Phân tích đoạn 3 Tây Tiến của Quang Dũng soạn văn 12- CungHocVui
Bài văn chi tiết phân tích đoạn 3 Tây Tiến- Phân tích tây tiến khổ 3
Phân tích đoạn 3 Tây Tiến của Quang Dũng nhằm khác họa rõ nét nhất hình tượng người lính Tây Tiến vừa lãng mạn hào hoa phong nhã vừa mang đậm tinh thần bi tráng của người lính. Bài phân tích chi tiết dưới đây của CungHocVui mang đến hy vọng giúp bạn học tập tốt hơn.
Bài văn chi tiết phân tích đoạn 3 Tây Tiến
Mở bài phân tích Tây Tiến khổ 3
“Ơi kháng chiến mười năm qua như ngọn lửa
Ngàn năm sau còn đủ sức soi đường… “
(Chế Lan Viên - Tiếng hát con tàu)
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra thật sự rất tàn khốc, đã biết bao nhiêu thế hệ con người đã hi sinh vì độc lập dân tộc, vì hòa bình đất nước. Chính vì vậy, văn học thời kỳ này chủ yếu ca ngợi về tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những người lính.
Trong những người lính ấy, có tầng lớp thanh niên trí thức Hà Thành. Họ là những chiến sĩ “lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”. Điều này càng được thể hiện đậm nét hơn khi chúng ta phân tích đoạn 3 bài Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh.
Áo bào thay chiếu, anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Xem thêm:
Tổng hợp Top 5 kết bài Tây Tiến hay nhất
Top 5 mở bài Tây Tiến hay nhất
Thân bài phân tích đoạn 3 bài Tây Tiến
Quang Dũng đã dựng nên chân dung người lính đặt trong khung cảnh miền Tây Bắc vừa hùng vĩ và hoang sơ, dữ dội. Ngòi bút của nhà thơ chú trọng đến những nét độc đáo và khác thường làm nổi bật lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của người lính Tây Tiến. Phân tích Tây Tiến khổ 3 với hình ảnh người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng.
Phân tích Tây Tiến khổ 3 qua vẻ đẹp bi tráng qua ngoại hình (hai câu đầu)
Phân tích đoạn 3 tây tiến
Núi rừng Tây Tiến đầy thử thách khiến chúng ta tưởng chừng như nghe thấy hơi thở nặng nhọc của họ trên mỗi chặng đường hành quân, mỗi con dốc. Trong bài thơ, Quang Dũng không hề né tránh những hiện thực khốc liệt khi miêu tả chân dung người lính Tây Tiến.
Nhưng trong thơ ông, ta có thể thấy được hào khí rực lửa của thời đại cách mạng, của sức mạnh con người và dân tộc. Người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng vừa có những đặc điểm riêng với cách viết theo một bút pháp riêng. Với bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng, Quang Dũng đã dựng lên tượng đài bằng thơ về người lính Tây Tiến qua bức chân dung lẫm liệt oai hùng của hai câu thơ đầu:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Cách nói đầy khẩu khí ngang tàng về ngoại hình của những người lính Tây Tiến. Hình ảnh “đoàn binh không tóc” và “dữ oai hùm" là cách viết thể hiện sự dũng mạnh, ý chí xung trận của những người lính Tây Tiến. Họ không mọc tóc thể hiện sự kì dị khác thường.
Nhưng đó là cái lạ thường hóa, kỳ dị hóa bắt đầu từ những hiện thực đến từng chi tiết. Không mọc tóc là hậu quả của những trận sốt rét rừng khủng khiếp mà bất kỳ người lính nào cũng phải trải qua trong quá trình chiến đấu. Rừng thiêng nước độc, gian khó chồng chất, thuốc men không có. Bệnh sốt rét ác nghiệt, cay đắng. Bỗng đến đây ta nhớ đến thơ của Chính Hữu qua bài Đồng chí:
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi
Hay: “Giọt mồ hôi rơi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế!”
