Dàn ý Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu
Đề bài
Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu
Hướng dẫn giải
- Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với Tây Nguyên, một trong những tác phẩm thành công viết về mảnh đất này là Rừng xà nu.
- Tnú là nhân vật trung tâm của tác phẩm: là người anh hùng kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.
1. Hoàn cảnh: Tnú vốn là đứa trẻ mồ côi, cha mẹ chết sớm, lớn lên trong sự đùm bọc, yêu thương của dân làng Xô Man, là đứa con chung của cộng đồng nên hội tụ vẻ đẹp cộng đồng.
2. Phẩm chất
a. Dũng cảm, gan dạ, kiên cường
- Lúc còn nhỏ:
+ Xung phong đi nuôi giấu cán bộ, từ nhỏ đã giác ngộ lí tưởng cách mạng (trước đó những người bị làm nhiệm vụ này đã bị sát hại dã man: anh Sút, bà Nhan), giác ngộ lí tưởng Đảng.
+ Tnú học chữ thua Mai, nhưng khi anh Quyết nói, Tnú cầm đá đập vào đàu mình để nêu cao quyết tâm, Tnú ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của mình mà cố gắng học.
- Đi rừng rất tháo vát, nhanh nhẹn, bị giặc bắt mà không run sợ, chỉ tay và bụng “cộng sản đây này”, khi bị tra tấn Tnú vẫn kiên cường, vẫn trung thành với Đảng.
- Khi trưởng thành:
+ Sau khi Tnú vượt ngục trở về, anh Quyết đã hi sinh, Tnú đã thay anh lãnh đạo dân làng Xô Man chuẩn bị vũ khí đánh giặc.
+ Khi chứng kiến vợ con bị tra tấn, anh đã xông vào cứu vợ con.
+ Tnú bị bắt, bị đốt 10 đầu ngón tay, Tnú không kêu van “người cộng sản không hề kêu van”, “trợn mắt nhìn thằng Dục”, ...
b.Sự trung thành tuyệt đối với cách mạng, tính kỉ luật cao,
- Còn nhỏ đã tin tưởng vào Đảng, vào cách mạng “Cán bộ là Đảng, Đảng ... này còn”.
- Sau đêm kinh hoàng (vợ con bị giết), anh không bi quan mà gia nhập lực lượng giải phóng quân trả thù cho dân làng, gia đình.
- Khi lập được chiến công, được nghỉ 1 ngày phép về thăm làng, anh đã chấp hành đúng quy định.
c. Có trái tim yêu, sục sôi căm giận
- Khi tham gia lực lượng giải phóng quân, anh rất nhớ nhà, nhớ quê hương, chỉ được về một đêm anh vẫn trở về.
- Là người chồng người cha hết lòng yêu thương vợ con: không chịu đựng được cảnh vợ con bị bắt giết, Tnú lao ra cứu, dang hai cánh tay ôm lấy vợ con, nhưng anh vẫn bị bọn giặc bắt.
- Yêu thường nồng nàn thì căm thù càng sâu sắc: ở Tnú có 3 mối thù lớn là mối tù của bản thân (2 lần bị giặc tra tấn, lưng còn nhiều vết sẹo, bàn tay cụt đốt), mối thù gia đình (vợ con bị giết), mối thù của buôn làng.
d. Hình ảnh đôi bàn tay:
+ Bàn tay yêu thương: anh Quyết nắm lấy tay Tnú, Mai nắm lấy tay Tnú khi anh trở về, ...
+ Bàn tay đau thương (chứng kiến cảnh vợ con chết, chịu sự tra tấn của kẻ thù)
+ Bàn tay căm thù: chứng tích của lòng hận thù
+ Bàn thay báo thù: giết giặc trả thù cho Mai, cho con, cho dân làng Xô Man
+ Là nhân chứng cho con đường của dân làng Xô Man: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”
- Nhận xét: câu chuyện bi tráng của cuộc đời Tnú là sự thể hiện đầy đủ nhất cho chân lí lịch sử “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”, phải vùng lên đấu tranh vũ trang mới có thể chiến thắng.
- Nêu cảm nhận về nhân vật: Tnú có số phận đau thương nhưng anh đã vượt qua nỗi đau để chiến đấu, bảo vệ hạnh phúc cộng đồng.
- Nghệ thuật: xây dựng hình tượng nhân vật bằng bút pháp lí tưởng hóa, đậm chất sử thi, với kết cấu truyện lồng trong truyện, đầu cuối tương ứng đặc sắc, ngôn ngữ đậm chất sử thi, nhưng cũng mộc mạc giản dị, xây dựng hình tượng, ...
- Tác phẩm là một khúc sử thi bi tráng, ngợi cả vẻ đẹp của những con người núi rừng Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ.