Dàn ý cảm nhận hai bài thơ "Vội vàng" và "Sóng"
A. ĐỀ BÀI
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Lại một vị khác hẳn, ấy là hai thứ bún sườn và canh bún. Bún sườn thì hiền lành thôi, về sắc sảo chẳng có gì. Cứ quý hồ nước cho ngọt, bún cho dẻo là được rồi. Người ta ăn bún sườn như đọc những tiểu thuyết ngon ngọt, thích thôi chứ không dám mê. Không có người ghét nhưng cũng không có người tha thiết quá. Cái gì cũng ở nửa chừng.
Canh bún thì cao hơn một bậc vì có rau cần, sánh và gắt, và nhất là có cá rô con, lạng từng miếng một, cũng có nơi nấu với cải, nhưng không ngon bằng. Thịt rô ấy đem lại cho thức ăn một vị đậm ngọt khác thường, không hiền lành, bởi vì chỉ ngon trong một độ nào đó, khiến người ăn có cái cảm tưởng đi gần một vị ghê lợm ở đầu này và ở đầu kia, và bởi thế, càng khiến cho thức quà ngon hơn, có cái ngon của sự chênh vênh và lo sợ ... Thực vậy; canh bún để nguội thì tanh mà đun già nóng quá thì nồng ruỗng. Ấy chỉ lúc nóng vừa đổ miệng, ăn phải xuýt xoa. Và người ta cho hồ tiêu vào, để thêm cái cay nóng có mực thước.
(Thạch Lam, Bún sườn và canh bún, in trong Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Văn học).
Câu 1: Đoạn trích trên nhắc đến mấy món ăn, đó là những món ăn nào? .
Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép liên kết trong đoạn văn trên..
Câu 3: Các món ăn trong đoạn trích luôn được đặt ở sự so sánh lẫn nhau. Chỉ ra sự so sánh đó, Việc so sánh này có tác dụng như thế nào? .
Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, kể về một món ăn gây cho anh (chị) ấn tượng nhất..
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1(2 điểm):
"Chúng ta đều là thiên thần chỉ cỏ một chiếc cánh, và ta phải ôm lẩy lẫn nhau để học bay". Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.
Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và mây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi.
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
(Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục, trang 23)
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
( Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo Dục, trang 156)
B. GỢI Ý LÀM BÀI
Phần I. Đọc - hiểu (3 điểm)
Câu 1: Đoạn trích nhắc tới hai món ăn lả bún sườn và canh bún,.
Câu 2: Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích là:
- Phép liên tường: nhà vãn sử dụng trường từ vựng về món ăn như: vị, món, bún sườn, canh bún, ngọt, đèo, rau cần, cá rô, ngon,...
- Phép lặp: bún sườn, canh bún,...
- Phép nối: ‘"và” đứng ở đầu câu để nối các câu với nhau
Tác dụng: Liên kết nội dung trong câu nói về một chủ đề thống nhất là hai món bún sườn và canh bún..
Câu 3: Các món ăn bún sườn và canh bún luôn được đặt đối sánh nhau với những điểm tưởng chừng như trái ngược nhưng đều toát lên nét đặc trưng riêng của từng loại món ăn. Nếu món bún sườn là món hiền lành thôi, về sắc sảo chằng có gì thì món canh bún lại là món sánh và gắt. Những từ ngữ miêu tả bún sườn là những từ mang tính nhẹ nhàng, hiền hòa như cái gì cũng ở nửa chừng, còn canh bún thì khắt khe hơn về yêu cầu, phải nấu đạt đến độ “ấy chỉ lúc nóng vừa đổ miệng ăn phải xuýt xoa”. Và “người ta cho hồ tiêu vô, để thêm cái cay nóng có mục thước” thỉ mới thực sự phát huy được sự thơm ngon của món ăn.
Tác dụng của việc so sánh: Đặt hai món ăn cạnh nhau với những đặc điểm trái ngược về bên ngoài cho thấy mỗi món ăn có một đặc điểm riêng biệt nhưng chúng đều thể hiện sự thơm ngon, tinh túy của món ăn, sự tính tế của người cảm nhận nó. Đặt chúng bên cạnh nhau có vai trò soi chiêu lẫn nhau, làm cho các món ăn trở nên hấp dẫn hơn..
Câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
- Món ăn mà anh (chị) muốn nhắc đến là món ăn gì? Là đặc sản hay là món ăn truyền thống, món ăn dân dã thông thường?
- Món ăn để lại chữ anh (chị) ấn tượng gì về mùi vị cũng như cách thưởng thức đặc biệt của nó? Món ăn gắn với những nếp sống, nếp sinh hoạt văn hóa nào của người Việt nói chung hoặc người của địa phương nơi món ăn đỏ được chế biến nói riêng?
- Ngoài ra, học sinh có thể trình bày những kỉ niệm của bản thân đối với món ăn đó (chẳng hạn món chè, món hoa quả dầm gắn bó với thời học sinh, hoặc món thịt kho tàu gần với kỉ niệm lần đầu vào bếp cùng với mẹ...).
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích:
“Thiên thần một cánh” là cách nói thể hiện sự không hoàn hảo, không toàn vẹn.
“Ôm lấy nhau” trước hết cần được hiểu là phối hợp với nhau, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đỏ, hành động “ôm” không đơn giản chỉ là một hành động thể hiện sự gắn kết đơn thuần mà hành động đó phải xuất phát từ tình yêu thương chân thành, sự bao dung, đùm bọc.
“Học bay” là học cách vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những khó khăn. Khi sử dụng từ “học”, phải chăng, tác giả câu nói muốn nhấn mạnh đến con đường mả con người phải cùng nhau vượt qua - con đường ấy không ai biết trước, muốn đi được qua, con người cần phải dò dẫm, học tập từng chút một. Trên cuộc hành trình mà tất cả đều cảm thấy mới lạ thì con người lại càng cần đến nhau, nương tựa vào nhau.
=> Như vậy, câu nói đã khẳng định một bài học ý nghĩa: trong cuộc sống, con người phải đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau, cỏ như vậy, con người mới có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách, vươn lên đến những tầm cao mới.
- Chứng minh, phân tích ý kiến:
+ “Nhân vô thập toàn”, con người không có ai là hoàn hảo. Mỗi người đều có những khiếm khuyết, những điểm yếu riêng. Khi được hòa mình trong tập thể, điểm yếu của người này sẽ được lấp đầy bằng điểm mạnh của người khác. Bởi vậy, con người cần đến nhau để bù lấp những khuyết điểm của nhau, tạo thành một khối đoàn kết có sức mạnh lớn lao.
+ Hòa mình vào môi trường tập thể, các cá nhân hoạt động và bộc lộ khả năng, năng lực của bản thân. Tập thể giúp cho mỗi con người phát hiện được những điểm yếu của mình, đồng thời cũng có điều kiện để phát triển những năng lực riêng biệt của bàn thân.
+ Phê phán:
++ Ta vẫn có thể bắt gặp đâu đó trong các tập thể, các cộng đồng những “con sâu làm rầu nồi canh”. Đó là những kẻ phá rối, gây mất đoàn kết trong tập thể. Lại cũng có những kè tự tách mình ra, sống quay lưng lại với cộng đồng, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân,
++ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho tập thể thì cùng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để đi đến thành công.
- Bình luận:
+ Bằng một cách nổi hình ảnh, câu nói đã mang đến một thông điệp có ý nghĩa muôn đời: tinh thần đoàn kết, sức mạnh của tập thể chính là đôi cánh nâng đỡ cho mỗi cá nhân, giúp con người chiến thắng mọi khó khăn của cuộc sống.
+ Tuy nhiên, nếu cả nhân chì dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành được. Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình. Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng. Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.
