Đăng ký

Vợ nhặt: hiện thực tàn khốc và vẻ đẹp tiềm ẩn của người dân nghèo

A. ĐỀ BÀI

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

                             ...Cô bé nhà bên (có ai ngờ)! 
                             Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích 
                             Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) 
                             Giữa cuộc hành quân không nói được một lời... 
                             Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu trông lại 
                             Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi 
                             Hòa bình tôi trở về đây 
                             Với mái trường xưa, luống cày, bãi mía 
                             Lại gặp em Thẹn thùng nép sau cánh cửa 
                             Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ - Chuyện chồng con... 
                              (khó nói quá anh ơi)! Tôi nắm bàn tay, ngậm ngùi, nhỏ nhắn 
                               Em để yên trong tay tôi nóng bỏng 
                               Hôm nay nhận được tin em Không tin được dù đó là sự thật 
                               Giặc bắn em rồi quăng mất xác Chỉ vì em là du kích em ơi! 
                               Đau xé lòng anh chết nửa con người! 
                                Xưa yêu quê hương vì có hoa, có bướm 
                                Có những ngày trốn học bị đòn roi 
                                 Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất 
                                 Có một phần xương thịt của em tôi

(Trích Quê hương, Theo Giang Nam, I960) 

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Các thành phần (có ai ngờ) , (thương quá đi thôi), (khó nói lắm anh ơi) là thành phần gì của câu?.
Câu 3. Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả như thế nào? Hình ảnh đó xuyên suốt đoạn thơ gợi lên cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Câu 4. Anh/chỊ cảm nhận như thế nào về tình yêu quê hương của tác giả được bộc lộ trong khổ thơ cuối?Từ đó nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thanh niên thời hiện đại ( khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1(2 điểm):
“Tôi khao khát làm được những điều vĩ đại và cao cả, nhưng trách nhiệm chính của tôi là làm được những điều nhỏ nhặt như thể chúng vĩ đại và cao cả” (Helen Keller)
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.

Câu 2 (5 điểm):
Có ý kiến cho rằng: Ở truyện ngắn "Vợ nhặt", Kim Lân chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc trong nạn đói thê thảm mùa xuân 1945. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Ở tác phẩm này, nhà văn chủ yếu hướng vào thể hiện vẻ đẹp tiềm ẩn của những người dân nghèo sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ.
Từ cảm nhận của mình về tác phẩm, bạn hãy bình luận những ý kiến trên.

B. GỢI Ý LÀM BÀI

Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm .
Câu 2. Các thành phần (có ai ngờ) , (thương quá đi thôi), (khó nói lắm anh ơi) là thành phần phụ chú của câu..
Câu 3. Hình ảnh cô bé nhà bên được miêu tả qua nụ cười khúc khích vả vẻ thẹn thùng “nép sau cửa ”..
Hình ảnh cổ bé nhà bên luôn hiện diện trong tâm trí nhà thơ thể hiện nỗi nhớ thường trực của người chiến sĩ. Tuy rằng chiến đấu ngoài tiền tuyển nhưng không lúc nào nguôi nỗi nhớ thương về quê nhà mà ở đó hình ảnh cô bé nhà bên - điều thân thuộc với tác giả nhất trở thành trung tâm của nỗi nhớ mong. Hơn nữa, đây cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ nhằm thể hiện sự tự nguyện cống hiến của tuổi trẻ cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Câu 4. Tinh yêu quê hương của tác giả được thể hiện trong khổ thơ cuối: Tình yêu quê hương đã được thay đổi. Xưa yêu quê hương vì đây là nơi mà nhà thơ sinh ra, lớn lên; là nơi gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu của tác giả. Nay, yêu quê hương không chi vì đây là mảnh đít đã gắn bó với tác giả, mà hơn hết, quê hương ngày hôm nay là quê hương mà biết bao thế hệ đã ngã xuống, đánh đổi xương máu để giành lại từ tay quân thù.
Suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu nước của thanh niên thời hiện đại

