Dàn ý chi tiết nhất phân tích đoạn 2 Tây Tiến của Quang Dũng- văn 12
Dàn ý phân tích đoạn 2 Tây Tiến
Phân tích đoạn 2 Tây Tiến cho ta thấy rõ hơn về bức tranh thiên nhiên vô cùng diễm lên, bức tranh có sự hòa hợp giữa con người cùng với thiên nhiên. Đây cũng được cho là đoạn thơ tiêu biểu nhất, thể hiện được sự tài hoa cùng bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Quang Dũng. Cùng khám phá dàn ý dưới đây để thấy rõ hơn về điều này.
Dàn ý phân tích đoạn 2 Tây Tiến
Mở bài
- Giới thiệu, dẫn dắt đoạn 2 Tây Tiến.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết nhất
Phân tích đoạn 3 Tây Tiến cụ thể, chi tiết
Thân bài phân tích đoạn 2 Tây Tiến
- Luận điểm 1:Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
- Luận điểm 2: Đêm liên hoan văn nghệ thấm đậm tình quân dân (bốn câu đầu)
-
Thiên nhiên và con người miền Tây hiện lên mềm mại, uyển chuyển, đầy chất thơ và chất nhạc.
-
Vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, huyền ảo đã làm cho hiện thực xen cùng hư ảo:
-
“bừng” : gợi hình gợi cảm -> ánh sáng bừng lên của ngọn đuốc.
-
“hội đuốc hoa” : sắc thái vừa cổ kín vừa mang nét hiện đại cho đêm liên hoan văn nghệ.
-
“nàng e ấp”: tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến.
-
“kìa em”: ánh mắt, nụ cười yêu đời, tinh nghịch của những chàng lính trẻ đa tình.
Xem thêm:
Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất
Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất
- Luận điểm 3: Cảnh sống nước và con người nơi Tây Bắc (bốn câu còn lại)
-
Không gian là một dòng sông lúc chiều xuống giăng mắc một màn sương mờ ảo.
-
“Độc mộc”: con thuyền làm bằng thân cây gỗ to => Hình ảnh thơ gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi và cứng cáp của con người Tây Bắc nơi đầu sóng ngọn thác.
-
Những bông xám bạc phất phơ theo chiều gió => tạo sự quyến luyến, bịn rịn lúc chia tay, cỏ cây nơi đây như có hồn phảng phất trong từng ngọn cây ngọn cỏ.
-
“Hoa đong đưa”: những con mưa, cơn lũ to đầu nguồn mang theo những bông hoa chao đảo trên dòng nước xiết.
- Luận điểm 4: Nghệ thuật phân tích đoạn 2 Tây Tiến:
Phân tích đoạn 2 bài thơ Tây Tiến mới nhất
-
Bút pháp chấm phá mềm mại và uyển chuyển.
-
Ngôn ngữ đậm chất thơ, chất nhạc,mỗi câu thơ đều kết thúc bằng vần trắc tạo nên nhạc điệu của bài thơ.
-
Sử dụng câu hỏi tu từ khéo léo
-
Thể thơ thất ngôn, nhịp 4/3
-
Giọng điệu phù hợp với trạng thái cảm xúc.
Kết bài bài phân tích Tây Tiến khổ 2
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Xem thêm:
Soạn bài Tây Tiến đầy đủ nhất- ngữ văn 12
Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất
Trên đây là dàn ý phân tích Tây Tiến khổ 2 chi tiết nhất. Hy vọng với dàn ý trên sẽ giúp bạn có thể triển khai thành bài phân tích hoàn chỉnh và hay nhất. Ngoài dàn ý, CungHocVui cũng mang đến bài phân tích chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm, bạn có thể theo dõi tại đây.