Đăng ký

Nghị luận văn học 12: So sánh Tây Tiến và Chiều Tối

4,312 từ

Nghị luận văn học: So sánh Tây Tiến và Chiều Tối

      Đi dọc vào quyển biên niên sử Việt Nam, ta thấy những tác phẩm không tồn tại một cách độc lập mà liên kết với nhau bằng một liên kết vô hình. Chính nhờ sự liên kết ấy mà các bài thơ được thể hiện ý nghĩa một cách tối đa, trọn vẹn nhất. “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Chiều tối” của Hồ Chí Minh cũng có những mối liên kết ấy. Mời bạn đọc tham khảo bài so sánh Tây Tiến và Chiều tối.

Nghị luận văn học: So sánh Tây Tiến và Chiều Tối- CungHocVui

So sánh Tây Tiến và Chiều tối

Mở bài so sánh bài thơ Tây Tiến và bài thơ chiều tối

      Có những áng thơ chứa đựng trong mình là cả một dòng chảy lịch sử của dân tộc. Là Tây Tiến của Quang Dũng khắc họa bức tranh về người lính Tây Tiến bất chấp khắc nghiệt của tạo hóa, thiên nhiên hay bom đạn khói lửa ra đi với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” thời đầu kháng chiến chống Pháp. Là Chiều tối của Hồ Chí Minh mang hình ảnh người bộ đội cụ Hồ dẫu bị xiềng xích nô lệ trói buộc nhưng tinh thần vẫn hướng về tự do trong kháng chiến. 

Xem thêm:

Cảm nhận bài thơ chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ chiều tối

Thân bài so sánh Tây Tiến và Chiều tối

      Được viết vào những thời kỳ khác nhau, song cả hai tác phẩm đều tái hiện lại một giai đoạn máu lửa, uy nghiêm lên quyển biên niên sử hào hùng của dân tộc.

Bài thơ Tây Tiến Quang Dũng

      Tây Tiến là đứa con tinh thần thành công nhất của Quang Dũng khi gánh lên người sứ mệnh tái hiện lại hình ảnh những chiến giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp. Tây Tiến còn là sự kết tinh của nỗi nhớ về đồng đội, về những ngày kháng chiến gian lao khi tác giả ngồi ở Phù Lưu Chanh năm 1948 nhớ về những tháng ngày cùng nhau vào sinh ra tử với đồng đội.

      Tuy vỏn vẹn một năm gắn bó, hình ảnh binh đoàn Tây Tiến vẫn hằn đậm lên tim ông bất chấp chiến tranh và quyện hòa trong từng con chữ. Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến nhưng khi in được ông đổi thành Tây Tiến vì theo ông “Tây Tiến, nhắc đến là đã thấy nỗi nhớ rồi thế nên để từ “Nhớ” là thừa, không cần thiết”.

Xem thêm:

Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong chiều tối 

Top 3 cách viết mở bài chiều tối hay nhất

Bài thơ Chiều tối Hồ Chí Minh

      Chiều tối là bài thơ thứ 31 được trích từ tập Nhật ký trong tù, tái hiện lại những ngày tháng Hồ Chí Minh bị giam cầm khổ sai dưới ách thống trị của quân cầm quyền Tưởng Giới Thạch. Có thể nói Nhật ký trong tù như một bản ghi chép tường tận những tháng ngày Bác bị giam cầm nơi xứ người. Đôi lúc là sự bất lực bởi bản thân đang chịu cảnh ngục tù, không thể đứng dậy cùng với đồng bào được bộc lộ mạnh mẽ qua “Buồn bực”. Đôi lúc là tâm hồn thi sĩ say mê với vẻ đẹp của ánh trăng được thể hiện qua “Ngắm trăng”. “Chiều tối” được sáng tác vào cuối năm 1942, trên đường vị lãnh tụ tài ba của Việt Nam bị chuyển lao từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo. Tuy ngục tù gian khổ là thế, bài thơ vẫn toát lên được phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, yêu đời.

Tinh thần chiến sĩ mạnh mẽ trong Tây Tiến và Chiều tối

          Ở “Tây Tiến” của Quang Dũng, ta dễ dàng thấy được tinh thần của người chiến sĩ được hiện ra với hai sắc thái bi tráng và là lãng mạn. Ngay từ khổ đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa nên bức tranh về quá trình hành quân gian khổ trên nền thiên nhiên Tây Bắc khắt nghiệp. “Sương lấp”, “dốc khúc khuỷu”, “dốc thăm thẳm”, thiên nhiên như muốn làm chùn lại bước chân của binh đoàn Tây Tiến.

