Đăng ký

PHÂN TÍCH ĐOẠN 1 TÂY TIẾN CỦA QUANG DŨNG CHI TIẾT HAY NHẤT- NGỮ VĂN 12

6,030 từ Phân tích

PHÂN TÍCH ĐOẠN 1 TÂY TIẾN QUANG DŨNG

       Là một trong những bài thơ nổi bật trong nền văn học Cách Mạng, Tây Tiến mang đến không chỉ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà còn thể hiện ý chí dân tộc hào hùng. Khi phân tích đoạn 1 Tây Tiến nỗi nhớ được khắc họa rõ ràng qua nỗi  nhớ thiên nhiên, nỗi nhớ chiến hữu, nỗi nhớ những ngày hành quân gian khổ.

 Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chi tiết, hay nhất- CungHocVui

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chi tiết, hay nhất

Mở bài phân tích khổ 1 tây tiến

       Thanh âm của bom đạn chiến tranh đã vắng lặng gần nửa thế kỷ, lớp bụi năm tháng vẫn đang dai dẳng bám ngày một dày lên những chiến tích lịch sử, khỏa lấp dần những mất mát đau thương. Thế nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của mình là tái hiện lại những trang sử lẫy lừng của dân tộc, hồi sinh lại những con người thời đại đã ngã xuống hóa thân mình vào dáng hình xứ sở, quê hương. Các thi sĩ đã đau nhau chắp bút, khắc nên những bức họa về hiện thực chiến tranh mang đậm hào khí dân tộc, Quang Dũng cùng hòa mình vào làn sóng mạnh mẽ ấy khắc nên bức họa “Tây tiến” được in trong tập “Mây đầu ô” năm  – Một trường ca bất tử về những người lính xung trận. “Tây tiến” còn được ví von như tình ca nỗi nhớ, nhớ chiến Hữu, nhớ những ngày tháng hành quân gian khổ được thể hiện rõ nét ở khổ đầu bài thơ. 

Xem thêm:

Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết nhất

Phân tích đoạn 3 Tây Tiến cụ thể, chi tiết

Thân bài phân tích đoạn 1 Tây Tiến

       Nhà thơ Vũ Quần Phương từng nhận định: “Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến”. Đây là một nhận định không thể xác đáng hơn cho sự nghiệp cầm bút của Quang Dũng.  

       Quang Dũng như một nét chấm phá giữa muôn vàn những thi sĩ cùng thời, thơ ông là một hơi thở mới lạ phá bỏ những quy củ cứng nhắc đương thời. Ta có thể thấy những hình ảnh chưa ai từng sử dụng trong thơ ông, nhắc đến cái chết là những điều tối kỵ nhưng nhẹ tựa lông hồng. 

       Cái tôi thơ văn mà ở Quang Dũng là sự kết tinh, đan cài uyển chuyển giữa phóng khoáng hồn hậu hài hòa với lãng mạn, tài ba.“Tây Tiến” là áng thơ thành công nhất của ông trong sự nghiệp theo đuổi con chữ, ban đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến” nhưng khi in được ông đổi thành “Tây Tiến” bởi theo ông: “Tây Tiến, nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ rồi thế nên để từ “Nhớ” là thừa, không cần thiết”.

Phân tích tây tiến đoạn 1: Nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc và những tháng ngày hành quân gian khổ.

 Phân tích Tây Tiến qua những ngày hành quân gian khổ- CungHocVui

Phân tích Tây Tiến đoạn 1 qua những ngày hành quân gian khổ

       Tây Tiến được ra đời như sự kết tinh của nỗi nhớ, của những khắc khoải được vọng về từ quá khứ. Tây Tiến là lực lượng quân đội được thành lập năm 1947, mang trong mình sứ mệnh cao cả là bảo vệ vùng biên cương Tây Bắc đồng thời phối hợp cùng người anh em láng giềng Pathet Lào cùng nhau đánh Pháp cùng nhau vào sinh ra tử. 