Câu 2 (5 điểm):
1. Mở bài
- Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai đại diện thơ tình xuất sắc nhất trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Nhắc đến Xuân Diệu chúng ta nhớ đến kiệt tác “Vội vàng” và chúng ta nhớ đến Xuân Quỳnh nhiều hơn với thi phẩm “Sóng”. Cả hai bài thơ đều thể hiện quan niệm rất mới mẻ về tình yêu và tuổi trẻ, khát khao được tận hưởng và dâng hiến trọn vẹn trong tình yêu đồng thời thể hiện ước muốn về một tình yêu vĩnh hằng, trọn vẹn.
- Bài thơ “Vội vàng” nằm trong tập “Thơ thơ” là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Diệu. Tác phẩm để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơ: “Ta muốn ôm...cắn vào ngươi". Nếu Xuân Diệu vội vàng, quấn quýt trong tình yêu thì thi sĩ Xuân Quỳnh lại dịu dàng, đằm thắm mà khát khao có một tình yêu vĩnh hằng ngát hương. Ước muốn đó của thi sĩ được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn thơ: “Tòm sao được tan ra... để ngàn năm còn vỗ".
2. Thân bài
a) Khái quát về tác phẩm
- Vội vàng của Xuân Diệu
+ Bài thơ “Vội vàng” nằm trong tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938, là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung. Đây là tiếng nói của hồn thơ sôi nổi, ngân vang, chân thành nhất ở những năm tháng tuổi trẻ, hồn nhiên, trong sáng. Trong Lời đưa duyên, Xuân Diệu viết: “Đây là lòng tôi đương thời sôi nổi, đây là tâm hồn tôi vừa lúc ngân vang và đây là tuổi xuân của tôi và đây là sự sống của tôi nữa., -Tôi gửi hồn tôi cho những người trẻ tuổi và nhất là trẻ lòng”.
+ Vội vàng là tiếng nói của một hồn thơ yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. Cho nên có thể coi thi phẩm là lời tự bạch của thi sĩ. Nó là dòng cảm xúc dạt dào, bồng bột bị cuốn theo cảnh sắc trần gian nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ về quan niệm nhân sinh, về lẽ sống vội vàng. Nếu ở phần đầu của bài thơ, thi sĩ vẽ ra cành thiên đường trên mặt đất để mời gọi, hối thúc mọi người hãy đắm say, tận hưởng cảnh sắc của trần gian vì mùa xuân cũng như tuổi trẻ là “chẳng hai lần thắm lại”. Đời người ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn và thời gian trôi đi vĩnh viễn không trò lại. Vì vậy thi nhân "giục giã” chúng ta phải “nhanh lên”, “vội vàng lên*’ để tận hưởng bữa tiệc của tràn gian khi mà “mùa chưa ngả chiều hôm”:
Nhanh lên chứ vội vàng lên với chứ
Em, ơi em! Tình non sắp giờ rồi.
Có lẽ vì thể chăng mà Xuân Diệu đã khép lại bài thơ bằng một đoạn thơ mang sắc thái áỉ ân mãnh liệt. Ớ đó, ta thấy được sự vồ vập, đắm say rất đỗi Xuân Diệu.
- Sóng của Xuân Quỳnh
+ Bài thơ ra đời năm 1967, là kết quả trong chuyến đi thực tể của Xuân Quỳnh ờ vùng biển Diên Điền. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh, in trong tập Hoa dọc chiến hào.
+ Bài thơ dược Xuân Quỳnh viết khi nữ sĩ 25 tuổi, đã từng nếm trải mọi sự đổ vỡ trong tình yêu. Thế nhưng, nó không phảng phất màu sắc đau khổ, bi quan mà ngược lại tràn đầy niềm tin và hi vọng vào tình yêu. Xuân Quỳnh là một hồn thơ trong sáng nên mỗi hình ảnh, mỗi vần thơ của chị dễ khiến tâm hồn bạn đọc có những ỉay động riêng. Bằng hình tượng sóng nhà thơ đã giãi bày tâm trạng của người con gái khi yêu và cũng chính là bộc lộ tâm hồn đang yêu của mình. Tình yêu bao giờ cũng thế, nó luôn gắn liền với những ước mơ, khát khao và điều đó được thể hiện rõ ở khổ cuối của bài thơ.