      Thế nhưng thể lực tuy đã hao kiệt nhưng ý chí vẫn vững vàng, kiên trung. Đoàn binh cứ thế tiếp nối nhau từng bước, bất kể phía trước kia “sương lấp” không rõ có gì, hai bên lại là vực sâu trực chờ tước đi mạng sống, họ vẫn khí thế tiến lên. Dẫu biết rằng “Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh” nhưng những chàng trai trẻ vỏn vẹn mười chín, đôi mươi vẫn đi lên theo tiếng gọi Tổ Quốc. Tinh thần bất diệt ấy vẫn tồn tại đến tận khi họ nằm xuống, hòa mình vào gấm vóc non sông.

       Các chiến sĩ hy sinh thân thể, làm tất cả cốt để giành lại sự tự do. Có những chiến sĩ sốt rét rừng ngày đêm chống chọi với cơn đau nơi rừng thiêng nước độc, sẵn sàng cạo trọc đầu để đối phó với những trận giáp lá cá. Thế nhưng, giữa bức tranh hào hùng ấy vẫn hiện lên những vết tích đau thương của chiến tranh, có những chiến sĩ dang dở đoạn đường trên hành trình thực hiện sứ mệnh thiêng liêng.

Nghị luận văn học: So sánh Tây Tiến và Chiều Tối- CungHocVui

So sánh Chiều tối và Tây Tiến

       Hình ảnh “đoàn quân mỏi” kết hợp các động từ “dãi dầu”, “gục” cho thấy sự thấm mệt sau những ngày tháng hy sinh. Đó có thể là thoáng nghỉ lưng chóng vánh, cũng có thể là bước chân cuối cùng trước khi trở về cõi vĩnh hằng. Tuy “về đất”, họ vẫn giữ được nét thanh lịch, hào hoa của mình, hy sinh với tấm “áo bào” là màu áo xanh đã đôi chỗ chắp vá, hình ảnh người chiến sĩ vượt lên đỉnh cao của sự bi tráng. Giữa những mất mát, hy sinh ấy, những người chiến sĩ vẫn can trường tiếp bước, ra đi đầu không ngoảnh lại, dùng sinh mạng mình để chiến đấu bởi đây mới là cách thể hiện tấm lòng với những người đồng đội đã hy sinh. 

       Ở “Chiều tối” ta cũng nhận thấy một tinh thần thép vượt qua mọi xiềng xích khổ sai của Bác. Dẫu bị giam cầm trong quá trình hoạt động Cách mạng nhiều năm, bị luân chuyển đến nhiều nhà giam nhưng ở Hồ Chí Minh, ta vẫn thấy một tinh thần bất khuất kiên định. Bất chấp cả thân thể và tinh thần đều kiệt quệ rã rời, Bác vẫn chưa một lần chùn bước, Người đã đánh đổi cả cuộc đời để giành trọn tự do cho dân tộc Việt Nam ta.

Xem thêm:

Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất

Phân tích đoạn 1 Tây Tiến chi tiết

       Một đoạn đường chuyển lao dài từ Tĩnh Tây sang Thiên Bảo, tay chân đều bị trói chặt bởi xiềng xích, Bác vẫn kịp thu vào mắt mình những cảnh đẹp của thiên nhiên, của thiếu nữ sơn cước. Những cánh chim mỏi như biểu trưng cho lòng khao khát tự do, Bác muốn được như cánh chim kia chao nghiêng đôi cánh của mình giữa khoảng không vô tận mà không có xiềng xích trói buộc.

       Tưởng Giới Thạch kia chỉ có thể trói buộc thân xác, vĩnh viễn không thể trói buộc tâm hồn của Bác. “Chim mỏi” còn có rừng để làm chốn ngủ, người tù nhân lúc này cũng thoáng nhớ quê hương, nhớ những khoảnh khắc đoàn tụ. Mỏi mệt sau ngày dài bị áp giải, thế nhưng chất chiến sĩ cùng với thi sĩ trong nhà thơ vẫn hiện hữu, nhà thơ gắng gượng đi tới rồi bắt gặp hình ảnh thiếu nữ sơn cước dưới lăng kính đầy thẩm mỹ.

       Hình ảnh con người lao động xuất hiện như thổi bùng sức sống cho bức tranh miền núi, cũng như cho tâm hồn người chiến sĩ. Ngọn lửa nơi lò than thiếu nữ xay ngô nhen nhóm lên một ánh lửa hồng, đó cũng là ánh lửa yêu nước rực cháy trong tim Bác, khi thổi bùng lên mãnh liệt, khi cháy một cách âm ỉ nhưng chưa từng mất đi. Có thể quan sát sự vật một cách có hồn, thi vị đến thế, Hồ Chí Minh lúc nào không còn là một tù nhân mà là một người chiến sĩ bất khuất mang trong người dòng máu nghệ sĩ.

