Đăng ký

Phân tính hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

4,760 từ

Phân tính hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Nguyễn Trung Thành là một trong những cây bút gắn bó thủy chung với đồng bào các dân tộc miền núi Tây Nguyên. Cuốn truyện kí Đất nước đứng lên của ông từng được tặng giải nhất Giải thưởng văn nghệ Việt Nam lần thứ nhất năm 1955, ghi nhận một thành tựu xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam trên đề tài mới mẻ này. Truyện ngắn Rừng xà nu chính là sự tiếp tục khuynh hướng sáng tạo ấy trên bối cảnh mới của thời đại.

Ra đời giữa những năm tháng quyết liệt, hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ (1965), Rừng xù nu đưa ta trở về cùng miền đất Tây Nguyên ở thời kì người Tây Nguyên chịu nhiều đau thương nhưng kiên cường, quật khởi. Ai đã từng đọc truyện ngắn Rừng xà nu chắc hắn khó phai mờ ấn tượng về hình ảnh cây xà nu. Đây là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc bao trùm toàn bộ thiên truyện, tạo nên không khí sử thi, chất lãng mạn cuốn hút cho câu chuyện về làng Xô Man bất khuất, kiên cường. Bằng cảm xúc say mê mãnh liệt, bằng thứ ngôn ngữ giàu khả năng tạo hình và đầy chất thơ, tác giả đã xây dựng nên một hình tượng nghệ thuật vừa sinh động, cụ thể vừa mang ý nghĩa tượng trưng, khái quát.
 
Từ khi theo dọc tuyến đường Trường Sơn từ Bắc vào, đặt chân lên khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào, bắt gặp cây xà nu, Nguyễn Trung Thành đã yêu say mê vẻ đẹp của loài cây đó. Xà nu là loài cây họ thông. “Ấy là một cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận...”. Với ám ảnh này, khi chuẩn bị viết truyện ngắn, Nguyễn Trung Thành tâm niệm: dù viết về ai, về câu chuyện gì, tác phẩm dứt khoát phải mang tên Rừng xà nu, chắc chắn “cái truyện ngắn này sẽ bắt đẩu bằng một khu rừng xà nu - (mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình, như chạm nổi lên vậy, có không gian như tượng tròn và có cả mùi vị có thể ngửi thấy được) - và truyện cũng sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận...". Trong phút chốc, ấn tượng xà nu tự nhiên sống dậy trong tâm trí nhà văn, khơi dòng cảm hứng cho nhà văn quy tụ các chi tiết, các mảnh đời thành nội dung cụ thể của tác phẩm.

Quá thế, “bắt đầu đen dưới ngòi bút, gần như không thể tính trước, là một khu rừng xà nu, những cây xà nu”. Truyện ngắn mở đầu bằng một trang đặc tả cánh rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của đồn giặc, đang “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”. Khép lại truyện ngắn, lại là hình ảnh những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời trong tầm mắt của cụ Mết, Dít và Tnú khi ba người đứng ở cửa rừng gần con nước lớn nhìn ra xa. Đó là lối kết cấu đầu cuối tương ứng, kết cấu vòng tròn, tạo dư âm hùng tráng, bâng khuâng đặc biệt. Lối kết câu này như dựng cái khung, cái nền vững chãi để trên đó nhà văn khai triển câu chuyện. Cả một câu chuyện dài đầy đau thương và anh dũng, những trang sử bi hùng của làng Xô Man lần lượt hiện lên trên nền cảnh xà nu.
 
