là điều mà mỗi người cần phải ý thức được, đặc biệt lả những người trẻ.
+ Dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với gia đình, bạn bè và những người xung quanh sẽ giúp cho mỗi người cảm nhận được những giá trị chân thực của đời sống.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
-   Tình yêu là đề tài muôn thuở trong thơ ca và có thể nói đây là đề tài rất quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ. Đã có biết bao nhà văn, nhà thơ đã viết về đề tài này nhưng ở mỗi cách nhìn khác nhau, tình yêu lại hiện lên với những dáng hình và màu sắc khác nhau. Nổi bật trong mảng đề tài này là tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi. Văn học giai đoạn 1945 - 1975 đã thể hiện sự đan xen hài hòa giữa hai tình yêu này. Và có thể nói, “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm và “Sóng” của Xuân Quỳnh đã thể hiện rất thành công sự kết hợp hài hòa này, tình yêu lứa đôi hòa quyện nồng thắm trong tình yêu đất nước tạo nên vẻ đẹp của con người Việt Nam.
2.    Thân bài
a) Khái quát chung
- “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm:
Thơ ca giai đoạn 1945 — 1975 có nhiều sáng tác đặc sắc về đặc sắc về đề tài đất nước như Mũi Cà Mau của Xuân Diệu, Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng của Chế Lan Viên,... Các sáng tác đó đều tái hiện rất sinh động hình ảnh của đất nước trên các phương diện khác nhau và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả bời những đóng góp riêng độc đảo. Nằm trong nguồn cảm hứng chung đó, trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, tiêu biểu là chương “Đất Nước” có những đóng góp đặc sắc cho đề tài này. Với giọng điệu giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, Nguyễn Khoa Điềm mang đến cho người đọc một cách nhìn mới mẻ về đất nước, vẻ đẹp của đất nước được phát hiện ờ chiều dài của lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của không gian văn hóa, tinh thần, truyền thống của dân tộc. Ba phương diện này được thể hiện trong sự gắn bó và thống nhất xuyên suốt đoạn trích Đất Nước và cùng hướng tới một tư tưởng cốt lõi: “Đất nước của nhân dân”.
- “Sóng” của Xuân Quỳnh

+ Xuân Quỳnh viết Sóng vào năm 1967 trong chuyến đi thực tế tại vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968), là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, mang đậm phong cách thơ Xuân Quỳnh.
+ “Sóng” được xem là bài thơ tình thuộc hàng kiệt tác nghệ thuật trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Hình tượng trung tâm của bài thơ là “sóng” vả vì thể mà mạch thơ cũng giống như từng lớp sóng trào dâng. Ngoài ra, “Sóng” còn ẩn dụ cho tình yêu, nỗi nhớ của “em” - của nhân vật trữ tình. Có những lúc sóng và em hợp thành cặp hình ảnh song hành, quấn quýt, soi chiếu vào nhau tô đậm vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam khi yêu với tất cả các sắc thái, cung bậc của nỗi nhớ, lòng yêu: một tình yêu thủy chung, bền bỉ và nhiều trắc trở trong cảm thức hợp - tan thời chiến.
b)  Hình ảnh “Đất Nước” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm:
 Đất nước hiện lên thật gần gũi, quen thuộc
+ Nguyễn Khoa Điềm miêu tả về quá trình hình thành và phát triển của đất nước bằng tư duy rất mới mẻ. Quan điểm quen thuộc khi định danh về đất nước thường dựa vào những khảo sát 1 lịch sử, khoa học hay những biểu hiện của văn hóa, địa lí. Nó là những cách đánh giá khoa học, đúng đắn nhung cũng vì thế mà làm cho hình ảnh của đất nước trở nên xa lạ, tách biệt với nhân dân. Còn trong cách đánh giá của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả dựa vào những câu chuyện cổ tích, ca dao, truyền thuyết để kiến giải về đất nước, để khẳng định đất nước vốn dĩ là hình ảnh gắn bó, gần gũi với nhân dân đồng thời nhân dân mới là người khai sinh ra đất nước.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa... " mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
 Đất nước tồn tại trong đời sống, tiềm thức của nhân dân. Vì “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”, đất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mà mẹ thường hay kể. Điều đó khẳng định với chúng ta, đất nước là một hình ảnh tồn tại lâu bền bời vì mỗi con người Việt Nam sinh ra và lớn lên đều đã thấy đất nước mình với lịch sử và dáng hình của nó. Đất nước còn tồn tại trong cái “ngày xửa ngày xưa” của những câu chuyện cổ tích dân gian. Mà chuyện cổ tích lại là sản phẩm trong đời sống văn hóa - tinh thần của nhân dân cho nên có thể nói, đất nước có bóng trái tim, tiềm thức của con người Việt Nam.