+ “Sóng” được Xuân Quỳnh gợi lại từ một đề tài rất quen thuộc trong thi ca: đề tài về tình yêu và khát vọng tình yêu của mỗi con người. Vườn thơ tình vốn đã nhiều hương sắc nhưng Sóng vẫn có chỗ đứng riêng với dư vị đặc biệt của nó: vừa ồn ào, vừa dịu êm. Bài thơ làm lay động biết bao tâm hồn bạn đọc bởi tiếng nói rất chân thành và mãnh liệt về tình yêu của người phụ nữ. Xuân
b) Cảm nhận đoạn thơ
- Đoạn thơ: “Ta muốn ôm....Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi".
+ Mỗi dòng thơ là một cung bậc của vẻ đẹp thiên nhiên, là một giai điệu của niềm đắm say vô tận.
+ Đoạn thơ mở đầu bằng ba chữ “Ta muốn ôm” như phơi bày ra hết sự ham hố và cuồng nhiệt của Xuân Diệu với cuộc sống trần thế: Trước đó nhà thơ xưng với ước muốn táo bạo “tắt nắng, buộc gió” nhưng ở đoạn thơ cuối này cái tôi ấy đã hòa thành cái ta chung để tận hưởng hết những hương sắc của cuộc đời. Ngay liền đó là câu thơ thể hiện cái tươi non của “Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn”. “Mơn mởn” là từ láy rất gợi cảm và giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi cảm sự vật, cây cối đang ở độ non mướt, tươi tốt đầy sức sống “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”, khiến cho thi nhân tràn lên bao khao khát:
Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn,
Làm giây da quấn quít cả mình xuân;
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần,
Chân hoá rễ để hút mùa dưới đất.
{Thanh niên, Xuân Diệu).
Và đằng sau khao khát “ôm cả sự sống mơn mởn” ấy là những câu thơ mạnh bạo, gấp gáp, giục giã tràn đầy nỗi yêu:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
+ Sự sống vốn đã bắt đầu từ hàng triệu năm trước nhưng với Xuân Diệu sự sống như vừa “mới bắt đầu”. Mới bắt đầu bởi chi hôm nay đây, lúc này đây, Xuân Diệu mới nhìn được hết từng khía cạnh, tùng chi tiết nhỏ của cuộc sống. Vì “mới bắt đầu” nên cái gì cũng non xanh, tất cả đều mang một dáng vẻ hồn nhiên, ngây thơ, trữ tình: “Mây đưa gió lượn”, “cánh bướm tình yêu”. Cảnh vật dường như có sự chuyển động rất nhẹ nhàng “mây đưa”, “bướm lượn”. Xuân Diệu sợ cái bình yên, tẻ nhạt vì nó sẽ khơi dậy nỗi cô đơn ẩn náu trong nhà thơ nhưng ông cũng cái gì quá mạnh mẽ sẽ phá vỡ “thiên đường mặt đất”. Vì quá đắm say, quá yêu đời nên nhà thợ luôn sống trong dự cám mọi vật sẽ tàn phai, tình yêu và tuổi trẻ sẽ theo thời gian mà trôi đi mất.
+ Một đoạn thơ ngắn mà có tới bốn, năm từ “ta muốn” được lặp đi, lặp lại như nhịp điệu hối hả, như hơi thở gấp gáp của thi nhân. Chứng tỏ Xuân Diệu nồng nhiệt đến rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc dang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa xuân vào lòng mình, sống như thế với Xuân Diệu mới thực là sống, mới đi đến tận cùng của niềm hạnh phúc được sống. Điệp ngữ “Ta muốn” như ý nghĩa của nó đã nói lên được cái ham muốn khát thèm đến hăm hở, cuồng nhiệt của nhà thơ. Thi nhân như muốn ôm hết vào lòng mình “mây đưa và gió lượn”, muốn đắm say với “cánh bướm tình yêu”, muốn gom hết vào lồng ngực trẻ trung ấy “một cái hôn nhiều”. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “Và non nước, và cây, và cỏ rạng”. Để rồi, chàng như con ong bay đi hút nhụy đời cho đến say “chếch choáng”, hút cho đã đầy ánh sáng, “Cho no nê thanh sắc của thời tươi" mới lảo đảo bay đí.