Không chỉ xuất hiện lúc mở đầu và kết thúc mà xà nu có mặt suốt chiều dài tác phẩm. Có thể nói xà nu đã trở thành một nhân vật tham dự vào đời sống sinh hoạt, chứng kiến mọi tâm tình, mọi bước đường trưởng thành của làng Xô Man bất khuất. Nào là cây xà nu, nhựa xà nu, nào là khói xà nu, lửa xà nu... liên tiếp xuất hiện ngót hai mươi lần trong dòng cốt truyện. Cây xà nu lớn bên đường nhắc Tnú nhớ lại ngày gặp Mai lần đầu tiên sau khi ở tù về với những giọt nước mắt vừa xấu hổ vừa thương yêu. Cụ Mết kể lại với dân làng trang sử bi hùng của Xô Man gắn cùng một quãng đời Tnú trong gian nhà lớn, bên bếp lửa xà nu cháy sáng. Anh lửa xà nu soi cho Dít đọc tờ giấy đơn vị cho phép Tnú về thăm làng. Ngày còn nhỏ, Tnú và Mai ở trong rừng với cán bộ cách mạng, học chữ trên tấm bảng đan bằng nứa xông khói xà nu cho đen dày. Lũ giặc bắt trói Tnú, tra tấn anh trước mặt dân làng bằng giẻ tẩm nhựa xà ru quấn đốt mười đầu ngón tay. Nhựa xà nu bén lửa cháy rất đượm. Lúc này lửa xà nu thử thách sức chịu đựng, thử thách lòng trung thành với cách mạng của Tnú. Sau khi bất ngờ tiêu diện hết cả tiểu đội lính của thằng Dục, dân làng xô Man náo nức mài giáo, vót chông chuẩn bị kháng chiến. Cả đêm ấy làng không ngủ dưới ánh đuốc xà nu rực sáng khắp rừng... Giữa cây xà nu với dân làng Xô Man nói riêng, con người Tây Nguyên nói chung có mối quan hệ gắn bó vô cùng thân thiết. Dường như cây xà nu cũng biết đau thương, căm giận, cũng biết yêu thương, tự hào cùng với con người.. Phải chăng vì thế, khi miêu tả con người, Nguyễn Trung Thành hay ví với cây xà nu; ngược lại, khi nói về cây xà nu, nhà văn hay dùng những hình ảnh, từ ngữ về con người. Hãy xem cụ Mết được miêu tả: Ông ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn”. Còn cây xà nu bị đạn đại bác chặt đứt ngang nửa thân mình như một biểu tượng của rói căm hờn: “Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”. Những vết thương trên cây xà nu chóng lành được nhà văn ví như sự hồi phục “trên một thân thể cường tráng”. Rừng xà nu bạt ngàn “ưỡn tấm ngực lớn của mình la, che chở cho làng...”. Nhờ thủ pháp nghệ thuật này, ấn tượng về mối quan hệ thân thiết giữa cây xà nu với con người Tây Nguyên ở người đọc càng được khắc sâu.

Qua ngòi bút tạo hình của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu hiện lên với đường nét, hình khối, hương vị thật đặc biệt, như được chạm nổi trước mắt ta. Hình tượng này mang giá trị tả thực về một loài cây của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Nhưng hình tượng xà nu cũng mang ý nghĩa khái quát, biếu trưng cho sức sống, phẩm chất của con người. Giữa vẻ đẹp của cây xà nu và những đức tính, phẩm chất của cơn người Tây Nguyên trong chiến tranh quả có sự tương đồng thú vị. Không phải ngẫu nhiên mà mở đầu truyện ngắn, nhà văn chưa nói gì về con người, lại dành hẳn một đoạn dài say sưa đặc tả cánh rừng xà nu. Những ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh xà nu được tập trung ở đoạn văn giàu chất họa, chất thơ này.
 
Trước tiên, hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho những đau thương, mất mát lớn lao, cho niềm uất hận không nguôi của con người Tây Nguyên trong những năm tháng bè lũ Mĩ - ngụy khủng bố ác liệt. “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương”. Ấy là hình ảnh làng Xô Man khi tiểu đội lính của thằng Dục kéo về đàn áp. Ngọn roi của chúng không từ một ai, kể cả ông bà già, con trẻ. “Tiếng kêu khóc dậy cả làng”. “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão”. Phải chăng, đó là bao cái chết thảm thương trong làng ở những ngày đen tối này: bà Nhan bị chặt đầu, anh Xút bị treo cổ lên cây vả đầu làng, Mai và đứa con nhỏ bị đánh đập dã man đến chết bằng gậy sắt... Mất mát lớn lao ấy càng làm nóng bỏng hơn niềm uất hận. Hình ảnh dòng nhựa xà nu ứa ra ở chỗ vết thương, dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn như biểu trưng cho lòng căm hờn được cò nén để chờ dịp bùng lên thành sức mạnh phản kháng.