Phần II. Làm văn (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
a.    Yêu cầu về hình thức:
-     Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-   Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
b) Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích: Câu nói đưa ra bài học: con người luôn có khát khao làm những điều lớn lao, kì vĩ mà lại quên rằng phải bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé, bình thường và quan trọng hơn cả, ngay cả với những điều nhỏ bé, bình thường, con người cũng cần làm việc với một thái độ tận tình, trân trọng.
- Chứng minh, phân tích ý kiến:
Mơ ước làm điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng, cần thiết của mỗi người, cần được hoan nghênh, khuyến khích. Mơ ước càng lớn lao, con người càng có động lực để tiến lên. Song phải luôn ý thức được rằng:
+ Cuộc sống con người vốn là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, rất nhiều bình diện, được tạo nên từ vô số mảnh ghép nhô. Ý nghĩa của cuộc sống đôi khi nằm trong những điều hết sức bẻ nhỏ, đời thường. Trân trọng những điều bé nhỏ, nắm trọn từng khoảnh khắc của cuộc sống, cuộc đời con người mới trôi đi không vô nghĩa.
+ Mọi thành tựu lớn lao đều bắt đầu từ những công việc nhỏ nhặt Phải bắt đầu từ những công việc nhỏ, tích tiểu thành đại, con người mới có được những thành công lớn.
+ Những việc rất nhỏ nhưng nếu làm ẩu, làm bừa cũng không đem lại kết quả tốt. Ngược lại, dù là việc nhỏ bé, bình thường nhưng nếu được thực hiện bởi một trái tim tràn đầy nhiệt huyết, một bàn tay chăm chút khéo léo thì cũng tạo nên những thành phẩm tuyệt vời.
+ Mỗi con người có một giới hạn nhất định về năng lực. Không phải ai cũng có thể làm tốt được tất cả mọi việc và cỏ khả năng làm được những điều lớn lao. Bời vậy, lựa chọn những công việc vừa sức với bản thân, chăm chút cho công việc ấy sẽ mang lại hiệu quả hơn việc chạy theo những công việc quá sức và không thể thực hiện được.
+ Khi làm việc bằng lòng say mê, sự tận tình, con người sẽ luôn nhận được sự kính trọng, yêu mến của những người xung quanh. Những người làm việc say mê và tận tình, dù là làm những công việc nhỏ bé, luôn đóng góp được nhiều giá trị cho xã hội.
-     Bình luận:
+ Con người phải luôn có ý thức kiểm soát hành động và nhận thức lằng việc gì nhỏ mấy mà có ích kiên quyết làm...
+ Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao.

Câu 2 (5 điểm):