+ Câu thơ:
Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi.
++ Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ thỏa thuê, trọn vẹn. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”, “chếnh choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một hái đời đỏ hồng, chín mọng, thơm ngát, ngọt ngào, xuân hồng, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ.
++ Thơ Xuân Diệu có đặc trưng là sự vồ vập, cuồng nhiệt, mạnh bạo. Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn "ôm - sự sống”, “riết - mây đưa, gió lượn”, “say - cánh bướm, tình yêu”, “thâu - cái hôn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say thể hiện niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. Đây chính là đỉnh điểm của sự khát khao cháy bỏng của nhà thơ. “Xuân hồng”. Mùa xuân như môi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp xinh, trinh nguyên đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín
++ Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ, mùa xuân hiện lên rõ rệt và sống động như có hình cỏ dáng, có hôn có sắc ngọt thơm trong vườn “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân, cuộc sống, thi sĩ hình như không nén nỗi lòng yêu đã đi đến một cử chỉ cũng thật đáng yêu: “Ta muốn cắn vào ngươi”.
++ Có lẽ trong các bài thơ của Xuân Diệu trước cách mạng thì đây là những vần thơ Xuân Diệu nhất. Vì mỗi câu, mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, ham sống của “một nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
- "Sóng" - Xuân Quỳnh
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ. ... .. ..
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
+ Đoạn thơ thể hiện ước vọng của thi sĩ về một tình yêu vĩnh hằng.
+ Nhà thơ lo sợ về tình yêu của em rồi cũng sẽ mất đi, sẽ đi vào lãng quên cùng năm tháng giữa cuộc đời. Cho nên nữ sĩ bày tỏ một khát vọng thật chỉnh đáng, mới mê, đó là lẽ sống đẹp về quan niệm tình yêu trong tâm hồn người phụ nữ của thời đại hôm nay. Với tiếng gọi: “Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ”. Những vần thơ hàm chứa một ý nghĩa thật đẹp, thật sâu xa, nói về khát vọng tình yêu của em về tình yêu muôn thuở, vĩnh hằng.
+ Xuân Quỳnh vẫn mượn hình tượng của sóng nhằm ví von con sóng vỗ muôn đời trước không gian bao la, thời gian bất tận thì con sóng ây không giữ nguyên thể trạng của nó mà phải biết phân thân thành những con sóng nhỏ lì ti khác, hòa vào lòng đại dương, hòa vào biển lớn, lúc ấy sóng mãi mãi vỗ bất tận đến muôn đời. Như vậy, ước vọng về một tình yêu của em cũng như thế. Tình yêu của em chỉ là tình yêu cá nhân, vị kỉ, chật hẹp giữa chốn đời thường. Muốn tình yêu ấy vĩnh hằng, ngát hương thì tình yêu của em không chỉ: “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp/Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” mà phải biết: “Làm sao được tan ra”
+ Lời thơ ngắn gọn, khẳng định dứt khoát nhưng thể hiện một nét sống đẹp, một quan niệm về tình yêu thật đẹp, vì: “Sống là cho đâu phải nhận riêng mình”. Nói cách khác, tình yêu của em phải biết hòa nhập, phải biết tan ra, hòa vào với tình yêu cộng đồng, tình yêu quê hương, đất nước.
+ Với hai tiếng “tan ra” mang ý nghĩa thật đẹp. “Tan ra” có nghĩa là dấn thân nhập cuộc, hòa vào lòng biển lớn cuộc đời, biển lớn tình yêu. Chính là lúc tình yêu của em từ nhận thức phải biến thành hành động: “Phải biết gắn bó và san sẻ. Phải biết hóa thân mình cho dáng hình xứ sở” Hình thành “những cuộc chia ly màu đỏ” từ sân ga, sân trường,...sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu, chính là lúc tình yêu của em hòa cùng tình yêu cộng đồng, tình yêu quê hương, Tổ quốc để “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Thực hiện điều ấy bằng hành động cụ thể, quyết tâm của chính mình và biết quên mình thỉ tình yêu của em sẽ mãi là vĩnh hằng, bất tử. Đây là lẽ sống đẹp, một quan niệm về tình yêu rất mới mẻ trong tâm hồn người nữ và điều đó làm nên sức sống vĩnh hằng cho thi phẩm.
