Cảm nhận bóng tối và những tia sáng ấm lòng trong “Vợ nhặt”
A. ĐỌC HIỂU
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Một dàn nhạc truyền thắng kết hợp nhiều tay tài năng: tay chơi vì ô lông, tay thổi ô boa, tay đánh chũm chọe. Điều thú vị là dàn nhạc đường phố Việt Nam cũng kết hợp nhiều tay tài năng không kém.
(2) Tay còi giả lữ một tay còi lừa đảo. Hãy tưởng tượng khi đang đi xe thì mình nghe tiếng còi ngay sát đằng sau - có thể là xe ô tô lớn, xe buýt, xe công te nơ. Mình hốt hoảng chuyển sang làn bên phải vừa lúc một đứa hư hỏng vụt qua trên xe Wave Alpha bé tí. Hóa ra hẳn cài còi to vào chiếc xe nhỏ cảm giác từ sợ thành tức, như vừa phát hiện “con ma ” trên tầng ba hóa ra cũng chỉ là chuột hamster do cháu ngoại bỏ rơi.
(3) Tay còi khản bóp còi nhiều đến mức không còn còi để bóp; bóp cái còi lại ra tiếng ho yếu ớt của một xe máy bị viêm thanh quản. Điều thú vị là hắn vẫn cứ bóp bình thường, vẫn tỏ ra bực mình khỉ các xe đi trước không nghe tiếng và nhường chỗ.
(4) Kỳ lạ hơn là Tay còi liên thanh. Hẳn "bip bip bip bip ” như cái coi của mình là súng chống máy bay và các xe đi trước đều là B52 hết.
(Joe Ruelle, Ngược chiều vun vút)
Câu 1: Chỉ ra câu chủ đề trong đoạn trích trên. Câu chủ đề này nói lên nội dung gì?
Câu 2: Những “tay còi” nào được nhắc đến trong đoạn trích? Những “tay còi” này thể hiện những đối tượng nào trên đường giao thông? .
Câu 3: Đoạn trích trên mang đậm tính chất hài hước, anh (chị) hãy chỉ ra những chi tiết trong đoạn trích khiến anh (chị) nhận thấy điều đó..
Câu 4: Đoạn trích là lời được viết ra từ một người nước ngoài khí nhìn nhận về giao thông ở Việt Nam. Là một người Việt Nam, anh (chị) nghĩ gì về điều này? .
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2 điểm):
Khi con người mải mê chạy theo những giá trị ảo thì những giá trị đích thực của cuộc sống có nguy cơ bị mai một, lung lay.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Câu 2 (5 điểm):
Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân:
“Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đỏ đã lóe lên những tia sáng ấm lòng".
(Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, to 39).
Trình bày cảm nhận của anh/chị về “bóng tối” và “những tia sáng ấm lòng” trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
B. GỢI Ý LÀM BÀI
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1. Câu chủ đề: Điều thú vị là dàn nhạc đường phố Việt Nam cũng kết hợp nhiều tay tài năng không kém.
Nội dung của đoạn trích: Chi ra thực trạng của giao thông Việt Nam từ hành động đơn giản nhất của người tham gia giao thông - hành động bóp còi khi tham gia giao thông.
Câu 2. Có 3 tay còi được nhắc tới trong đoạn trích là: tay còi giả, tay còi khản và tay còi liên thanh. Ba tay còi này chỉ những đối tượng sau:
- Tay coi già: Chỉ những người lắp những chiếc còi to của xe ô tô, xe buýt, xe công ten nơ để đánh lừa người đi đường
- Tay còi khản: Chỉ những người bóp còi vô tội vạ mặc dù còi sắp hỏng khổng còn sử dụng được nữa
- Tay còi liên thanh: Chỉ những người bấm còi liên tục mà không để ý đến người xung quanh.