1. Mở bài:
-   Kim Lân là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Kìm là truyện ngắn Vợ nhặt. Nhận xét về tác phẩm có ý kiến cho rằng Ở truyện ngất này, nhà văn chủ tầm miêu tả lã lưỡng hiện thực tàn khốc của nạn đói năm 1945.Ý kiến khác lại nhấn mạnh: nhà văn chủ yểu hưởng ngòi bút vào việc phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, tâm hồn giàu lòng yêu thương của người nông dân sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ. Quả thật, chính niềm tin và tình yêu thương đó đã đem lại cho tác phẩm những giá trị nhân văn cao cả.
2. Thân bài:
a) Giới thiệu chung về tác phẩm.
+ “Vợ nhặt” là truyện ngắn tiêu biểu của Kim Lân viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962)
+ Bằng cách dựng lên tình huống truyện “nhặt vợ” độc đáo, qua tình huống đó nhà văn Kim Lân đã kín đáo lên tiếng phê phán xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám, đói rách, nghèo khổ. Nhân phẩm con người bị rẻ rúng, vì đói, vì chạy trốn khỏi cái chết mà người ta có thể liều về làm vợ một người không quen biết chỉ bằng vài bát bánh đúc... Đó là những đau đớn, nhục nhằn của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Nhưng trên nền hiện thực đen tối ấy vẫn sáng lên niềm yêu thương, niềm tin vào cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Đó là cái nhìn phát hiện đầy nhân đạo của nhà văn Kim Lân.
b) Phân tích ý kiến Ở truyện ngắn này, nhà văn chú tâm miêu tả kĩ lương hiện thực tàn khốc của nạn đói năm 1945.
+ Hiện thực đầy rẫy chết chóc đe dọa đến tính mạng của con người.
++ Thời gian, không gian ám ảnh: Một buổi chiều tối sầm lại vì đói khát giữa những năm tháng người chết như ngả rạ thi thoảng lại thấy từng đọt người bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma.
++ Sáng nào đi chợ hay làm đồng người ta cũng bắt gặp hình ảnh “ba bổn cái thây nằm còng queo bên đường”... Tiếng quạ kêu ma quái, mùi đống rấm đốt từ những nhà có người chết xen lẫn với mùi không khí... Kim Lân đã đật hình ảnh những người sống bên cạnh hình ảnh những người chết, cho thấy ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.
++ Cái đói đã biến con người thành cái xác không hồn vật vờ, quằn quại. Cái đói đang tràn lan như một bệnh dịch, tàn nhẫn và phô bày sức mạnh hủy diệt khủng khiếp của mình.
+ Hiện thực nghèo đói, chết chóc hủy hoại tính cách nhân phẩm của con người.
Đối với Kim Lân, cái đói không chỉ cướp đi sinh mạng của con người mà nỏ còn hủy hoại tính cách của họ, biến họ thành những kẻ rẻ rúng, vì miếng ăn mà không cần nhân phẩm, (minh chứng qua sự đổi thay của nhân vật thị)
++ Chân dung của người phụ nữ ấy hiện ra ngay từ đầu là những nét không mấy dễ nhìn đó là hình ảnh của người đàn bà gầy vêu vao, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, quần áo thì rách như tổ đỉa.Thì đã biến đổi ghê gớm: từ cô gái khỏe mạnh “liếc mắt, cười tít”, “ton ton chạy lại dạy xé cho Tràng”, qua ít hôm đã trở nên “rách quả, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cải khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắc khiến Tràng không nhận ra được.
++ Khi được Tràng mời ăn “Hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên”. Cái đói khiến thị “cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì”. Trông thật đáng thương! Với cái cách ăn ấy thì chỉ có thể là đói lâu ngày rồi. Cách kết thúc bữa ăn cũng rất hồn nhiên theo kiểu đói: “cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở”, vừa cổ vẻ khoái trả, vừa có vẽ tiếc rẻ. Cái đói trong một lúc nào đó nó có thể làm biến dạng tính cách của con người.
c) Phân tích ý kiến “Nhà vân chù yếu hướng ngòi bút vào việc phát hiện vẻ đẹp tiềm ẩn, tâm hồn giàu lòng yêu thương của người nông dân sau cái bề ngoài đói khát, xác xơ của họ”.
+ Nhân vật Tràng:
++ Giàu lòng thương người
Thấy người đàn bà đói, rách rưới thâm hại. Tràng động lòng thương. Tràng cho người đàn bà kia ăn, không chỉ ăn mà còn cho ăn rất nhiều “bốn bát bánh đúc”. Đó chính là lòng thương một con người đói khát hơn mình chứ Tràng không hề có ý định lợi dụng hoặc chòng ghẹo,
++ Khát khao hạnh phúc, Tràng lại tầm phơ tầm phào “Với đùa chứ cổ về với tớ chỉ ra khuân đồ lên xe rồi về'. Nói đùa thế thôi, ai ngờ thị về thật. Lúc đầu Tràng phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết “mới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết cổ nuôi nổi không, lại còn đèo bòng". Đó là nỗi sợ hãi có thật nhất lại là thời đói kém như thế này. Nhưng có lẽ tình thương người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc lưỡi “Chậc kệ!” . Chỉ một từ “kệ” thôi, Trảng như đã bỏ lại sau lưng mình tất cả nỗi sợ hãi, mọi lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc của mình. Đỏ chính là vẻ đẹp tâm hồn mà nhà văn Kim Lân đã tỉnh tế nhận ra trong người nông dân cục mịch này.
++Chăm sóc, có ý thức trách nhiệm với thị- người “vợ nhặt” xa lạ.
+++ Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt vả ra hàng cơm đánh một bữa no nê... Anh còn mua hai hào dầu để thắp sáng...
+++ Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm, biết suy nghĩ chín chắn. Sau cái đêm tân hôn. Tràng thức dậy, đầu tiên đó là một cảm giác dễ chịu ’’Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ờ trong giấc mơ đi ra". Đó là tâm trạng hạnh phúc. Tràng câm động khi thấy mẹ và vợ dọn dẹp lại nhà cửa nhất là khi nghe tiếng chổi tre quét từng nhát sàn sạt trên sân.Một nỗi lòng yêu thương, một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng “Bỗng nhiên hẳn thấy hẳn thương yêu gắn bó với cãi nhà của hẳn lạ lùng. Hẳn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đây. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng".Hạnh phúc đang làm anh thay đổi.
-  Nhân vật bà cụ Tứ:
+ Giàu lòng yêu thương con.
Thấy Tràng “lấy vợ” giữa cảnh đói kém, bà cụ nửa mừng nửa lo. Bà thấy tủi nhục cho cái thân con bà, khi đói rách người ta mới lấy đến con bà, Nhưng đáng trân trọng thay, bà không hề coi thường, ghét bỏ cô con dâu “nhặt” mà ngược lại bà đón nhận thị chân thành, nồng hậu với tất cả tình yêu thương của một người mẹ nghèo.
+ Niềm tin lạc quan vào tương lai tươi sáng.
Bà lão săm sắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, “vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn”, “nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng ngày sau", “cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hằn lên. Dù chẳng trọn vẹn nhưng cũng phần nào gieo vào lòng đôi vợ chồng trẻ niềm tin vào ngày mai. Một ngày mai tươi sáng hơn đang chờ họ. Bà cụ Tứ nghĩ thế và chắc chắn sẽ là như thê! Chính tình thương của mẹ đã mang đến hạnh phúc cho Tràng, đem lại lối thoát cho vợ Tràng và tất yếu tình thương ấy sẽ mãi mãi nâng đỡ họ.
-  Nhân vật thị: trở về với con người thật của mình:
Khi trở thành vợ Tràng, thị đã trở về với chính con người thật của mình là một người đàn bả hiền thục, e ỉệ, lễ phép, đảm đang. Dâu có lo âu cho tương lai, ít ra cô cũng đã có một gia đình, một nơi để dựa dẫm phấn đấu và hi vọng. Đây vẫn là niềm hạnh phúc nho nhỏ của thị, trả thị về an phận trong vai một người vợ hiền, một nàng dâu thảo. Nếu lúc đầu, cuộc sống khắc nghiệt với cái đói ghê người đã hóa đá tâm hồn và nữ tính của cô thì giờ đây, hạnh phúc gia đình như những tia nắng ấm đã khiến chúng hồi sinh trở lại. Người đàn bà trở nên “hiền hậu đúng mực” chứ không “chao chát, chỏng lỏn” như lúc ở chợ tỉnh nữa... Đây cũng là những phát hiện tinh tế của nhà văn Kim Lân.