- Đất nước không chỉ có trong tiềm thức, kí ức mà đất nước còn là những điều gần gũi, thân quen ngay trong đời sống vật chất của con người. Nguyễn Khoa Điềm luôn dẫn người đọc đến một triết luận, cái hiện tại lớn lên từ trong quá khứ, cái lớn lao bắt đầu từ cái nhỏ bé, bình dị: “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Hai chữ “miếng trầu”gợi cho người đọc nghĩ về phong tục, tập quán ngàn đời của dân tộc (“Miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nên dâu nhà người”), miếng trầu trong cổ tích Trầu cau mang truyền thống nhân văn cao đẹp của tâm hồn dân tộc. Đất Nước thật lớn lao kì vĩ nhưng chẳng phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé đó sao!
- Đất Nước còn có trong những tập tục, thói quen, ngôn ngữ, tên gọi,., tất cả những gì có trong đời sống của con người: “Tóc mẹ thì bới sau đầu/ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn/ Cái kèo, cái cột thành tên/ Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng..Đất Nước thật không xa lạ mà ở ngay bong thói quen bới tóc sau đầu của mẹ, trong tình nghĩa sâu nặng vợ chồng, trong ngôi nhà ấm áp, trong hạt gạo trắng ngần một nắng hai sương, trong sự hình thành của ngôn ngữ dân tộc — cái kèo, cái cột cũng thành tên...
- Đất Nước không chỉ hình thành từ trong không gian tình thần, trong kí ức mà đất nước còn lớn lên cùng chiều dài lịch sử, gắn với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc: “Đất Nước lớn lẽn khi dân mình biết bồng bế mà đánh giặc”. Câu thơ nhắc nhở ta về với cội nguồn, với truyền thuyết Thánh Gióng - hình ảnh cậu bé vươn vai thành báng sĩ nhổ be đánh đuổi giặc  n ra khỏi bờ cõi — là biểu tượng sức mạnh quật cường của đất nước đứng lên trong suốt bốn ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
+ Và bên dải đất hình chữ s ấy đã cỏ một dân tộc quần tụ "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”
    Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước
=> Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng khéo lẻo cả ba mật cổ tích, ca dao, tục ngữ để lí giải về đất nước. Một tình yêu đất nước thầm kín, sâu lắng đã được nhà thơ thể hiện trong quá trình tìm hiểu, lí giải về nguồn gốc của đất nước. Phải có một tình yêu nước nồng nàn, rất thiết tha thì Nguyễn Khoa Điềm mới thấy được đất nước trong câu chuyện cổ mẹ kể, trong miếng trầu với truyền thuyết về sự thủy chung trong tình cảm của vợ chồng, anh em, trong cây tre Thánh Gióng chống ngoại xâm.. .Và trong tình yêu lớn đó là một tình cảm riêng tư, tình yêu lứa đôi:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm.
