Đăng ký

Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu

1,573 từ Phân tích
Đề bài

Đề bài: Phân tích nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Thành Trung

Hướng dẫn giải

    Trong thời đại chống Mĩ, chủ nghĩa yêu nước là nội dung xuyên suốt trong văn học Việt Nam. Nó bùng cháy mạnh mẽ và phát triển lên một bước mới thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bởi vậy, trong các tác phẩm không chỉ xuất hiện của những cá nhân anh hùng, xuất chúng mà còn xuất hiện cả tập thể anh hùng. Trong tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành bên cạnh nhân vật Tnú còn nổi bật lên tập thể anh hùng làng Xô Man, trong đó nổi bật hơn cả là nhân vật cụ Mết.

    Với nhân dân làng Xô Man, cụ Mết chính là già làng, người cao tuổi nhất đồng thời là người đại diện cho nguyện vọng của cộng đồng, là người kết tinh sức mạnh, ý chí của công đồng. Đồng thời cụ Mết cũng chính là người trực tiếp kể cho dân làng Xô Man về Tnú. Là một người già làng, có tiếng nói đầy quyền úy khiến cho những chi tiết lien quan đến cuộc đời Tnú trở nên chân thực, khách quan. Hơn nữa lối kể và giọng điệu mang đậm chất sử thi của cụ, khiến cho câu chuyện về người anh hùng Tnú càng trở nên lôi cuốn, hấp dẫn hơn.

    Cụ mết chính là con người thuộc thời đại “Đất nước đứng lên”, cụ đã trải qua cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ để tiếp tục cùng con cháu và thế hệ trẻ vùng lên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng. Cụ vừa là biểu tượng cho quá khứ vẻ vang, rực rỡ, vừa là người giữ và truyền lửa cho thế hệ sau.

    Dù đã cao tuổi những cụ Mết vẫn giữ được vẻ quắc thước như xưa, cụ vẫn là cây xù lớn của buôn làng, bàn tay cụ trắc nịch, khỏe khoắn,… Dù chỉ là một vài chi tiết, những tác giả đã cho thấy, dù cụ mất đã già nhưng vẫn có thể lực vô cùng dẻo dai, cường tráng, diện mạo của cụ dường như vượt qua được sức tàn phá mạnh mẽ của thời gian; diện mạo này cũng phần nào chứng tỏ vai trò trụ cột, chống đỡ như cây xà nu lớn của cụ Mết với dân làng Xô Man.

    Ẩn đằng sau vẻ đẹp khỏe khoắn, dẻo dai là vẻ đẹp phẩm chất ngời sáng của cụ. Trước hết cụ là người có tình yêu Đảng, yêu cách mạng sâu sắc, điều này được thể hiện trong cả cuộc đời đấu tranh bên bỉ, kiền cương của cụ Mệt, mà chứng tích để lại chính là vết sẹo hằn in trên má. Cụ Mết đã một lòng theo Đảng, cách mạng để đi từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mĩ trong vai trò trụ cột, chỉ huy, lãnh đạo dân làng Xô Man. Tình yêu với Đảng, cách mạng còn được thể hiện qua những lời nói giản dị mà đầy ý nghĩa: “Đảng còn. Núi nước này còn”. Không khoa trương ồn ào, nhưng bằng chính lối tư duy mộc mạc, ngôn ngữ tự nhiên, đã thể hiện tình yêu Đảng sâu sắc của cụ, đồng thời khơi dậy tình yêu đó trong lòng mỗi người dân làng Xô Man.

    Không chỉ vậy cụ còn là người có kinh nghiệm sống, bản lĩnh và từng trải. Chính những điều đấy khiến cho cụ luôn đưa ra những quyết định đứng đắn, sáng suốt trong những thời điểm quan trọng nhất. Cụ cũng là người đã nhận ra: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, cũng chính cụ đã vượt qua được sự nôn nóng của Tnú để quay vào rừng, sau đó cùng thanh niên, trai tráng quay trở lại cứu Tnú. Kinh nghiêm bản lĩnh sống của cụ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của dân làng Xô Man.

    Cụ cũng là người luôn tìm cách giữ lửa, truyền lửa và động viên thế hệ mai sau tiếp bước con đường của thế hệ cha anh. Và vai trò quan trọng nhất của cụ Mết cũng là phẩm chất nổi bật nhất chính là việc cụ đưa ra những đúc kết và thay tác giả phát ngôn cho những chân lí của thời đại, cộng đồng. Từng lời chậm chãi, nhưng dõng dạc, chắc nịch: “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”, thể hiện sự nhạy bén của cụ trước sự đổi thay của thời đại. Bởi chỉ với bàn tay không Tnú đã không cứu được vợ con, bản thân cũng bị giặc hành hạ tàn bạo; bởi chỉ có bàn tay không nên rất nhiều người dân đã ngã xuống. Cụ đã nhận thức được rằng, thời đại đã thay đổi, quân xâm lược ngày càng sử dụng những vũ khí tối tân với cách đánh tinh vi hơn, bởi vậy chỉ với bàn tay không thì ta chắc chắn sẽ thất bại. Câu nói của cụ đã đặt ra nhiệm vụ cấp thiết là phải chuyển từ đấu tranh tự phát, sang đấu tranh tự giác, đấu tranh vũ trang với sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo. Điều đó không chỉ có ý nghĩa quan trọng với cuộc đấu tranh của người dân Tây Nguyên mà nó còn là chân lí của thời đại, kết tinh từ trí tuệ của cộng đồng. Cụ Mết đã thay tác giả phát gôn chân lí đó. Bằng sự trải nghiệm và kinh nghiệm sống dày dặn, cụ làm cho nhận thức đó trở nên sâu sắc và có giá trị hơn.

    Với dân làng Xô Man, cụ Mết chính là linh hồn, chỗ dựa vững chắc cả về sức mạnh lẫn tư tưởng, nhận thức. Cụ vừa là hiện thân của quá khứ hào hùng để trở thành tấm gương sáng cho thế hệ sau, vừa là một người dìu dắt, giúp đỡ, thúc đẩy lịch sử đấu tranh của làng Xô Man và nhân dân Tây Nguyễn mỗi lúc một hào hùng hơn.

shoppe