Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến, dàn ý chi tiết, đủ ý- CungHocVui
Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến
Phân tích bài Tây Tiến của Quang Dũng cho ta thấy sự giá trị đẹp cùng những nỗi nhớ được nhà thơ chắt chiu từng chút để bài thơ thêm sinh động, thêm da diết. Cùng khám phá dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết nhất của CungHocVui để có thể phân tích bài văn chính xác, đủ ý.
Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết nhất
Mở bài phân tích đoạn 3 Tây Tiến
-
Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-
Dẫn dắt đoạn 3 Tây Tiến.
Xem thêm:
Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất
Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất
Thân bài phân tích Tây Tiến khổ 3
Hai câu thơ đầu: hình tượng người lính oai hùng, lẫm liệt và mang đậm tính chất bi tráng của người lính.
- Binh đoàn Tây Tiến được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ là phối với bộ đội Lào chặn đánh tiêu hao sinh lực địch với các đợt tiến công biên giới Việt - Lào.
- Quang Dũng đã miêu tả hình ảnh người lính thời chống Pháp khi phải đối mặt với căn bệnh sốt rét rừng.
- Liên hệ:
-
Đồng chí (Chính Hữu) : “Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh/ Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi”
-
Thơ Tố Hữu: “Giọt mồ hôi rơi rơi/ Trên má anh vàng nghệ/Anh vệ quốc quân ơi/ Sao mà yêu anh thế!”
Phân tích Tây Tiến để thấy sự ngang tàng của người lính Tây Bắc
- Cách nói đầy khẩu khí ngang tàng về ngoại hình của những người lính Tây Tiến:
-
Đoàn bình: dũng mãnh -> thể hiện ý chí xung trận
-
Không mọc tóc: sự kì dị khác thường, đây là cách nói chủ động.
-
Quân xanh màu lá: tư thế xuất quỷ nhập thần do sự ngụy trang của đoàn binh.
-
Dữ oai hùm: mạnh mẽ như mãnh hổ ở chốn rừng thiêng.
=> Hình ảnh oai phong lẫm liệt của người lính, mặc dù ốm nhưng không yếu.
Xem thêm:
Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến
Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất
Câu 3, câu 4: Vẻ đẹp tâm hồn của người lính.
- Tâm hồn mơ mộng, tràn trề sức xuân: Những chàng trai tuổi 18, họ là những học sinh, sinh viên đất Hà thành nghe theo tiếng gọi Tổ quốc mà gác bút cầm súng lên đường ra trận.
- "Mắt trừng": Đôi mắt theo dõi kẻ thù và tràn đầy sự căm hận.
- "Mộng biên giới": Giấc mộng hòa bình, giấc mộng chiến thắng và mơ ước được quay trở về với gia đình, với giảng đường…
- "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm": Nỗi nhớ gia đình, nỗi nhớ người thương...
=> Hình ảnh những người lính Tây Tiến trẻ trung, hòa hợp giữa vẻ đẹp của khát vọng và vẻ đẹp trong tâm hồn.
Câu 5, 6: Lý tưởng của người lính:
Phân tích lý tưởng của người lính trong đoạn 3 của Tây Tiến
- "Mồ viễn xứ", "biên cương": Từ Hán Việt => không khí trang trọng, cổ kính, vĩnh hằng, sự chết chóc hiện lên một cách bi thương nhưng không hề bi lụy. => Giảm sự đau thương và những nấm mồ trở thành những nấm mồ ở cõi vĩnh hằng.
- "chẳng tiếc đời xanh": tư thế lên đường "anh về đất" oai phong, ngang tàng, bất cần, cao cả và tự nguyện. Sẵn sàng “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
- Liên hệ:
-
Thơ Thanh Thảo: Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ Những tuổi hai mươi ai mà chẳng tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Hai câu thơ cuối: Sự hi sinh của người lính
- "Áo bào thay chiếu" : yếu tố tạo nên sự khốc liệt của chiến tranh => áo bào thay chiếu: sang trọng hóa cái chết của người lính.
- “Về đất”: gần gũi, yêu thương, chết là trở về nơi ta được sinh ra, là đất mẹ đưa vòng tay đón các anh trở về.
- “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: sông Mã như cất lên khúc ca tiễn biệt các anh đi vào cõi vĩnh hằng.
Xem thêm:
Soạn bài Tây Tiến đầy đủ nhất- ngữ văn 12
Phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết
Kết bài bài phân tích Tây Tiến khổ 3
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Trên đây là dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết và đầy đủ ý. Hy vọng với dàn ý này sẽ giúp bạn hoàn thành được bài phân tích tốt nhất. Đừng quên tham khảo các bài soạn văn và văn mẫu 12 trên CungHocVui tại đây nhé.