Xem thêm:

Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất

Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất

Điểm chung trong tinh thần của người chiến sĩ ở hai bài thơ Tây tiến và Chiều tối

     Hai bài thơ đều khắc họa nên hình tượng những người chiến sĩ bất khuất, ý chí kiên cường vượt lên trên hiện thực khốc liệt để mang đến cho đất nước sự tự do. Luôn yêu đời, nhìn nghịch cảnh với lăng kính lạc quan, không bị khuất phục trước khó khăn, dùng thử thách làm bước đệm để vươn tới ngày mai. Tuy tinh thần người chiến sĩ hào hùng, lẫm liệt nhưng vẫn pha vào đó chất lãng mạn của người thi sĩ. Yêu thiên nhiên và con người lao động, những người chiến sĩ không cứng nhắc, vô cảm mà luôn biểu lộ tinh thần lãng mạn ấy một cách mạnh mẽ.

Điểm khác nhau trong tinh thần của người chiến sĩ ở hai bài thơ

       Người lính Tây Tiến thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp là sự kết tinh của tinh thần bi tráng và lãng mạn được Quang Dũng vẽ nên bằng bút pháp lãng mạn. Những người chiến sĩ ấy hầu hết là sinh viên, tri thức Hà Nội tuổi đời chỉ vỏn vẹn mười chín, đôi mươi, họ đang ở độ tuổi đẹp nhất cuộc đời với đầy những hoài bão, khát khao của tuổi trẻ. Phong cách thơ phóng khoáng, lãng mạn, hào hoa của Quang Dũng cũng đã lột tả gần như đầy đủ hình ảnh những người lính xuất thân từ Hà Nội phồn hoa.

       Người chiến sĩ trong “Chiều tối” lại mang hình ảnh người bộ đội cụ Hồ với những tính cách giản dị, đơn sơ, mộc mạc, chân chất, đấy cũng chính là tính cách của vị lãnh tụ tài ba của đất nước ta. Phong cách thơ giản dị, mộc mạc kết hợp với sử dụng các bút pháp cổ điển – hiện đại kết hợp với chất thép – chất tình đã khắc họa nên một anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp thực thụ. 

Bức tranh thiên nhiên trong Tây Tiến và Chiều tối

Nghị luận văn học: So sánh Tây Tiến và Chiều Tối- CungHocVui

So sánh Tây tiến và chiều tối trong bức tranh thiên nhiên 

       Tuy chỉ làm nền cho bước đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến, thiên nhiên nơi Tây Bắc hiện ra dưới muôn ngàn dáng vẻ khác nhau. Có khi là những lớp sương mù dày đặc muốn làm chùn bước chân người lính, có khi là những con dốc trực chờ lấy mạng con người. Nơi rừng thiêng nước độc, có những con vật luôn lẫn vào bóng đêm muốn tước mạng con người. Thế nhưng thiên nhiên Tây Bắc vẫn có những lúc nên thơ đến lạ. Buổi chiều sương Châu Mộc ấy với những khóm hoa lau đong đưa theo gió neo đậu chờ những con thuyền độc mộc đi ngang ngắm nhìn. Hoa đong đưa theo dòng nước lũ một cách nhịp nhàng, uyển chuyển khiến câu thơ chứa đầy thi vị.

       Bức tranh thiên nhiên của “Chiều tối” hấp dẫn người đọc bởi sự kết tinh giữa cổ điển và hiện đại. Hình ảnh cánh chim mỏi về rừng tìm chốn nghỉ kết hợp với sự lững lờ trôi của những áng mây khiến người tù nhân như thoát khỏi thực tại khốc liệt, hòa mình với sự thanh bình của tạo hóa. Hình ảnh con người đẹp nhất chính là khi lao động, cô thiếu nữ xay ngô khi tia nắng cuối cùng khuất bóng, lò than cứ đỏ lửa lấp lánh những ánh hồng.

Xem thêm:

So sánh Tây Tiến và Đất nước

So sánh bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc

Kết bài nghị luận văn học: So sánh Tây tiến và chiều tối

         So sánh Tây Tiến và Chiều tối, hai bài thơ đều là những bức tranh đẹp về tinh thần của người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp. Nếu “Tây Tiến” đại diện cho những chiến sĩ lãng mạn, hào hoa thì chiến sĩ “Chiều tối” lại mang đặc điểm mộc mạc, giản đơn. Hai lăng kính về những người chiến sĩ dẫu khác nhau nhưng cũng mang những nét tương đồng là tinh thần hy sinh vì tự do Tổ quốc, sẵn sàng vượt lên hiện thực khắc nghiệt không chút nề hà. Cả hai bài thơ đều để lại cho những thế hệ sau bài học về tinh thần yêu nước, về những chiến sĩ kháng chiến một cách nhân văn.