       Hầu hết lực lượng là những học sinh, sinh viên tri thức Hà Nội thế nên ai ai cũng hào hùng nhưng lãng mạn, lạc quan và yêu đời. Thế nhưng cơ duyên con người ngắn ngủi, Quang Dũng chỉ song hành cùng Tây Tiến vỏn vẹn hai năm trên hành trình bất tận không có ngày kết của đoàn binh. Ngắn ngủi là thế nhưng xuyên suốt mạch thơ đoạn đầu bài thơ, đâu đâu cũng là nỗi nhớ, nhớ cảnh, nhớ người, nhớ chặng đường hành quân gian khổ cùng Tây Tiến khi ở Tây Bắc dẫu khi sáng tác bài thơ ông đang ở Phù Lưu Chanh.

                                                       “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

                                                       Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

                                                       Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                                                       Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

       Mở đầu bức tranh nỗi nhớ bằng hình tượng “Sông Mã”, ta có thể dễ dàng nhận ra sông Mã có ý nghĩa rất lớn, là niềm khắc khoải của Quang Dũng bên cạnh đoàn quân Tây tiến. Sông Mã là dòng sông chảy dọc theo biên giới với nhiều ghềnh thác đổ dốc dữ dội, một mình băng băng giữa rừng núi, hai bên rải rác mồ chiến sĩ, sông gắn liền với chặng đường hành quân của trung đoàn. Chính vì thế sông Mã là điểm đến đầu tiên của bức tranh nỗi nhớ . 

       Vỏn vẹn bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng sự liệt kê dày đặc các địa danh “Sông Mã”, “Sài Khao”, “Mường Lát” khiến đoạn thơ như tiếng thổn thức khẽ rung lên từ tâm can, nỗi nhớ trải rộng, trải dài ra khắp ngõ ngách nơi rẻo cao Tây Bắc. 

       Kết thúc hai câu đầu bằng âm “ơi”, là một âm mở mang sắc thái lan tỏa, vang vọng khắp núi rừng. Bên cạnh nỗi nhớ, hình ảnh bước đường hành quân của đoàn quân cũng trở nên gian khổ hơn trên nền thiên nhiên khắc nghiệt cũng đang dần được hiển hiện. 

       Nơi núi cao lạnh lẽo, bao quanh là sương mờ lạnh lẽo khiến đoàn quân như bị vùi lấp, không biết phương hướng, không rõ phía trước ra sao, tất cả đều không ngăn được những linh hồn mang nặng chí trai. Điểm lên nền lạnh lẽo của thiên nhiên là hình ảnh “hoa về trong đêm hơi”, bút pháp lãng mạn trên nền khốc liệt của hiện thực khiến hình ảnh “hoa” như một nét chấm phá, là sức sống tiềm tàng và cũng là đột phá trong phong cách thơ Quang Dũng.

Xem thêm:

Dàn ý chi tiết phân tích đoạn 2 Tây Tiến Quang Dũng

Phân tích đoạn 2 Tây Tiến chi tiết

Phân tích tây tiến khổ 1 qua đặc tả thiên nhiên khắc nghiệt trong chặng đường hành quân

       Bức họa về địa hình hiểm trở miền Tây được tác giả đặc tả trong bốn câu thơ tiếp theo một cách sinh động, độc giả như được hòa mình vào núi rừng miền Tây, song hành với đoàn quân theo từng nhịp bước.

                                                       “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                                                       Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

                                                       Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

                                                       Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

       Nét hoang sơ, bí hiểm của miền Tây Bắc được dung chứa trong các từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” gợi miền đất xa xôi, ẩn chứa những hiểm nguy ngăn cản chặng đường hành quân. Thời tiết khắc nghiệt, địa hình khắc nghiệt, nỗi nhớ của Quang Dũng không chỉ là “Mường Lát hoa về trong đêm hơi” lãng mạn mà còn là hiện thực khốc liệt của những người lính. Đó là những con dốc cao đến chạm trời, cũng có những vực thẳm sẵn sàng vùi chôn bất cứ ai. 

       Câu thơ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” được ngắt nhịp 4/3 như một nét gập đột ngột, bẻ câu thơ ra thành hai nửa, nửa trái thẳng đứng, khúc khuỷu như thử thách người lính, nửa phải thẳng xuống trực chờ lấy mạng người. Một tiếng thở dài được nén vào câu thơ như nỗi nhọc nhằn của người lính bởi cả thiên nhiên và địa hình đều không đồng lòng hỗ trợ. 