Câu 3. Đoạn trích mang đậm tính hài hước thể hiện ở cách nhà văn châm biếm những “tay còi” trên phố bằng cách nói ngược, cách nói hàm ý. Mở đầu, nhà văn đã gọi hành động đáng phê phán về ý thức tham gia giao thông ở Việt Nam là “dàn nhạc đường phố Việt Nam”. Tiếp đó, nhà văn dùng các cách nói “tay còi” để chi các đối tượng khác nhau thực hiện hành vi bóp còi của mình làm mất trật tự đường phố như “tay còi khàn”, “tay còi già”, “tay còi liên thanh”.
Bên cạnh cách sử dụng từ ngữ hài hước như trên, Joe cũng dùng những cách ví von so sánh với những hình ảnh gây cười như: cảm giác từ sợ thành tức, như vừa phát hiện “con ma" trên tầng ba hóa ra cũng chỉ là chuột hamster do cháu ngoại bỏ rơi hay bóp cái còi lại ra tiếng ho yếu ớt của một xe máy bị viêm thanh quản, Hắn “bíp bíp bíp bíp" như cái còi của mình là súng chống máy bay và các xe đi trước đều là B52 hết.
Câu 4. Joe là một tác giả người nước ngoài nhưng rất thông thạo tiếng Việt, tác phẩm “Ngược chiều vun vút” anh viết bằng tiếng Việt, không trải qua công đoạn dịch do đó thể hiện rõ nhất những quan điểm của tác giả khỉ nghĩ về giao thông Việt Nam.
Tham khảo một số ý sau đây:
- Giao thông Việt Nam hiện nay quả thật có tình trạng bóp còi một cách thiếu ý thức của không ít thanh niên.
Điều này có nguyên nhân từ ý thức muốn nhanh, muốn vội, muốn thể hiện trên đường phố một cách khác người, hoặc đơn giản họ bấm còi như vậy cho thỏa mẩn “sở thích” của họ.
- Để làm cho đường phố Việt Nam trở nên văn minh hơn, mỗi người cần nâng cao ý thức trách nhiệm trên đường phố, không để những hành động rất nhỏ của mình gây ấn tượng không tốt, kể cả đối với những người nước ngoài..
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
a) Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích:
Giá trị ảo là những giá trị không bền vững, thường chỉ tồn tại tạm thời, phút chốc. Giá trị ảo thiên về biểu hiện bề ngoài, hình thực, không phản ánh đúng bản chất đối tượng.
Giá trị đích thực là những giá trị có thật trong cuộc sống, là những giá trị bền vững, tồn tại lâu bền.
=> Cả câu có nghĩa: khi con người mải mê theo đuổi (sống dựa vào đó, xem đó là mục đích tối thượng) những giá trị bề ngoài, hình thức, ảo, thì con người không chì sẽ đánh mất những phẩm chất tốt đẹp của bản thân mà nền tảng đạo đức xã hội cũng dễ bị tha hoá, mai một.
- Chứng minh, phân tích ý kiến:
+ Coi trọng sống ào hơn sống thực, con người sẽ đánh mất thời gian, sức lực đề tô vẽ cho gương mặt ảo của minh, thoả mãn những xúc cảm có được từ thể giới ảo, họ sẽ không còn tâm trí vun đắp, bồi dưỡng, trân trọng những mối quan hệ, những tình câm đích thực trong cuộc sống hằng ngày, và ngày một ngày hai, những điều đó sẽ bị tàn lụi đi.
+ Chạy theo hình thức, nô lệ của tiền bạc, đỊa vị, danh lợi một cách mù quáng, con người không chi đánh mất những người thân yêu, mà thậm chí còn bị tha hóa về nhân cách, dẫm đạp lên những chuẩn mực đạo đức xã hội, sống hưởng thụ, ích kỉ.
=> Khi theo đuổi những giá trị ảo, đời sống bên trong con người luôn luôn bị những tính toán, suy nghĩ thiệt hơn, sợ bon chen bao phủ. Cuối cùng, đến một lúc nào đó khi những giá trị ảo va vấp vào cuộc đời thực và biến mất, con người cũng sẽ thấy mệt mỏi, hoang mang, trống rỗng.