Có thể bạn quan tâm: Cảm nghĩ về lòng ham sống trong "Vợ nhặt"
d) Đánh giá hai ý kiến.
Hai ý kiến đều đúng, không mâu thuẫn bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau góp phần làm sáng tô nội dung của tác phẩm. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến bức tranh hiện thực của tác phẩm. Ý kiến thứ hai nhấn mạnh giá trị nhân đạo của tác phẩm. Qua đó thể hiện ngòi bút tinh tế cũng như sự thấu hiểu tâm lí, đời sống người nông dân của nhà văn Kim Lân.
3. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề và đánh giá về thành công của tác giả, tác phẩm trong tiến trình Văn học Việt Nam.
- Trái tim nhân hậu, sự am hiểu và nghệ thuật phân tích tâm lý tinh tế, qua nhân vật của mình, nhà văn Kim Lân đã dựng lên được bức tranh chân thực, sinh động của nạn đói khủng khiếp năm 1945; đồng thời, để cho vẻ đẹp nhân đạo thấm sâu trong tác phẩm qua cách con người đối với nhau, làm cho nhau, tình thương, sự thông cảm, những đổi thay trong tâm tư, tỉnh cách con người trước hạnh phúc... Qua truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn chú tâm miêu tả kĩ lưỡng hiện thực tàn khốc của nạn đói năm 1945. Nhưng hiện thực đó chỉ là phông nền, là hoàn cảnh để vẻ đẹp tâm hồn của con người, tình yêu thương của những con người giành cho nhau tòa sáng đẹp đẽ.

Xem thêm >>> Cảm nhận về chi tiết bát cháo hành và bát cháo cám

Trên đây là bài viết mà Cunghocvui gửi đến bạn về làm sáng tỏ hai ý kiến trong tác phẩm "Vợ nhặt": hiện thực tàn khốc năm 1945 và vẻ đẹp tiềm ẩn của người dân nghèo, và cùng với phần đọc hiểu giúp bạn luyện ôn chuẩn đề thi THPT Quốc gia 2017. Chúc các bạn học tập tốt <3

shoppe