Xem thêm:

Soạn bài Tây Tiến đầy đủ nhất- ngữ văn 12

Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất

       Thiên nhiên lúc này không còn vẻ thú vị mà uy nghiêm, khắc nghiệt đến lạnh lùng. Hình ảnh nhân hóa đậm chất lính “súng ngửi trời” nâng tầm vóc người lính lên thật vĩ đại, dốc cao là thế nhưng không ngăn người lính đi theo tiếng gọi Tổ quốc, quê hương, lấy phương châm “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” làm kim chỉ nam. Hệ thống thanh trắc trong câu “ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” như nâng sự hiểm nguy của thiên nhiên lên đỉnh điểm, nâng sự bí hiểm lên đến đỉnh cao. Đoàn quân Tây Tiến đang từng giây từng khắc giao tranh với thiên nhiên để giữ gìn tính mạng. 

       Thế nhưng giữa những khắc nghiệt của tạo hóa, Tây Bắc cũng ban tặng cho những người lính những chốc nghỉ ngơi, hàng loạt thanh bằng được sử dụng ở câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” khiến mạch thơ phút chốc trở nên mềm mại, đậm chất “ thi trung hữu họa”. Không còn những nghẹt thở mà ngoại cảnh ban lại, những hạt mưa khiến bức tranh Tây Bắc thấm đẫm thi vị, thấp thoáng sau màn mưa kia là những căn nhà nơi những người đồng bào chân chất, thật thà cư ngụ, nó đang tận hưởng cảm giác tươi mới mà làn mưa mang lại. Câu thơ như một nét yên bình nhẹ nhàng trong những giây phút nghỉ chân. 

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến qua hình ảnh hy sinh của người lính và những hiểm nguy trên bước đường hành quân 

 Phân tích đoạn đầu Tây Tiến qua sự hy sinh và nguy hiểm của người lính- CungHocVui

Phân tích khổ 1 Tây Tiến qua sự hy sinh và nguy hiểm của người lính

                                                       “Anh bạn dãi dầu không bước nữa

                                                       Gục lên súng mũ bỏ quên đời

                                                       Chiều chiều oai linh thác gầm thét

                                                       Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

       Phân tích đoạn 1 tây tiến ta thấy chỉ qua vài con chữ đơn sơ nhưng Quang Dũng đã kí họa nên bức tranh người lính Tây Tiến sẵn sàng dấn thân để hóa mình vào dáng hình xứ sở, non sông. Sau những chặng đường hành quân gian khổ, rốt cuộc những người lính cũng đã mệt nhoài. Hình ảnh “đoàn quân mỏi” kết hợp với những từ ngữ “dãi dầu”, “ gục” cho thấy sự thấm mệt sau những tháng ngày gian khổ hy sinh. 

       Như Nguyễn Đình Thi từng nói trong bài thơ “Đất nước”: “Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh”, ở đây ta vẫn thấy được hình ảnh ấy rõ nét trong “Tây tiến”. “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”, đó có thể là thoáng nghỉ lưng chóng vánh của người lính sau những giờ hành quân, cũng có thể là bước chân cuối cùng của người lính để về cõi vĩnh hằng. 

       Quang Dũng đã dùng tài tình biện pháp nói giảm nói tránh, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng để khi đến cuối đời các chiến sĩ vẫn vẹn nguyên nét kiêu bạc, phong trần. Chiến tranh đã lấy đi của những chàng trai ấy mọi thứ, là bình yên, là tự do, là gia đình và cả sinh mạng thế nhưng họ vẫn sẵn sàng xả thân để bảo vệ tổ quốc, quê hương. “Bỏ quên đời” nhưng vẫn “ gục lên súng mũ” là hy sinh nhưng vẫn không rời vị trí chiến đấu. Phép điệp “chiều chiều” kết hợp hình ảnh nhân hóa “ thác gầm thét” và “cọp trêu người” gợi thời gian lặp lại miên viễn vĩnh hằng, gợi những tháng ngày tăm tối của dân tộc. 