Xã hội sẽ trì trệ, chậm phát triển khi con người coi trọng những giá trị bên ngoài hơn là những gì thực chất bên trong, coi trọng danh hơn thực, hình thức hơn nội dung, tiền tài địa vị hơn là tâm hồn trí tuệ, thì những giá trị ảo dễ trở thành tiêu chỉ để đánh giá sự thành - bại, hay xác định, vị trí, công việc của con người.
- Bình luận: Mỗi người trẻ cần có nhận thức sâu sắc về tác hại của lối sống chạy theo những giá trị ảo, cũng như những vai trò quan trọng của giá trị thực trong cuộc sống.
+ Tiêu chí đánh giá con người là ở nhân phẩm, nhân cách, trí tuệ, học vấn. Bởi vậy, trong cuộc sống, con người phải biết tiết chế những tham vọng về tiền bạc, về địa vị để có cuộc sống ý nghĩa, bình yên, thanh thân.
+ Thế giới ảo tự nó không phải là xấu, là tiêu cực, nhưng cách sử dụng thế giới ảo của con người nhiều lúc đã làm nó có tốc động ngược lại đến đời sống xã hội.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
- Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước Cách mạng và sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công là truyện ngắn “Vợ nhặt”.
- Nhận xét về truyện ngắn Vợ nhặt, có ý kiến cho rằng: Nhà văn dùng Vợ nhặt làm đòn bẩy đề năng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhung từ đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng (Theo “Nhà văn trong nhà trường”, Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999).
2. Thân bài:.
a) Giới thiệu chung về tác phẩm
Vợ nhặt là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).
+ Đây là tác phẩm mà Kim Lân đã tái hiện thành công bức tranh ảm đạm và khủng khiếp về nạn đói Ất Dậu (1945) của nước ta. Trên cái nền tăm tối và đau thương ấy, nhà văn đã đặt vào đó hình ảnh của các nhân vật tuy nghèo đói, bất hạnh nhưng lại có một khát vọng sống và tình yêu thương mãnh liệt.
b) Giải thích sơ lược về nhận định
+ bóng tối: chỉ không khí ảm đạm của nạn đói năm 1945 trong tác phẩm.
+ những tia sáng ấm lòng: những tia sáng - ánh sáng lóe lên từ tình người, từ khát vọng sống trong tác phẩm...
c) Phân tích, chứng minh nhận định: Nhà văn dùng Vợ nhặt làm đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ đó đã lóe lên những tia sáng ấm lỏng (Theo Nhà văn trong nhà trường, Kim Lãn, NXB Giáo dục, 1999)
- Câu chuyện Vợ nhặt đầy “bóng tối":
Bóng tối trong truyện ngắn Vợ nhặt chính là bức tranh hiện thực chết chóc, nghèo đói, tuyệt vọng của nạn đói năm 1945 bủa vây lấy người nông dân. Kim Lân là một nhà văn của nông thôn, rất hiểu người nông dân, lại là người trong cuộc của cái nạn đói khủng khiếp này, nên ông đã dựng lên trong Vợ nhặt một bức tranh cô đúc mà đầy đủ, khái quát mà cụ thể, khắc sâu thành ấn tượng rõ nét.
+ Khung cảnh đầy “chết chóc”
++ Bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với cảnh người đói bồng bế, dắt dìu nhau xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma, và sau đó là người chết như ngả rạ, không khí vẩn lên mùi gây của xác người, rồi mùi đốt đống rơm ở những nhà cỏ người chết theo gió thoảng vào khét lẹt và tiếng thở khóc tỉ tê trong đêm khuya... Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư, ùa vào gia đinh anh Tràng, bủa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai.
++ Thời gian, không gian ám ảnh: một buổi chiều tối sầm lại vì đói khát giữa những năm tháng người chết như ngả rạ thi thoảng lại thấy từng đợt người bồng bế, dắt dìu nhau lên xanh xám như những bóng ma. Sáng nào đi chợ hay làm đồng người ta cũng bắt gặp hình ảnh ba bổn cải thây nằm còng queo bên đường... Tiếng quạ kêu ma quái, mùi đổng rơm đốt từ những nhà có người chết xen lẫn với mùi không khí. Cái đói đã biến con người thành cái xác không hồn vật vờ, quằn quại. Cái đói đang tràn lan như một bệnh dịch, tàn nhẫn và phô bày sức mạnh hủy diệt khủng khiếp của mình.
