So sánh cảm hứng nghệ thuật: Đàn ghita của Lorca với Vũ Như Tô
A. ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Còn non, còn nước, còn người, Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!
Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc lớn Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.
(Hồ Chí Minh, Di chúc, In trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính tộ quốc gia)
Câu 1: Thao tác lập luận nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2: Từ “nhất định” được lặp lại rất mấy lần trong đoạn trích? Hãy chỉ ra tác dụng của việc lặp lại từ ngữ này trong đoạn trích.
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích cái hay, cái đẹp của câu thơ của Bác được dẫn ra ở đoạn trích trên.
Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, từ niềm tin của Người đối với hòa bình dân tộc, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng lạc quan trong cuộc sống.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Bạo lực học đường đang trở thành một trong những vấn đề được gây nhiều nhức nhối trong xã hội ngày nay. Là một học sinh, anh (chị) có suy nghĩ gì về hiện tượng này? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2 (5 điểm): So sánh cảm hứng nghệ thuật của hai tác phẩm: bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” (Thanh Thảo) và vở kịch “Vũ Như Tô” (Nguyễn Huy Tưởng).
B. GỢI Ý LÀM BÀI
Câu 1: Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chính là chứng minh..
Câu 2: Từ “nhất định” được lặp lại 4 lần như sau “Dù khó khăn gian khổ đến mẩy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Để quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”
Tác dụng:
- Nhấn mạnh sắc thái khẳng định trong đoạn trích, thể hiện niềm tin chắc chắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc dù khó khăn gian khổ đến đâu thì nhân dân ta vẫn có thể vượt qua để giành thắng lợi
- Liên kết nội dung của đoạn trích
- Thể hiện nghệ thuật lập luận hùng hồn, đanh thép
Câu 3: Hai câu thơ “Còn non, còn nước, còn người, thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay được trích dẫn ở giữa đoạn trích làm cho nội dung của đoạn trở nên sâu lắng, ấn tượng hơn trong tâm trí người đọc.
Câu thơ thể hiện tâm niệm của Người về một ngày mai tươi sống, đất nước được hòa bình thống nhất, phát triển ngày càng giàu đẹp, con người được sum họp, yên ấm. Câu thơ còn là niềm tin, niềm hi vọng chắc chắn của Bác về tương lai của dân tộc. Nó nhắc nhở mỗi con người phải biết đóng góp công sức của mình vào mục tiêu chung là phát triển đất nước ngày một phồn vinh hơn quá khứ. Câu thơ đặt cạnh những đoạn lí lẽ hùng hồn là một đau lặng in đậm dấu ấn về tâm niệm cao quý của Đác đối với dân tộc..
Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
- Lòng lạc quan là luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp, nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng tích cực nhất mà vấn đề có thể xảy ra.
- Lòng lạc quan có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người, đưa con người đến những hành động tích cực.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
a) Yêu cầu về hình thức:
- Viết đủng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tà, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích:
+ Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tồn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
+ Biểu hiện của bạo lực học đường có hai cấp độ:
++ Cấp độ thứ nhất là xúc phạm, lãng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
++ Cấp độ thứ hai, cấp độ cao hơn là đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
+ Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, hiện đàng xâm nhập và lan rộng ờ Việt Nam.
- Phân tích thực trạng, giải thích nguyên nhân, nêu hệ quả và đề xuất một số phương pháp xử lý đối với hiện tượng được nhắc đến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục
+ Nguyên nhân:
-H- Thanh thiếu niên là độ tuổi chưa phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, ở độ tuổi này, các em thường dễ bị kích động, ham thích thể hiện, khẳng định bản thân, tuy nhiên lại chưa nhận thức được trọn vẹn đúng sai, phải trái.
++ Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình; tình trạng bạo lực trong gia đình là những nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất sản sinh ra căn bệnh bạo lực ở học đường.
++ Sự giáo dục trong nhà trường nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người - tiên học lễ hậu học văn.
-H- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhũng giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để
+ Hậu quả:
-H- Với nạn nhân bị bạo hành, những tổn thương về thể xác và tinh thần là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, gia đình, người thân, bạn bè của người bị hại cũng bị ảnh hưởng, tâm lý bất ổn.
-H- Đối với người gây ra bạo lực, hậu quả đầu tiên là sự phát triển không toàn diện về nhân cách - quay trở lại phần “con”, mất dần nhân tính.
