Bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến đủ ý- Ngữ văn lớp 12
Bài văn chi tiết phân tích hình tượng người lính Tây Tiến
Bài văn chi tiết phân tích hình tượng người lính Tây Tiến cho ta thấy sự anh dũng, vất vả của người lính trong quá trình hành quân, quá trình kháng chiến. Thế nhưng trong tình cảnh ấy, người lính vẫn vô cùng lạc quan, kiên cường và không bao giờ chịu khuất phục. Cùng tham khảo bài phân tích để thấy rõ hơn về điều này.
Phân tích hình tượng người lính tây tiến
Mở bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến
Kể ra với những người lính dành cuộc đời của mình để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, quyết tâm hi sinh bản thân mình vì tương lai của đất nước thì có lẽ hình ảnh của bản thân họ và những đồng đội luôn để lại trong nhau những ấn tượng sâu sắc khó phai. Với những hình ảnh đẹp như vậy, hình tượng người lính là một trong những nguồn cảm hứng để biết bao nhà văn, nhà thơ viết nên những bài thơ hay. “Tây Tiến” của Quang Dũng cũng là một bài thơ như vậy. Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến và để lại nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết nhất
Dàn ý chi tiết phân tích đoạn 2 Tây Tiến Quang Dũng
Thân bài phân tích hình tượng người lính Tây Tiến
Luận điểm 1: Sự lạc quan, kiên cường của người lính
Với Quang Dũng, người lính Tây Tiến đang trên đường hành quân là hiện thân của những người lính mang đầy sự lạc quan, kiên cường, sự hào hùng và gan góc. Đầu tiên, điều đó thể hiện thông qua ngoại hình người lính:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Tác giả đã khắc họa một diện mạo rất độc và lạ của người lính trong dáng vẻ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”. Thế nhưng đây chính là hiện thực của sự khắc nghiệt: ốm yếu và xanh xao. Mặc dù đang sống trong hoàn cảnh càng gian khổ, thiếu thốn và khắc nghiệt ấy thì tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm, kiên cường ấy lại càng trỗi dậy mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Điều này giúp họ vượt qua những hiểm trở của địa hình chiến đấu hiểm trở:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Hay là vượt qua địa hình nguy hiểm với sự đe dọa của rừng thiêng nước độc:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Xem thêm:
Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất
Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chi tiết
Dưới ngòi bút sáng tạo và hệ thống các từ ngữ độc đáo, đa dạng, Quang Dũng đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc một cách hùng vĩ và dữ dội… Nếu điệp từ “dốc” gợi sự nối tiếp, dốc này nối tiếp dốc kia của chặng đường hành quân gian khổ thì các từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” lại tạo nên tính chất gập ghềnh, trắc trở và nhiều nguy hiểm rình rập của núi non nơi đây.
Độ cao và sâu của núi đồi được tô đậm dưới ngòi bút tương phản của cặp từ “lên – xuống” và nghệ thuật điệp từ “ngàn thước”. Để chinh phục được đoạn đường hành quân đầy gian khó ấy đã rất khó khăn rồi, vậy mà dốc còn “khúc khủy” cồn mây thì “heo hút”, và vực sâu thì “thăm thẳm”, hay “gầm thét” của thác nước.., Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng người lính hề chùn bước.
Họ thậm chí còn khoác súng đứng tại nơi đỉnh núi cao chót vót kia và tếu táo đùa rằng “súng ngửi trời”.