+ Con người cũng chìm trong “bóng tối” của đói khát, tuyệt vọng và cái chết
++ Ở xóm ngụ cư là những khuôn mặt hốc hác, u tối trong cuộc sống đói khát, không nhà nào có ánh đèn, lửa, đến cả trẻ con cũng ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích.
++ Trong gia đình Tràng thi bà cụ Tứ già lão không làm được gì, anh con trai đẩy xe bò thuê để kiếm sống qua ngày, người con dâu áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đĩ, hơi con mắt trũng hoáy, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên... số phận của họ có khác gì cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại và bữa cơm ngày đói với nồi cháo cám đẳng chát và nghẹn bử trong cổ...
d) Truyện ngắn “Vợ nhặt” cũng lóe lên những tia sáng ấm lòng.
“Vợ nhặt” đưa ta về với số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhưng những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống (Kim Lân). Chính lòng khát sống, tình yêu thương, sự cưu mang đùm bọc mà những con người nghèo khổ, cùng đường như Tràng, như bà cụ Tứ dành cho người đàn bà xa lạ “thị”... ấy là “những tia sáng ấm lòng”, là điểm sáng đáng quý nhất trên cái hiện thực đen tối bao trùm lấy tác phẩm. Phát hiện ra “những tia sáng ấm lòng”, trân trọng tình yêu thương giản dị nhưng sâu sắc ấy đã khẳng định tấm lòng của nhà văn Kim Lân - một tấm lòng luôn tha thiết, khắc khoải vì Con Người. Trên bờ vực thẳm của cái chết, trong bóng tối của số phận bi thảm lại lóe sáng tình người cao đẹp và sức sống kì diệu của con người.
- Niềm khát khao tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng.
+ Anh cu Tràng giữa cái lúc “không biết có nuôi nổi thân mình qua cái đằng này không” thì Tràng lại còn “đèo bòng” thêm một cồ vợ “nhặt”. Lúc đầu Tràng phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết mới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thần mình cũng chờ biết có nuôi nổi không, lợi còn đèo bòng. Đó là nỗi sợ hãi có thật nhất lại là thời đói kém như thế này. Nhung cỏ lẽ tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đỏ anh chặc lưỡi “Chậc kệ\n. Chi một từ “kệ” thôi, Tràng nhữ đã bỏ lại sau lưng mình tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc của mình. Từ trên bờ vực thẳm của cái chết, họ đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sống đích thực và cao đẹp của con người.
+ Giữa cái đói và cái chết, con người càng yêu thương và có trách nhiệm với nhau. Cùng nhau nghĩ về một tương lai sáng lạn hơn.
+ Khi có vợ, anh cu Tràng vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ đi qua xóm ngụ cư, bởi vì có một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy dâng lên ôm ấp, mơn man khắp da thịt..,; và nhất là, trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hẳn lạ lừng, một nguồn vui sướng, phẩn chẩn đột ngột tràn ngập trong lòng, bây giờ hẳn mới thay hẳn nên người, hắn thấy hắn cỏ bổn phận phải ỉo lẳng cho vợ con sau nậy...
+Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bà hiền thục, e lệ, lễ phép, đảm đang. Điều đó được thể hiện qua dáng vẻ bẽn lẽn đến tội nghiệp của thị khi bên Tràng vào lúc trời chạng vạng (thị đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, “rón rén, e thẹn”, ngượng nghịu,“chân nọ bước díu cả vào chân kia”...). Trong tận cùng của đói khát và chết chóc, người đàn bà này đã đến, nhen nhóm ở đây một tổ ấm, một cuộc sống mới... Sau một ngày làm vợ, chị dậy sớm, quét tước, dọn dẹp cho căn nhà khang trang, sạch sẽ. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình hình ảnh của một người vợ hiền, một cô dâu thảo...