- Bình luận:
+ Đang ngồi trên ghế nhà trường, học sinh cần có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp...
+ Không nên mất niềm tin vào con người. Hiện tượng trên chi là một phần rất nhỏ của xã hội nên không phải vì thế mà chúng ta mất đi niềm tin vào con người vào thế hệ trẻ. Cần nhân rộng những tấm lòng cao cả, nêu gương người tốt việc tốt điển hình, hình thành thái độ đồng cảm, sẻ chia, yêu thương giúp con người nói chung.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài:
Nghệ thuật luôn khởi nguồn từ cái nhìn chân chính. Đúng như thế, nói đến nghệ thuật ta không thể không nhắc đến cuộc sống vì phạm trù ấy luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và Thanh Thảo tuy viết hai tác phẩm ở hai giai đoạn khác nhau nhưng họ cùng hướng đến quan niệm về nghệ thuật. Quan niệm đó được thể hiện qua hình tượng hai nhân vật.
Lorca trong “Đàn ghita của Lorca” và “Vũ Như Tô” trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”. Hai nhà văn đã xây dựng lên hai nhân vật có nhiều nét tương đồng một cách trùng hợp và tài tình. Qua đó thể hiện những quan điểm của mình về nghệ thuật chân chính và những người nghệ sĩ tận hiến cho nghệ thuật.
2. Thân bài:
a) Khái lược chung:
Trước Cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn tiến bộ, yêu nước. Những đóng góp của Nguyễn Huy Tưởng thiên về tiểu thuyết và kịch, đặc biệt là tiểu thuyết và kịch lịch sử. Vở kịch Vũ Như Tô được Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè 1941, đề tựa tháng 6 – 1942, đăng trên tạp chí Tri tân năm 1943- 1944, in trong tập Kịch Nguyễn Huy Tưởng (NXB Văn học, Hà Nội, 1963).
Thanh Thảo là gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ và trong thời hậu chiến. Thơ Thanh Thảo là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca rút trong tập Khối vuông ru-bích (1958) là một trong những sáng tác tiêu biểu của Thanh Thảo. Bài thơ viết theo thể tự do, cấu tứ trên dòng cảm xúc mãnh liệt về cái chết bi thảm của Lor-ca.
b) So sánh cảm hứng nghệ thuật của hai tác phẩm
+ Giống nhau
Cả hai tác phẩm đều có chung cảm hứng về số phận của cái đẹp và khai thác bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh,
++ Năm 1516, hôn quân Lê Tương Dực bị giết, Cửu Trùng Đài bị phá, người phụ trách công trình đó là Vũ Như Tô cũng bị giết. Từ sự kiện lịch sử có thật ấy, bằng tài năng tưởng tượng, hư cấu Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác vở kịch dài Vũ Như Tô gồm 5 hồi, Từ một sự kiện lịch sử có thật ở thế kỉ XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã tạo nên một vở kịch hiện đại có yếu tố bi kịch, đặt ra một vấn đề có tầm quan trọng. Đó là số phận của nghệ thuật và của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh đất nước chìm đắm trong chế độ phong kiến mục ruỗng, thối nát.
++ Phê-đê-ri-cô Gar-xi Lor ca (1898 - 1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Lor-ca vừa nồng nhiệt cổ vũ nhân dân đấu tranh cho tự do vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong các lĩnh vực nghệ thuật. Hoảng sợ trước ảnh hưởng xã hội to lớn của tên tuổi Lor-ca, nhà cầm quyền phát xít Tây Ban Nha đã sát hại ông. Nhân cách cao đẹp cùng số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha tài hoa đã khiến Thanh Thảo ngưỡng mộ và xúc động sâu sắc. Bài thơ lấy cảm hứng trực tiếp từ những giây phút đầy bỉ phân ưong cuộc đời của G. Lorca
+ Khác nhau
++ Từ bi kịch của Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng chỉ ra mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật thuần túy của Vũ Như Tô với lợi ích thiết thực của nhân dân.
+++ Nhân vật Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch. Mâu thuẫn giữa cái tài, cái ước vọng cao cả, niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp của nhân vật này với thực tế phũ phàng, ngang trái của xã hội dẫn đến sự vỡ mộng thê thảm: Cửu Trùng Đài bị đốt, cả người sáng tạo ra cái đẹp - Vũ Như Tô và người biết trân trọng cái đẹp - Đan Thiềm đều bị đưa ra pháp trường chịu chết,...