       Nơi rừng sâu thâm u bí hiểm, thú rừng sẵn sàng trực chờ để tước đi mạng sống con người lại là nơi những người lính trẻ hành quân hoạt động Cách mạng. Câu thơ như khắc họa lại nơi bóng đêm ngự trị, sâu thẳm trong cánh rừng là những thác nước dữ ầm ầm chảy xiết, là những mối hiểm nguy đe dọa đến tính mạng người lính từng phút, từng giây.

Xem thêm:

Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất

Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến trong nỗi nhớ về những kỷ niệm đẹp với những người dân vùng cao

                                                       “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

                                                       Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

       Cụm từ “Nhớ ôi” được đặt đầu câu khiến nỗi nhớ càng thêm mãnh liệt, những gói xôi đậm tình quân dân của những con người Tây Bắc chân chất, hiền lành không quản công mà nuôi quân chiến đấu khiến câu thơ đậm chất tình. Vượt qua những cánh rừng thâm u, bí hiểm, đoàn quân giờ đây như được sống lại trong hơi ấm gia đình bằng những nồi cơm với khói bếp bình dị. Cảm giác quây quần, sum họp mang lại ấm áp cho những chàng trai xa quê. 

       Bút pháp lãng mạn được khai thác triệt để thấy được tinh thần lạc quan giữa thời khói lửa, họ vẫn có những kỷ niệm quá đỗi yêu thương. Quang Dũng rất sáng tạo trong cách sử dụng từ, không giống Tố Hữu sử dụng những câu chữ giản đơn, dễ hiểu, Quang Dũng chú trọng sáng tạo từ mới, tạo nên hệ thống từ mới đậm chất “Quang Dũng” và “mùa em” cũng là một trong số đấy. “Mùa em” có thể là mùa thu hoạch, khi những bông lúa đã chín vàng được thu hoạch vào nấu lên những bát cơm, những gói xôi thơm thảo, cũng có thể là mùa của sự sum họp, của hơi ấm gia đình.

Nghệ thuật khi phân tích đoạn 1 Tây Tiến

 Phân tích nghệ thuật được sử dụng trong đoạn 1 Tây Tiến- CungHocVui

Phân tích khổ 1 bài tây tiến và nghệ thuật trong đó

       Không thể phủ nhận “Tây tiến” là bài thơ xuất sắc nhất trong sự nghiệp Quang Dũng bởi không chỉ là tiếng lòng của ông dành cho Tây Tiến mà còn là những đỉnh cao trong nghệ thuật sáng tác. Những hình ảnh so sánh, nhân hóa được sử dụng một cách tài tình, hệ thống từ láy được vận dụng để nhấn mạnh những hình ảnh nổi bật. Ngoài ra, bài thơ còn thành công bởi hệ thống từ sáng tạo khiến độc giả không khỏi trầm trồ.

Kết bài Phân tích khổ 1 bài tây tiến

        Bằng lăng kính của một người lính, Quang Dũng đưa độc giả đắm chìm vào những ký ức của ông, độc giả được hòa mình vào nỗi nhớ chiến hữu cũng như những ngày tháng hành quân. “Tây tiến” như một tượng đài bất tử về người lính, về những con người đổ xương máu để xây đài tự do, cho nhân dân một cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Khi đọc “Tây tiến”, ta dần biết ơn những người lính chống Pháp đã nằm xuống để đối lấy bình yên cho thế hệ sau, hiểu giá trị của hòa bình và dần trân trọng những hy sinh của cha ông để có được tự do. 

Xem thêm:

So sánh Tây Tiến và Đất nước

So sánh bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc

     Trên đây là bài phân tích đoạn 1 Tây Tiến chi tiết nhất thông qua hình nhớ thiên nhiên, đặc điểm thiên nhiên, sự hy sinh cũng như nguy hiểm của người lĩnh, nỗi nhớ những người dân vùng cao. Hy vọng qua bài phân tích trên  của CungHocVui sẽ giúp bạn thêm hiểu hơn về tác phẩm này.

shoppe