+ Với tư duy nghệ thuật sắc sảo, sáng tạo, nhà thơ đã tách thành hai yếu tố Đất - Nước để tạo nên nhiều liên tưởng bất ngờ, sinh động. Đất gắn với anh, Nước gắn với em. Khi anh và em yêu nhau thì đất nước gắn bó, hòa quyện vẹn tròn, to lớn. Sự hòa hợp của "Đất” và "Nước” để tạo thành "Đất Nước” không chỉ là ngôn ngữ Đất nước còn là văn hóa, mà còn là “Thời gian đằng đẵng/ Không gian mênh mông
+ Đất nước là không gian sinh tồn rất gần gũi, thân quen; con đường anh đến trường, bến nước em tắm, mảnh đất ta sinh ra và lớn lên, mà còn là quê hương của tinh thần, tình yêu đôi lứa “nơi ta hò hẹn”, "nơi em đánh rơi chiếc khăn tay trong nỗi nhớ thầm”. Điều đó khẳng định Đất Nước không chi gắn với những phong tục tập quán, truyền thống lao động mà còn gắn liền với tình câm cá nhân. Tình yêu của đôi trai gái thật đẹp. Đó là một tình yêu gắn liền với đất nước, với quê hương và họ cũng sẽ gạch nổi con đường người đi trước:
Yêu nhau và sinh con đè cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau.
 Trong đời sống mỗi con người, ai cũng phải biết yêu, yêu quê cha đất tổ, yêu vợ chồng, con cái. Đó là một tình cảm thiêng liêng, là mối ràng buộc với cuộc sống hiện tại.
c) Sóng
Sóng của Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu nồng nàn, mãnh liệt và ước vọng về một tình yêu cao thượng, thủy chung.
 Đằng hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã diễn tả về tình yêu của người phụ nữ:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Khổ thơ sử dụng nghệ thuật đối ý song hành khiến người đọc ngỡ ngàng trước khám phá thi vị của tác giả về tính cách của sóng. Sóng biển luôn tồn tại những trạng thái tưởng chừng như đổi lập: dữ dội đấy rồi lại dịu êm, ồn ào đấy nhưng rồi lặng lẽ. Thông qua tính cách của sóng, nhà thơ muốn nói đến trái tim người phụ nữ đang yêu cũng giống như những con sóng đó. Dầu “dữ dội” và “ồn ào” đến đâu sóng vẫn không đánh mất bản chất “dịu dàng”, "im lặng” như người phụ nữ Á Đông hiện đại mà vẫn giữ được nét đằm thắm, trữ tình
Khát vọng nhận thức của nhân vật trữ tình: tương quan sông - bể vẽ ra một hành trình không gian, một hành trình nhận thức. Từ sông đến bể là từ cái hữu hạn đến cái vô cùng. Sóng dứt khoát từ bỏ sự chật chội, tù túng để đến với chân trời bao la, phóng khoáng. Tình yêu cũng sống như sóng luôn mang trong mình những khát vọng về không gian lớn lao, vĩnh hằng.
 Chưa có một định nghĩa nào về tình yêu và chúng chưa ai tìm được ngọn nguồn của nó:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Xuân Quỳnh cũng không nằm ngoài quy luật đó, băn khoăn đi kiếm tìm câu trả lời mà chính ông hoàng thơ tình Xuân Diệu còn lúng túng: “Đố ai cắt nghĩa được tình yêu”. Cỏ lẽ tình yêu là một loại cảm xúc thật khó nắm bắt, thật khó diễn tả bằng lời. Điều này khiến cho ta liên tưởng đến cô gái trong câu hát dân gian bối rối trả lời mẹ: “Yêu nhau cởi áo cho nhau/ Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay”. Lời nói dối thật dễ thương làm sao, nỏ là "tiếng vâng không nói ra của tình yêu”, như cách nói ý nhị của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi viết về Hương giang trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Cũng như vậy, từ cái lắc đầu dễ thương rồi lặng lẽ trải lòng mà không thốt lên lời đã bộc lộ sự tinh tế, thông minh và khiêm nhường của nhân vật trữ tình - tác giả - một hồn thơ con gái. “Sóng bắt đầu từ gió” như tình yêu bắt đầu từ nỗi nhớ.