Có thể bạn quan tâm: Phân tích nhân vật Tràng
- “Tia sáng ấm lòng” hiện lên từ tình yêu thương con vô bờ bến của bà cụ Tứ.
+ Tình thương yêu, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bà cụ Tứ đối với con trai và con dâu. Bà khóc vì thương con trai và con dâu, bà “mừng lòng”, bà hi vọng cũng vì thương chúng nó. Tình thương ấy dồn vào câu nổi từ đáy lòng bà: Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá. Vượt lên tình thương con—nhất là đối với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới đó là tình thương yêu của những người nghèo khổ. Bà gọi thị là “con”, tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay đêm đầu gặp mặt...
++ Giữa lúc đói nghèo lại phải “đèo bòng” thêm một miệng ăn bà cụ Tứ nghĩ về nàng dâu mới không phải ở cảm giác của một người biết ơn, mà tràn đầy tình yêu thương. Người mẹ nghèo nhân hậu ấy càng thấu hiểu cảnh ngộ xót xa của nàng dâu mới càng thương chị ta hơn, Tâm trạng bà cụ buồn vui lẫn lộn.Hình như niềm vui của bà cụ Tứ ở đây cũng trở nên héo hon, như không thể thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của sự buồn tủi, xót thương của cái không khỉ thời đại lúc bấy giờ. Dâu có hơi ấm tình người nhưng sự thật về hiện thực đen tối chết chóc lúc bấy giờ vẫn bủa vây lấy tâm trí bà cụ...
++ Nhưng với tấm lòng của người mẹ, bà vẫn gượng làm vui cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão sâm sắn thu dọn, quét tước nhà cứa, vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, nổi toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng ngậy sau. Tất cả như vẽ ra trước mắt chúng ta khung cảnh đầm ấm, hòa thuận của một gia đình, bình thường nhưng lại rất bất bình thường trong những ngày đói năm 1945. Tác giả đã khéo giấu đi cái không khí ảm đạm thê lương ngày thường chăng? Nhưng không, dường như. chính lòng mẹ đang vun vén cho hạnh phúc mới của con đấy. Dù chẳng trọn vẹn nhưng cũng phần nào gieo vào lòng đôi vợ chồng trẻ niềm tin vào ngày mai. Một ngày mai tươi sáng hơn đang chờ họ.
Có thể bạn quan tâm: Hình tượng bà cụ Tứ
e) Đánh giá, bình luận về nhận định.
Nhận định đề cập đến hai giá trị to lớn của tác phẩm: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Trong đó, nhấn mạnh và khẳng định giá trị nhân đạo to lớn... Chính giá trị nhân đạo sâu sắc đó khiến cho tác phẩm có sức sống lâu bên trong dòng chảy văn học nước nhà.
c.Kết bài:
- Bằng tình huống truyện độc đáo, Kim Lân đã mở ra bức tranh nạn đói mùa xuân năm 1945 với cái nghèo khó, tàn tạ của một gia đình nông dân, những thân phận thấp hèn, tủi buồn.
- Quan trọng hơn cả là tác giả đã nhìn vào hiện thực ấy bằng cái nhìn yêu thương, tin tưởng nên đã thấy được vẻ đẹp tấm lòng của những mảnh đời khốn khó, thấy được sự vận động đi lên khỏe khoắn của hiện thực sẽ làm thay đổi những kiếp người trong cuộc đời cũ.
- Khẳng định lại sự đúng đắn, chính xác của nhận định Nhà văn dùng Vợ nhặt làm đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ đó đã lóe lên những tia sáng ấm lòng
Xem thêm >>> Lòng ham sống trong "Vợ nhặt"
Trên đây là bài viết cảm nhận về bóng tối và những tia sáng ấm lòng có trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân. Mong rằng sau bài viết bạn có thể tích lũy thêm một kiến thức văn học mới cho bài văn của mình, chúc các bạn học tập tốt <3