Đăng ký

SOẠN BÀI RỪNG XÀ NU: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, SOẠN PHẦN LUYỆN TẬP- VĂN 12

2,665 từ Soạn bài

SOẠN BÀI RỪNG XÀ NU CHI TIẾT

     Rừng xà nu là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Trung Thành làm rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của nhà văn. Rừng xà nu là áng văn dung chứa hết những đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1979. Mời bạn đọc cũng tham khảo bài soạn bài Rừng xà nu. 

 Soạn rừng xà nu chi tiết, đủ ý- CungHocVui

Soạn bài rừng xà nu chi tiết, đủ ý

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

-      Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu ( bút danh Nguyên Ngọc) được sinh ra tại Quảng Nam.

-      Ông là nhà văn trưởng thành trong cả kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sau chiến tranh, ông làm Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam và Tổng Biên tập báo văn nghệ.

-      Gắn liền với vùng đất Tây Nguyên trong hai cuộc chiến, tình yêu mến và sự gắn bó sâu sắc giúp ông viết thành công về đề tài này trong đó có Rừng xà nu.

Xem thêm:

Tóm tắt rừng xà nu ngắn nhất

Ý nghĩa câu nói của cụ Mết trong rừng xà nu

2. Tác phẩm

-      Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Rừng xà nu được sáng tác vào mùa hè năm 1965 khi Đế quốc Mĩ ồ ạt đổ quân vào Việt Nam ( ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân phóng Trung Trung Bộ số 2/196) sau đó được in trên tập truyện ngắn Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Trung Thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

-      Phương thức biểu đạt: Tự sự.

-      Ngôi kể: Ngôi thứ 3.

-      Chủ đề: Ngợi ca lòng yêu nước của người dân Tây Nguyên đại ngàn, dẫu chìm trong đau thương vẫn sáng ngời ý chí đấu tranh, bất khuất, kiên cường. Tinh thần thép cùng sức sống bất diệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.

II. Soạn bài rừng xà nu: Đọc – hiểu tác phẩm

 Soạn rừng xà nu phần đọc hiểu tác phẩm- CungHocVui

Soạn rừng xà nu phần đọc hiểu tác phẩm

Câu 1: Ý nghĩa nhan đề?

    * Ý nghĩa nhan đề: Tác giả bắt gặp được những cánh rừng xà nu trải dài bất tận ở phía tây Thừa Thiên – Huế, niềm say mê vẻ đẹp của những cánh rừng đã tạo nên nguồn cảm hứng cho nhà văn đặt nhan đề “Rừng xà nu”. 

-      Ý nghĩa tả thực: Nhà văn nói về cây xà nu là loài cây dẻo dai, sức sống mãnh liệt, sẵn sàng chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.

-      Ý nghĩa biểu tượng: Thông qua hình tượng cây xà nu với sức sống mãnh liệt, tác giả ngợi ca dân làng Xô Man nói riêng và con người Tây Nguyên nói chung bất khuất, kiên cường đấu tranh trong kháng chiến chống Mỹ. Cảnh rừng xà nu nằm ngay tầm bắn của đại bác, hứng chịu hết bom đạn khốc liệt nhưng vẫn oằn mình đấu tranh, cây này ngã xuống cây kia mọc lên như một sự tiếp nối thế hệ mà đồng bào Tây Nguyên vẫn đang thực hiện, thế hệ này ngã xuống thế hệ kia lại đứng lên kiên cường đánh giặc.

-      Ngọn đồi xà nu tít tắp, trải dài tận chân trời như sự bạt ngàn, bất tận. Những sự nối tiếp trường tồn mà không một sức mạnh nào phá hủy, tiêu diệt được.

Xem thêm:

Ý nghĩa hình tượng cây xà nu

Ý nghĩa của câu nói "chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo" trong rừng xà nu

Câu 2: Phẩm chất và tính cách người anh hùng Tnú:

 Soạn tác phẩm rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành- CungHocVui

Soạn tác phẩm rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

-      Tnú đã biểu lộ vẻ gan góc, dũng cảm từ khi còn bé:

     + Cùng Mai xung phong vào rừng tiếp tế cho cán bộ, sẵn sàng ngủ đêm trong rừng dù biết bị giặc bắt sẽ bị giết giã man

     + Lấy đá đập vào đầu máu chảy ròng ròng khi học chữ thua Mai

-      Khi làm liên lạc, Tnú là người thông minh, mưu trí:

     + Khác với khi học chữ, đi đường thì đầu anh sáng lạ lùng: Giặc vây hết các ngả đường, anh leo lên cây nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi.

     + Lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang.

     + Nuốt mật thư vào bụng.

     + Khi bị giặc tra tấn dã man nhưng quyết không khai -> Bị giặc bắt.

Xem thêm:

Top 3 cách viết mở bài rừng xà nu hay nhất

Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong rừng xà nu

     Giặc bắt, tra tấn dã man nhưng vẫn can trường, gan góc. Vượt qua nỗi đau mất vợ, mất con, mất cả những ngón tay nhưng vẫn quyết cầm súng lên, một lòng đi theo Cách mạng.

=>      Sự tận hiến và lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng. Quyết tâm đánh đổi cả tính mạng để gìn giữ non sông.

     Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú được cụ Mết nhắc đi nhắc lại:

-     Điệp khúc Tnú không cứu sống được mẹ con Mai được cụ Mết nhắc đi nhắc lại như một nốt trầm đau thương trong bản hòa ca thời khói lửa để nhấn mạnh tấn bi kịch ấy là do Tnú chỉ có hai bàn tay trắng – Không một vũ khí để đứng lên.

-     Cụ Mết cũng chỉ bất lực để bi kịch ấy xảy ra trước mắt mình bởi như ông nói tau cũng chỉ có hai bàn tay không.

-     Những sự lặp lại ấy như nhấn mạnh vào sâu trong tiềm thức dân làng Xô Man Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo, ta phải đứng lên dẫu vũ khí xơ xài, mộc mạc, nhưng phải dùng những gì ta có đánh đuổi Đế quốc kia, phải dùng bạo lực Cách mạng chống lại bạo lực phản Cách mạng.

Câu 3: Vai trò của các nhân vật

-      Cụ Mết, Mai, Dít, Bé Heng là truyền thống tiếp nối các thế hệ, thế hệ này ngã xuống thế hệ tiếp nối lại kiên cường đứng lên, dẫu là già trẻ lớn bé vẫn một lòng chung tay đánh giặc.

-      Mai và Dít là thế hệ hiện tại, kiên cường, bất khuất trước quyền uy kẻ thù.

-      Bé Heng là thế hệ tương lai, thụ hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, có sứ mệnh tiếp nối nó, tiếp tục phát huy rồi lưu truyền đến thế hệ sau.

Câu 4: Hình ảnh rừng xà nu và nhân vật Tnú có gắn kết hữu có, khăng khít:

 Soạn bài rừng xà nu chi tiết nhất- CungHocVui

Soạn bài rừng xà nu chi tiết nhất

-      Bản chất kiên cường, bất khuất của rừng xà nu cũng là bản ngã cho những tính cách vốn có của Tnú. Rừng xà nu gan góc, hiên ngang dưới bom đạn kẻ thù cũng là hình ảnh Tnú và dân làng Xô Man chưa bao giờ nguôi ý chí đứng lên, bảo vệ từng tấc đất.

Câu 5: Nghệ thuật của truyện

-      Đậm đà chất sử thi, hùng tráng được hòa quyền vào trong nhan đề, cốt truyện, nội dung và cả nghệ thuật.

     + Sử dụng đề tài có thực, mang tính lịch sử: cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Tây Nguyên.

     + Hình tượng rừng xà nu mang ý nghĩa biểu trưng cho đặc tính dân làng Xô Man.

     + Nhân vật được khắc họa trang nghiêm, đẹp đẽ, nâng tầm vóc lên đến vĩ đại.

-      Kết cấu vòng lặp: Cả mở và kết truyện đều bằng hình tượng rừng xà nu trải dài tít chân trời.

-      Ngôn ngữ, giọng điệu: hùng tráng, đậm tính sử thi.

       Trên đây là soạn bài rừng xà nu chi tiết, đầy đủ ý gồm giới thiệu về tác giải, tác phẩm và hướng dẫn soạn phần luyện tập trong sách giáo khoa. Hy vọng bài soạn trên của CungHocVui sẽ giúp bạn chuẩn bị bài tốt hơn và đạt điểm cao.