 Tình yêu muôn đời là điều bí mật. Nhưng khi đã yêu và gắn bó với nhau, họ sẽ nhìn chung về một hướng:
"Dẫu xuôi về phương bắc
Dầu ngược về phương nam"
 Sử dụng hàng loạt những hình ảnh đổi lập, đặc biệt là nói ngược với cách nói thông thường: xuôi bắc, ngược nam. Sự mất tín hiệu của lí trí trong thơ ca đôi khi là điều kiện cho sự xốn xang của cảm xúc. Ở đây, nhân vật trữ tình muốn nhấn mạnh: trong trời đất có bốn phương tám hướng còn em chỉ có duy nhất một phương, đó là phương anh.
Nhân vật trữ tình - tác giả mang một tình yêu nồng nàn, tha thiết Đó là tình yêu vượt mọi không gian, thời gian, mọi cách trở để đến với người mình yêu. Đó là một tình yêu luôn rạo rực, nồng thắm và không bao giờ nguôi ngoai:
"Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức."
Nếu như thông qua sóng chỉ thấy được tình yêu lứa đôi, với đời sống phong phủ trong tâm hồn mỗi con người thì thật là thiếu sót ở khổ cuối, Xuân Quỳnh đã cho thấy khát vọng tình yêu cao thượng:
"Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biến lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ"
Tình yêu cá nhân rồi cũng sẽ phai mờ, đổi thay theo thời gian, chính vì vậy Xuân Quỳnh mong muốn được “tan ra”, được hòa mình vào nhịp sống chung của đất nước, góp tình yêu nhỏ bé của mình vào tình yêu vĩ đại của dân tộc. Trong thời điểm, cuộc chiến đấu đang diễn ra gay go, ác liệt thì sự hi sinh cá nhân thật là đáng quý. Chính mong ước đó đã làm cho tình yêu của Xuân Quỳnh trong sáng hơn, cao đẹp hơn.
d)  Đánh giá chung:
 Đoạn thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa sâu hơn về tình yêu đất nước, con người Việt Nam trong khi Sóng của Xuân Quỳnh lại tô đậm nét đẹp của tình yêu đôi lứa.
Với Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa chân thật tình yêu với đất nước bốn nghìn năm lịch sử, trong đó có anh, có em:
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần của đất nước.
+ Một sự kết hợp hài hòa giữa cái chung và cái riêng, Nguyễn Khoa Điềm đã cho ta biết yêu quý đất nước vì nó là mồ hôi và xương máu của biết bao thế hệ:
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nổi
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong môi chuyển di dân
Họ đắp đập, be bờ cho những người sau trồng cây trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Cổ nội thù thì vùng lên đánh bợi
Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân.
+ Tình yêu đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật đẹp khi ông nhìn rõ đất nước của nhân dân. Đó là một điều rất đặc biệt vì theo suy nghĩ thông thường khi nhắc đến đất nước người ta thường nhắc đến những vĩ nhân với những chiến công hiển hách nhưng ở đây tác giả lại nói về những người lao động bình dị. Họ là hình ảnh xuyên suốt đất nước Việt Nam, chính họ - bằng những việc làm của minh — đã làm ra đất nước. Và từ tình yêu đất nước của nhân dân, Nguyễn Khoa Điềm cho thấy:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho thẳng cảnh Hạ Long.”
 Tình yêu đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thật thầm kín và sâu lắng nhưng nó thật ngọn nguồn, sâu lắng. Đó là tình yêu quê hương, đất nước của thế hệ trẻ với lòng khát khao yêu đời và nỗ lực tận hiến hết mình cho dáng hình của núi sông. Cứ thế bao nhiêu con người đã sinh và lớn lên, bao nhiêu thế hệ qua đi làm nên đất nước, nhiều người đã trở thành anh hùng nhưng cũng rất nhiều người vô danh, sống giản dị và bình tâm, họ cống hiến cho đời bằng những khát khao thầm lặng:
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai biết biết mặt, đột tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước..
