Đăng ký

Soạn bài Tây Tiến đầy đủ giúp học tập tốt hơn- sách ngữ văn lớp 12

2,399 từ

Soạn bài Tây Tiến đầy đủ - Ngữ văn 12

      Soạn bài Tây Tiến trước khi đến lớp là một công việc giúp các bạn tìm hiểu ban đầu về tác giả, tác phẩm, các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài. Tây Tiến là một bản anh hùng ca của đoàn binh Tây Tiến được Quang Dũng khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo riêng của mình. Cùng CungHocVui đi vào soạn bài văn Tây Tiến để tìm hiểu kỹ hơn.

Soạn bài Tây Tiến Quang Dũng đầy đủ- CungHocVui

Soạn bài Tây Tiến Quang Dũng đầy đủ 

 

Câu 1. Bố cục của bài thơ

-      Bố cục của bài thơ được chia làm 4 phần:

  • Phần 1: Đoạn văn đầu tiên: Nỗi nhớ thiên nhiên và con người nơi miền Tây Tiến hùng vĩ trên chặn đường hành quân của đoàn lính.

  • Phần 2: Đoạn văn thứ 2: Hồi tưởng những kỷ niệm ấm áp tình quân dân và cảnh thiên nhiên sông nước thơ mộng nơi miền Tây

  • Phần 3: Đoạn văn thứ 3: Nỗi nhớ hình tượng người lính Tây Tiến

  • Phần 4: Đoạn văn thứ 4: Lời thề và lời hẹn ước của người lính đang nhớ nhung về miền Tây và Tây Tiến.

-      Các đoạn văn liên kết với nhau bằng nỗi nhớ rất tự nhiên về chiến trường và những đồng đội một thời gian khổ mà hào hùng. Nỗi nhớ ấy triền miên như bài ca của một bầu trời lịch sử không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy đi từ nhớ khung cảnh nơi chiến trường, nhớ những nơi đã đi qua, nhớ chân dung người lính Tây Tiến mà hồn còn gắn bó với chiến trường và đi vào những trang lịch sử hào hùng của dân tộc.

Xem thêm: 

Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến

Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất

Câu 2. Bức tranh thiên nhiên ở đoạn văn thứ nhất và hình ảnh đoàn quân Tây Tiến.

-      Bức tranh thiên nhiên

  • Khung cảnh chiến trường Tây Tiến hùng vĩ, dữ dội nhưng lại thơ mộng, trữ tình.

  • Bên cạnh núi cao hiểm trở là những mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mù lưng chừng sườn núi

  • Bên cạnh sự hoang dại đầy bí ẩn của rừng thiêng với “thác gầm thét”, “cọp trêu người” là mùi khói và hương cơm nếp xôi thoang thoảng của những bản làng với những cô gái xinh đẹp như những đóa hoa rừng.

-      Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến

  • Hồn nhiên và tinh nghịch như những đứa trẻ: súng ngửi trời

  • Gan góc trên nền thiên nhiên hùng vĩ và dữ dội: “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

  • Coi cái chết nhẹ như lông hồng: “gục lên súng mũ bỏ quên đời”

  • Sự hòa hợp đáng yêu của tình quân dân trong kháng chiến: “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

      Bút pháp tả thực và trữ tình đan xen hòa quyện, đoạn thơ đã tái hiện con đường hành quân của đoàn lính giữa núi rừng Tây Tiến hiểm trở nhưng vẫn sáng lên sự ấm áp tình nghĩa.

Câu 3. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Tây Bắc.

Soạn văn bài Tây Tiến Quan Dũng mới nhất- CungHocVui

Soạn văn bài Tây Tiến Quan Dũng mới nhất

-     Giọng văn chuyển từ dữ dội sang đậm màu sắc trữ tình, thơ mộng với hai khung cảnh: Cuộc liên hoan ở doanh trại và cuộc chia ly khi lên đường đi Châu Mộc trong một chiều sương

  • Sự rực rỡ, lung linh của đêm liên hoan trong doanh trại được cảm nhận qua tâm hồn say mê, hào hứng của người lính sau những giây phút gian khổ và nguy hiểm khi hành quân

  • Cảnh tiễn đưa trong một chiều sương: cảnh vật thấm đượm hồn người và đầy lưu luyến, tình tứ tạo cho bài thơ một nét đẹp nhưng là một nét đẹp rất buồn. Hình ảnh “dáng người trên độc mộc” rắn rỏi, khỏe khoắn nhưng cũng thơ mộng, mềm mại.

-     Chất thơ và chất nhạc đan xen: làm hòa quyện vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người.

Xem thêm:

Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất

Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất

Câu 4. Hình tượng người lính Tây Tiến

Hình tượng người lính Tây Tiến thể hiện qua:

-     Trên nền thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Tiến là hình ảnh người lính hiện lên vô cùng ấn tượng. Quang Dũng sử dụng bút pháp tả thực:

  • Đoàn binh “không mọc tóc”: sự thật trần trụi và khốc liệt nơi chiến trường trong thời kỳ chống Pháp.

  • “Quân xanh màu lá”: dáng vẻ xanh xao tiều tụy vì bệnh sốt rét rừng đồng thời khắc họa nên bức tranh người lính hùng dũng giữa núi rừng.

-    Khí thế dũng mãnh: mắt trừng, dữ oai hùm: quyết tâm lập chiến công, bảo vệ quê hương đất nước.

-    Tâm hồn thơ mộng, hào hoa: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

-    Dù bên ngoài có dữ dội và oai hùng đến đâu cũng không dấu nổi một tâm hồn tràn đầy mơ mộng và yêu thương bên trong.

-    Hy sinh quên thân mình: 

                                                    “Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                                                    Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

                                                    Áo bào thay chiếu anh về đất

                                                    Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

-     Khí phách anh hùng, hiên ngang ngay cả khi đối mặt với cái chết

Câu 5. Soạn bài Tây Tiến: Nỗi nhớ Tây Tiến

Soạn bài Tây Tiến: nỗi nhớ Tây Tiến- CungHocVui

Soạn bài Tây Tiến: nỗi nhớ Tây Tiến

-    Nỗi nhớ Tây Tiến đến ám ảnh: “Tây Tiến người đi không hẹn ước/Đường lên thăm thẳm một chia phôi”

  • Cách nói khẳng định và đối với nhau “không hẹn ước - một chia phôi”: lời thề đi không có ngày trở lại nếu không giành được thắng lợi.

  • Thể hiện lời thề máu thịt của nhà thơ

-     “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy/Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

  • “Tây Tiến mùa xuân ấy”: chỉ một mùa xuân đã qua và sẽ không bao giờ trở lại

  • “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”: Hiến dâng trái tim và tâm hồn mình cho cuộc chiến đấu vì nhân dân vì Tổ quốc.

  • Nhịp thơ chậm buồn nhưng vẫn mang nét hào hùng thể hiện sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với những kỷ niệm thơ mộng và cũng là lời thề với đất nước non sông.

    Trên đây là bài soạn Tây Tiến của Quang Dũng trong chương trình văn học lớp 12. Hãy theo dõi Cunghocvui để có thêm những kiến thức bổ ích bạn nhé!

shoppe