Đăng ký

Dàn ý phân tích hình tượng người lính Tây Tiến đủ ý- Ngữ văn lớp 12

1,735 từ Dàn ý

Dàn ý phân tích hình tượng người lính Tây Tiến

     Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến là đề tài thú vị thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra, luyện tập của chương trình lớp 12. Cùng tham khảo dàn ý phân tích đầy đủ ý dưới đây được CungHocVui tổng hợp và biên soạn lại để có thể hoàn thành bài phân tích chi tiết tốt nhất. 

 Dàn ý phân tích hình tượng người lính Tây Tiến đủ ý- CungHocVui

Dàn ý phân tích hình tượng người lính Tây Tiến đủ ý

I. Mở bài

-     Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: Hình tượng người lính Tây Tiến

II. Thân bài phân tích về hình tượng người lính Tây Tiến

Luận điểm 1: Sự lạc quan, kiên cường của người lính

-     Giới thiệu về tác giả tác phẩm.

-    Những nét chung về những người lính Tây Tiến: nguồn gốc, xuất thân, cảm hứng sáng tác của tác giả.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết nhất

Dàn ý chi tiết phân tích đoạn 2 Tây Tiến Quang Dũng

Luận điểm 2: Sự lạc quan, kiên cường của người lính

-     Những hiểm nguy người lính gặp phải trên đường hành quân:

    + Địa hình hiểm trở quanh co, gập ghềnh và nhiều nguy hiểm: 

  • Sài Khao, Mường Lát: hẻo lánh, xa xôi; 

  • Sử dụng từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, 

  • Điệp từ: “dốc” : nhấn mạnh độ nguy hiểm và dốc cao

  • “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”: nhịp thơ bẻ đôi => sự nguy hiểm tột cùng.

 Phân tích hình tượng của người lính Tây Tiến trước nguy hiểm trong khi hành quân- CungHocVui

Phân tích hình tượng của người lính Tây Tiến trước nguy hiểm trong khi hành quân

    + Rừng núi hoang sơ, nhiều mối nguy hiểm

  • Nhân hóa: “cọp trêu người”, “thác gầm thét”: hoang sơ, man dại.

    + Thời gian trôi qua khi hành quân

  • Thời gian được sử dụng bằng cách điệp từ: “chiều chiều”, “đêm đêm”: thời gian liên tục và thường xuyên.

    + Hình ảnh người lính trước những nguy hiểm đó

  • “súng ngửi trời”:tầm cao của núi non Tây Bắc, sự dí dỏm của người lính

  • Cuộc sống khó khăn“đoàn binh không mọc tóc”, “ xanh màu lá”, nhưng vẫn mạnh mẽ “dữ oai hùm”.

Xem thêm:

Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chi tiết

Luận điểm 3: Người lính có tâm hồn lãng mạn, hào hoa

-     Nặng tình, nặng nghĩa: 

  • “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói” là nỗi nhớ thường trực bao trùm lên cả không gian

-    Nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống: “nhà ai Pha Luông ...”, “Mai Châu mùa em ...” tạo thanh bằng tạo cảm giác nhẹ nhàng, yên bình.

-     Là những tâm hồn lãng mạn: vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, huyền ảo đã làm cho hiện thực xen cùng hư ảo:

  • “bừng” : ánh sáng bừng lên của ngọn đuốc.

  • “hội đuốc hoa” : sắc thái vừa cổ kín vừa mang nét hiện đại cho đêm liên hoan văn nghệ.

  • “nàng e ấp”: tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến.

Xem thêm:

So sánh Tây Tiến và Đất nước

So sánh bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc

  • “kìa em”: ánh mắt, nụ cười yêu đời, tinh nghịch của những chàng lính trẻ đa tình.

  • Tâm hồn người lính bay bổng, say mê trong không khí ấm áp tình người: “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”.

-    “Mắt trừng gửi mộng”/ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: nỗi nhớ người yêu.

-    Nỗi nhớ và tình cảm gắn bó của những người lính: “Ai lên Tây Tiến ... / Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

Luận điểm 4: Người lính mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng

 Hình tượng người lính Tây Tiến: bi tránh hào hùng- CungHocVui

Hình tượng người lính Tây Tiến: bi tránh hào hùng

-    Vẻ đẹp bi tráng:

    + “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”: khoảnh khắc nghỉ ngơi

    + “rải rác biên cương mồ viễn xứ”, “chẳng tiếc đời xanh”, “anh về đất”: sự hi sinh và sự ra đi.

    + “người đi không hẹn ước” “thăm thẳm một chia phôi”: quyết tâm ra đi vì sự nghiệp của Tổ quốc.

-     Nghệ thuật tiêu biểu: bút pháp lãng mạn kết hợp bút pháp hiện thực, nghệ thuật đối, tương phản, điệp từ.

-     Tổng kết giá trị nội dung.

Kết bài phân tích về hình tượng người lính tây tiến

-     Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận

Xem thêm:

Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất

Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất

     Trên đây là dàn ý chi tiết phân tích hình tượng người lính Tây Tiến chi tiết, đầy đủ nhất. Dàn ý trên sẽ giúp việc phân tích của bạn trở nên dễ dàng và đảm bảo đầy đủ ý nhất. Đừng quên theo dõi các bài phân tích Tây Tiến khác trên CungHocVui nhé.

shoppe