Đến với Sóng của Xuân Quỳnh, ta lại cảm nhận sự ngọt ngào của tình yêu đôi lứa:
“Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên một nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được 
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
+ Tình yêu luôn đồng hành cùng nỗi nhớ, chẳng biết từ bao giờ ca dao đã ghi lại những xúc cảm thật chân thành và nóng bỏng của lòng người trong nỗi nhớ tình yêu: “Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ”, “Nhớ ai bồi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than”...Trong thơ hiện đại, nhiều nhà thơ cũng bày tỏ thật tha thiết, mãnh liệt cảm xúc ấy: "Anh nhớ lắm. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh/ Anh nhớ em. Anh nhớ lắm em ơi!” (Xuân Diệu) hay "Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét” (Chế Lan Viên). Xuân Quỳnh cũng diễn tả nỗi nhớ của “em” với “anh” cũng sâu đậm, tha thiết, khắc khoải, mãnh liệt như thế “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”.
+ Khổ thơ dài hẳn ra hai câu để đủ sức ôm chứa những cảm xúc vô bờ của nỗi nhớ tình yêu. Hoài Thanh đã từng đánh giá: dòng cảm xúc quá chừng sôi nổi khiển câu chữ không thể đi theo những đường viền có sẵn, ý thơ xô đẩy, khuôn khổ thơ phải lung lay. Khổ thơ này được đánh giá là hay nhất trong toàn bộ thi phẩm Sóng. Bời Xuân Quỳnh đã diễn tả thật xúc động nỗi nhớ tình yêu, nỗi nhớ vắt ngang tiềm thức, xuyên thấu cả đời thực và cõi mộng—“Cả trong mơ còn thức”,
+ Nữ sĩ đà sử dụng hai hình ảnh so sánh thật đắc địa: Nỗi nhớ của “sóng” và “em”. Sóng thì nhớ bờ, em thì nhớ anh. Con sóng dưới lòng sâu - trên mặt nước nhớ bờ ngày đêm không ngủ; lòng em nhớ đến anh cũng như con sóng kia mà thậm chí hơn thế: cả trong mơ còn thức. Sự so sánh cộng hưởng, diễn tả nỗi nhớ vô biên tuyệt đích khi em yêu anh.

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận hai bài thơ "Vội vàng" và "Sóng"
e) Nghệ thuật
 Với thể thơ ngũ ngôn nhịp nhàng, “Sóng” như một khúc vĩ thanh trong trẻo về tình yêu đôi lứa cao đẹp, thể hiện khát vọng sống, khát vọng được yêu của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Lời thơ giản dị nhưng ý thơ thì đạt đến độ sâu lắng, thắm thìa khôn cùng.
 Ngược lại, với thể thơ tự do, mang đậm tính triết lí, Nguyễn Khoa Điềm lại nêu bật tình yêu đất nước và khẳng định nghĩa vụ mỗi con người với đất nước:
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phái biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời.
=>  Nhưng nhìn chung, trong cả hai bài thơ nét đẹp của tình yêu đất nước, tình yêu lứa đôi đều hài hòa vào nhau.
3.    Kết bài
Tóm lại, “Sóng” của Xuân Quỳnh và “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm đều là những bản tình ca hòa quyện đậm đà tình yêu đất nước và tình yêu đôi lứa. Đặt vào bối cảnh những năm 1945 - 1975 trong không khí chiến đấu, con người hòa mình vào công cuộc chung của đất nước, sống và làm việc bằng cả lí trí và con tim thì hai bài thơ này có ý nghĩa thật đặc biệt, thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước và niềm tự hào được hòa nhập vào tinh yêu lớn lao, cao cả của cộng đồng.Với sự kết hợp hài hòa như thế, hai bài thơ sẽ mãi là những dư âm thật đẹp về tình yêu thời chiến.

Xem thêm >>> Phân tích "Tây Tiến" và "Việt Bắc"

Bài viết gửi đến bạn dàn ý cảm nhận về tình yêu đất nước và tình yêu lứa đôi vào thời kì 1945 - 1975 qua hai bài thơ "Đất Nước" - Nguyễn Khoa Điềm và "Sóng" - Xuân Quỳnh. Hãy để lại những ý kiến của bạn ở phía dưới comment, đừng quên hãy like và share.