+ Thể thơ năm chữ với hình-tượng “sóng” vừa ẩn dụ, vừa giàu tính thẩm mĩ khiến đoạn thơ sâu sắc, giàu nữ tính.
+ Nằm trong âm hưởng chung của toàn bài, đoạn thơ có nhạc điệu da diết, sâu lắng và giàu chất suy tư nên đoạn thơ cuối là kết tinh của cảm xúc tự nhiên và cảm xúc trí tuệ của toàn bài.
+ So với thơ lãng mạn trước Cách mạng thì gương mặt tình yêu trong thơ thời đại mới dù riêng tư nhưng không cô đơn, lẻ loi, lạc lõng với cộng đồng mà tình cảm riêng chung hài hòa tạo cho con người hôm nay một dáng dấp mới, một tinh thần mới. Điều này được thể hiện họng vẹn trong thí phẩm "Sóng" của Xuân Quỳnh.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích bài thơ "Sóng"
c) Điểm gặp gỡ:
- Giống
+ Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt về tình yêu, những suy ngẫm, chiêm nghiệm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và triết lí.
+ Cả hai đều nhận ra cái hữu hạn và tiếc cho cuộc đời ngắn ngủi.
+ Đều thể hiện một lẽ sống đẹp, một quan niệm rất mới mẻ về tình yêu.
- Điểm khác biệt
+ Khác biệt trong phong cách thơ của hai thi sĩ: Xuân Diệu: sôi nổi, mãnh liệt đầy nam tính còn Xuân Quỳnh: thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính.
+ Cách ứng xử trong tình yêu giữa hai nhà thơ có điểm khác biệt; Xuân Diệu tiếc cho tuổi trẻ nên trước sự chảy trôi của thời gian, nhà thơ chọn cách sống vội vàng, cuống quýt tận hưởng. Còn Xuân Quỳnh nói về cuộc đời và tiếc cho cuộc đời nên nữ sĩ thể hiện khát vọng muốn được tan ra và hòa cái riêng vào cái chung để vun đắp một tình yêu vĩnh cửu, trường tồn.
3. Kết bài
Nhận thức thời gian một đi không trở lại, cuộc đời rồi sẽ qua đi nên nhà thơ hiện đại luôn mang nỗi buồn luyến tiếc và chỉ biết gửi khát vọng vào đất trời và thiên nhiên vô tận. Thông thường, cái gì dễ đến sẽ dễ đi chỉ còn lại vĩnh hằng là những chân giá trị. Và tình yêu là một trong những chân giá trị đó. Dù chọn cách sống này hay cách sống khác, chọn cách thể hiện tình yêu cuồng nhiệt, gấp gáp hay dịu dàng, đằm thẳm thỉ cả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đều gửi đến bạn độc ngày hôm nay những tư tưởng và quan niệm về tình yêu rất đẹp, rất mới mẻ, độc đáo. Dù có hướng đến mục đích riêng tư hay cao cả cộng đồng, thì những tâm hồn tình yêu đó xứng đáng được trân trọng, ngợi ca và nhận được sự đồng điệu, đắm say từ nhiều thế hệ độc giả.
Xem thêm >>> Cảm nhận vẻ đẹp con người Việt Nam kháng chiến chống Mỹ
Dàn ý cảm nhận về hai bài thơ "Vội vàng" - Xuân Diệu và "Sóng" - Xuân Quỳnh được Cunghocvui gửi đến bạn học, hy vọng sau bài viết này bạn có thể làm quen và giải đề THPT Quốc gia chuẩn cấu trúc năm 2017.