+++ Có thể hiểu thái độ, cách đánh giá của Nguyễn Huy Tưởng về Vũ Như Tô qua thái độ, cách đánh giá của Đan Thiềm về nhân vật này (Trong lời đề tựa viết một năm sau khi viết xong vở kịch, chính Nguyễn Huy Tường đã công khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: "Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc?", "Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay. những kẻ.giết Vũ Như Tô phải [...]- Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết - cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Đan Thiềm trân trọng, cảm phục Vũ Như Tổ nồng nhiệt đến quên mình. Nhưng Nguyễn Huy Tưởng cũng thận trọng, tỉnh táo nhận ra Vũ Như Tổ chỉ là người tài, chưa phải bậc hiền tài, cái đẹp mà Vũ Như tô tạo ra là tuyệt mĩ mà không tuyệt thiện. Chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia thuộc về đời sống của dân chúng. Như vậy, Vũ Như Tô là tính cách đa diện, phức tạp. Thái độ nhà vãn, chủ yếu là trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão, cảm thông với bi kịch Vũ Như Tô, không thể là thái độ ca ngợi một chiều và có những chỗ ông không đồng tình với nhân vật của mình.
Có thể bạn quan tâm: Tấn bi kịch Vũ Như Tô
++ Bì kịch của Gar-xi-a Lor-ca lại xuất phát từ mâu thuẫn giữa khát vọng nghệ thuật và khát vọng tự do của người nghệ sĩ đứng về phía nhân dân với chế độ phát xít độc tài Phrang-co đều thế kỉ XX.
Hình tượng Lor-ca trong bài thơ là hình tượng bi tráng về người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực chính trị.
+-H- Một người nghệ sĩ tự do và cô đơn
Mở đầu bài thơ là hình ảnh “những tiếng đàn bọt nước” cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Đây là hình ánh đem lại sự cảm thụ vừa bằng thính giác vừa bằng thị giác. Hình ảnh ấy xuất hiện cùng với hình ảnh “Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt” - hình ảnh ít nhiều gợi lên bổi cành chính trị với những cuộc đàn áp khốc liệt của chính quyền độc tài ở đây. Cả Tây Ban Nha lúc bấy giờ như một đấu trường, giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do bị bóp nghẹt và một thể chế chính trị hà khắc. Hình ảnh Lor-ca - người nghệ sĩ cô đơn “đi về miền đơn độc”. Sự cô đơn của nghệ sĩ đi tìm cái đẹp trong thế giới bạo tàn không phải ai cũng cảm nhận và thấu hiểu được. Người nghệ sĩ đơn lê, cô đơn trong “miền đơn độc”, một mình trên "‘yên ngựa mỏi mòn” và ánh trăng như một bạn đồng hành trên trời cao.
+++ Một cái chết oan khuất, bi phẫn bời thế lực tàn ác:
Người nghệ sĩ đơn độc trên hành trình kiếm tìm cái đẹp, vẫn cất lên những âm thanh “nghêu ngao”. Câu thơ thay đổi nhịp điệu khi miêu tả cảnh Lor-ca bị “điệu về bãi bắn” cùng với tiếng đàn.
Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, Thanh Thảo đã thể hiện tiếng đàn ghi ta của Lor-ca. Tiếng ghi ta hóa thành màu nâu—màu của đất, màu của tang thương - khỉ Lor-ca sắp từ giã cuộc đời. Tiếng ghi ta “xanh biết mấy” và tiếng ghi-ta “tròn bọt nước” cùng với “bầu trời cô gái ấy” như là niềm luyến tiếc, tình yêu của Lor-ca với cuộc sống.
Tiếng đàn vang lên kết hợp với hình ảnh thị giác “ròng ròng”, biểu thị sự đau đớn tột cùng. Tiếng đản cũng có nỗi đau của mình, cũng chịu đựng sự bất hạnh như chính người đã sáng tạo ra nó..
+++ Sự ra đi của Lor-ca để ỉại một niềm đau, sự tiếc thương vô tận cho nhân loại nói chung và nhân dân Tây Ban Nha nói riêng:
...không ai chôn cất tiếng đàn...tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng.