Luận điểm 2: Người lính có tâm hồn lãng mạn, hào hoa
Phân tích hình tượng người lính tây tiến để thấy sự hào hoa, lãng mạn
Ta cứ ngỡ rằng chiến tranh khốc liệt sẽ khiến con người ta trở nên khô khan., chai sạn thế nhưng ở những chàng lính trẻ này, những tính chất ác liệt của chiến tranh đã biến mất đi trước sự lãng mạn của những người chiến sĩ vốn xuất thân từ mảnh đấti Hà thành lịch thiệp. Dù sự thật có gay gắt đến đâu thì chiến tranh vẫn không thể đánh mất đi những tâm hồn hào hoa, lãng mạn trong họ:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Những bữa cơm nghi ngút khói đã làm ấm lòng người chiến sĩ, những mùi hương thơm dịu ngọt của nếp nơi bản Mai Châu như là chiếc ô mát che đi cái nóng gắt của chiến tranh. Chính những điều này đã gắn kết những người lính với mảnh đất Tây Bắc này. Mặc dù không gắn bó lâu dài với miền đất vùng cao nhưng trong tim họ vẫn luôn nhớ về mảnh đất này. Bỗng nhiên nhớ đến lời của nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ Tiếng hát con tàu:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất lạ hóa tâm hồn”
Ngoài những nỗi nhớ về những bữa cơm, ta có thể thấy được tình cảm ấm áp của người lính, sự hào hoa, lãng mạn của họ thông qua:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Hay đó là một miền ký ức sâu nặng về con người và thiên nhiên:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Người lính trong khi đảm nhận trách nhiệm căng thẳng là bảo vệ tổ quốc thì trong mắt họ cũng thấp thoáng sự lãng mạn ở vùng quê nhớ thương, nơi có tình yêu của mình:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm”
Ở Hà Nội - họ có gia đình, có kỉ niệm, có giấc mơ, hoài bão của một thuở thiếu thời tươi trẻ. Phải chăng đây chính là nguồn động viên, là sức mạnh giúp những người lính vượt qua những gian khó để chiến đấu hết mình cho dân tộc, để bảo vệ những gì họ yêu thương?
Xem thêm:
Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất
Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất
Luận điểm 3. Người lính mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Phân tích người lính Tây Tiến để thấy vẻ đẹp bi tráng, hào hùng
Người lính mặc dù đã hi sinh trên chiến trường nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp bi tráng, hào hùng của mình. Quảng Dũng đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và các từ Hán Việt như “thay chiếu”, “về đất”, “chiến trường”, “biên cương”, “viễn xứ” để nói về sự hi sinh, để giảm nhẹ sự đau xót và tăng thêm vẻ cổ kính, uy nghiêm khi đưa tiễn các anh về cõi vĩnh hằng.
Các anh đã ra đi, đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình mà chẳng “tiếc đời xanh”. Họ ra đi và không để lại những lời từ biệt nào, một cái chết bất ngờ và khẩn trường: “Tây Tiến người đi không hẹn ước” hay là “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”
Những người lính mặc dù đã ra đi nhưng họ được cả non sông, cả đất nước và cả hồn thiêng sông núi khóc than: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Tất cả đều đau xót trước cái chết của họ. Nhưng có lẽ, ra đi là để trở về, là về với đất mẹ và đất mẹ lại dang tay đón chào những người con của mình cả cả tấm lòng…
Kết bài hình tượng người lính tây tiến
Như vậy, hình tượng người lính Tây Tiến với những vẻ đẹp hào hoa, hào hùng, lãng mạn và anh dũng khi bước vào trong những câu thơ của Quang Dũng ngay lập tức trở thành hình tượng lớn lao trong lòng những người đọc. Có lẽ chính vì vậy mà Tây Tiến sống mãi với bạn đọc như gió mây của trời như nhận định: “Thơ của Quang Dũng nằm giữa biên giới thật và mơ, như khói như mây mờ mờ ảo ảo, như tiếng vang vọng từ chân trời xa vắng…”
Xem thêm:
So sánh bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc
Trên đây là bài văn chi tiết phân tích hình tượng người lính Tây Tiến dựa trên dàn ý phân tích hình tượng người lính Tây Tiến của Quang Dũng. Với bài viết này, cunghocvui.com hi vọng sẽ có ích trong việc học tập cũng như là chuẩn bị tốt các kỳ thi của các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt và đạt được kết quả cao.