Chính từ trong đau thương, bất chấp sự khủng bố của kẻ thù, dân làng Xô Man đã bất khuất vùng dậy. Hình ảnh xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người trong chiến tranh. “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy”. Ngọn xà nu xanh rờn, hình nhọn mũi tên, lao thẳng lên bầu trời. Những vết thương trên thân xà nu chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Hàng ngàn, hàng vạn cây xà nu tạo thành cánh rừng xà nu hùng vĩ “ưỡn tấm ngực lớn cứa mình ra, che chở cho làng”... Nguyễn Trung Thành không kìm nén cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp cường tráng của cây xà nu cũng như con người Tây Nguyên kiên cường trong bão táp chiến tranh vậy. Cả làng Xô Man không ai khai chỗ ẩn nấp của du kích dù kẻ thù khảo tra tàn bạo. Chứng kiến cảnh tượng đau thương của dân làng, của gia đình Tnú, thanh niên Xô Man theo lệnh cụ Mết đã dùng giáo mác, dao rựa bất ngờ xông ra giết chết cả tiểu đội lính giặc. “Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ”. Lại lửa đuốc xà nu soi cho cả làng Xô Man náo nức mài giáo, vót chông xây dựng làng kháng chiến. Tức nước ắt đến lúc phải vỡ bờ. Chỉ đứng dậy cầm lấy vũ khí thì mới có quyền sống, mới có tự do. Chân lí cách mạng, con đường tất yếu này được nhà văn gửi gắm qua lời cụ Mết: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm dáo !...”
 
Cũng chính lời cụ Mết, trước khi kể lại với cả dân làng một trang sử bi hùng của Xô Man gắn cùng một quãng đời Tnú, đã tự hào sang sảng: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!...”. Làng Xô Man chính là một rừng xà nu dồi dào sức sống, thách thức kẻ thù giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Tạo nên rừng gồm nhiều thế hệ cây. Bức tranh tập thể nhân dân Xô Man anh hùng gồm nhiều thế hệ con người đồng lòng, đồng sức. Hình ảnh xà nu tượng trưng cho các thế hệ con người kế tiếp nhau nhanh chóng trưởng thành trong khói lửa chiến tranh. Thế hệ này già cả hoặc gục ngã, có ngay các thế hệ sau tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc, bảo vệ quê hương. “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi ten lao thẳng lên bầu trời... Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...”. Từ cụ Mết qua Tnú, Mai đến Dít rồi Heng... ấy là những thế hệ xà nu hiện lên thật đẹp, thật rõ nét chỉ trên chưa đầy mười lăm trang truyện ngắn. Chuyện của một đời, của một thời được nhà văn gói gọn trong một đêm và cô đúc trong một dung lượng rất vừa phải.

Xà nu là loài cây ham ánh sáng mặt trời. “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tấp, lóng lánh vô sô hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng”. Nguyễn Trung Thành đã tạo dựng một không gian khoáng đạt ngập tràn ánh nắng với sắc vàng của bụi từ nhựa, với hương vị ngạt ngào từ những cây xà nu đang vươn thẳng. Phải chăng đó là hình ảnh về con người Tây Nguyên khao khát tự do đang vươn theo lí tưởng cách mạng ? Cây xà nu ham ánh nắng mặt trời cũng như người Tây Nguyên yêu tự do. Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời đế tồn tại và phát triển cũng như người Tây Nguyên phải tìm đến ánh sáng của Đảng thì mới có quyền sống, có hạnh phúc. Con người Tây Nguyên cần lí tướng cách mạng soi rọi là chân lí của lịch sử cũng như cây xà nu cần ánh nắng mặt trời là quy luật tự nhiên của trời đất vậy. Chính ý nghĩa tượng trưng này làm tăng thèm chất thơ, chất lãng mạn bay bống cho hình ảnh xà nu.
 
Đến với truyện ngắn Rừng xà của Nguyễn Trung Thành, chúng ta bắt gặp một hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Sự kết hợp hài hòa các tầng lớp ý nghĩa qua cảm hứng say mê, qua ngòi bút giàu tính tạo hình và thấm đượm chất thơ của Nguyên Trung Thành khiến cho hình tượng cây xà nu có sức hấp dẫn đặc biệt. Với hình tượng này, vẻ đẹp cây xà nu, phẩm chất cao quý, sức sống quật cường của đồng bào Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ quyết liệt, hào hùng sẽ được khắc tạc sâu bền trong tâm trí nhiều thế hệ bạn đọc.

shoppe