Di chúc “Khi tôi chết, hãy chôn tôi với cây đàn” của Lor-ca được lấy làm đề từ của bài thơ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà nó như một chiếc chìa khoá ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp thực sự của bài thơ. Di chúc này, trong nhận thức của độc giả hiển nhiên bộc lộ tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn là tình yêu tha thiết với xứ sở Tây Ban cầm. Nhưng Lor-ca không phải là một nghệ sĩ sinh ra để nói những điều đơn giản. Do đỏ, di chúc của Lor-ca còn những ý nghĩa sâu xa khác. Nhà cách tân thiên tài Lorca biết thỉ ca mình một ngày nào đó sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Nhưng vì quá ngưỡng mộ Lor-ca, người ta đã không biết vượt qua Lor-ca. Chẳng phải do trùng hợp khi Thanh Thảo viết: “không ai chôn cất tiếng đàn - tiếng đàn như cỏ mọc hoang..,”, Câu thơ mờ ra nhiều hướng tiếp cận khác nhau: là nỗi xót thương cái chết của một thiên tài. Bởi lẽ, người nghệ sĩ đã ra đi, nghệ thuật vắng thiếu kẻ dân đường. Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang. Những ý thơ đâu chỉ dừng lại ở đó. Dường như còn có cả nỗi buồn của người nghệ sĩ ham tìm tòi cách tân, không aì cụ thể hóa được di chúc của Lor-ca. Nỗi xót đau trước cái chết của Lor-ca và trước sự dang dở của một khát vọng cách tân đọng lại thành những hình ảnh đẹp và buồn được viết theo lối sắp đặt, dựa trên nguyên lí cốt lõi của cấu trúc gián đoạn: giọt nước mắt vầng trăng - long lanh trong đáy giếng,... do đó, tạo lập một hệ hình ảnh trùng phúc giao thoa, ánh xạ vào nhau, gợi những suy tư đa chiều.
+-H- Một tâm hồn bất diệt:
++++ Với Lor-ca, cây đản là sản phẩm của sự sáng tạo. Con người sáng tạo và cây đàn sáng tạo đã không còn nhưng sản phẩm của sự sáng tạo ấỹ mãi mãi trường tồn, mãi mãi bền vững. Hình ảnh Lor-ca nằm đó và trở nên long lanh trong làn giếng. “Vầng trăng” bây giờ không “chếnh choáng” nữa mà nó “long lanh” soi tỏ một con người đã chết cho quê hương.
++-H- Lor-ca bơi sang thế giới bên kia, bơi qua. dòng sông ấy bằng chiếc “ghi ta màu bạc”. “Chiếc ghi ta màu bạc” chở Lor-ca sang thế giới khác có màu bạc - màu của sự trong trắng, biểu tượng của sự chân thật, ngay thẳng không chịu quỳ gối trước bất công cường bạo và đồng thời là sự chân thành, trung thực với chính mình, với mọi người.
+ Lor- ca đã ném “lá bùa” của “cô gái Di-gan” là để sẵn sàng đương đầu với số phận và ném trái tim mình của một con người đã sống trọn vẹn vào “im lặng”, để cho nhịp thời gian vần chảy dài mãi mãi: li la li la, để cho sự sống tiếp tục hành trình vô tận của nó, để cho sự sáng tạo nghệ thuật vẫn mãi mãi hồi sinh.
++ Bài thơ làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ; về một xứ sở và về chỉnh âm nhạc, thi ca.
++ Qua việc khắc họa hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo bày tỏ sự đồng cảm, thương tiếc và ngưỡng mộ sâu sắc người nghệ sĩ - chiến sĩ vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha.
Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận bài "Đàn ghita của Lorca"
c.Kết bài
Từ cảm hứng sáng tạo riêng của từng nhà thơ đã đem đến cho người đọc những hình dung cụ thể về số mệnh của nghệ thuật và của người làm nghệ thuật - nghệ sĩ qua các không gian - thời gian khác nhau. Tựu trung lại, nghệ thuật và những sóng gió, gian nan luôn song hành với nhau trên con đường phát triển và đôi khỉ nghệ thuật cần là sự trả giá trên sự mất mát, hy sinh.
Xem thêm >>> Cảm nhận về đoạn thơ: "Không ai chôn cất tiếng đàn ...đáy giếng"
Trên đây là bài viết so sánh cảm hứng nghệ thuật giữa hai tác phẩm "Đàn ghita của Lorca" và "Vũ Như Tô" mà Cunghocvui gửi đến bạn, hãy để lại những ý kiến thắc mắc và đóng góp của bạn của bạn ở phía dưới comment nhé!