(Tố Hữu)
Phân tích tây tiến khổ 3 cho ta thấy vẻ đẹp của câu thơ là ở tinh thần bi tráng lẫm liệt của đoàn binh Tây Tiến. Đây là vẻ đẹp của sự cộng hưởng giữa âm vang truyền thống và tinh thần thời đại, giữa những người lính năm xưa với những người lính cụ Hồ hôm nay.
Xem thêm:
Nét đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến
Phân tích bài thơ Tây Tiến Quang Dũng hay nhất
Phân tích đoạn 3 Tây Tiến qua vẻ đẹp tâm hồn của người lính (câu 3,4)
Phân tích đoạn 3 bài tây tiến qua hai câu thơ tiếp theo đã khắc họa một cách sinh động đời sống tâm hồn của những chiến sĩ Tây Tiến:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Vũ Quần Phương đã nhận xét hai câu thơ này: “Hai câu thơ như nhốt cả hai thế giới”, còn Đặng Anh Đào thì lại: “thấy nổi lên lời độc tấu của chàng trai Hà Nội”. Như vậy, hai câu thơ tiếp theo của đoạn thơ vừa rất hào hùng nhưng không kém phần rất hào hoa.
Tâm hồn mơ mộng, tràn trề sức xuân: Những chàng trai tuổi 18, họ là những học sinh, sinh viên đất Hà thành nghe theo tiếng gọi Tổ quốc mà gác bút cầm súng lên đường ra trận. Hình ảnh “mắt trừng" hiện lên tràn đầy sự căm hận và "mộng biên giới"thể hiện giấc mộng hòa bình, giấc mộng chiến thắng và mơ ước được quay trở về với gia đình, với giảng đường…
Những hình ảnh ấy thể hiện sự lãng mạn của người lính qua giấc mộng độc lập, khát vọng lập công và sự căm thù giặc sâu sắc của người lính Tây Tiến. Ngay chính trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ đó, những người lính vẫn để luôn hướng về những người mình yêu thương với sự dịu hiền, thân thương: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Phân tích đoạn 3 bài tây tiến cho ta thấy chiến tranh thật tàn khốc. Thế nhưng điều đó không thể ngăn cản được những phút giây mơ mộng trong tâm hồn người lính trẻ. Mặc dù họ gác bút nghiêng ra trận cầm súng đánh giặc, giữa khói bom đạn lửa, đối mặt với quân thù, chỉ có sự sống và cái chết thì tình yêu, giấc mơ đẹp chính là đôi cánh nâng đỡ tâm hồn họ vượt qua gian khổ.
Hình tượng người lính Tây Tiến trong khổ 3 qua lý tưởng của người lính (Câu 5, 6)
Phân tích đoạn 3 bài tây tiến mới nhất
Thơ Quang Dũng có sự kết hợp tài tình giữa cái hiện thực và cái lãng mạn. Vì vậy mà người lính luôn thể hiện tư thế hiên ngang, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Chất “tráng sĩ ca” được hiện lên một cách hào hùng và bi tráng. Tác giả sử dụng các từ Hán Việt: “mồ viễn xứ" “biên cương” để thể hiện không khí trang trọng, cổ kính, là sự vĩnh hằng của cái chết được hiện lên một cách bi thương nhưng không hề bi lụy. Đồng thời cũng để giảm sự đau thương và khiến cho những nấm mồ của các binh lính trở thành những nấm mồ ở cõi vĩnh hằng.
Phân tích khổ 3 bài tây tiến trong hai câu thơ tiếp theo được xem như là đôi cánh nâng đỡ câu thơ trước lên cao mới. Nó thể hiện lý tưởng người lính ở trên chiến trường. Họ sẵn sàng lên đường và hi sinh cho đất nước, cho nhân nhân. Đến đây, cái chết tưởng chừng bi thảm bỗng trở nên bi tráng. Với tinh thần tự nguyện, họ sẵn sàng dâng hiến cả thanh xuân tươi đẹp vì một lý tưởng cao đẹp nhất của nước nhà.
Có thể mượn những câu thơ của Thanh Thảo để nêu lý tưởng của người lính lúc bấy giờ:
Chúng tôi đi không tiếc đời mình
Những tuổi hai mươi ai mà chẳng tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Xem thêm:
Dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết nhất
Soạn bài Tây Tiến đầy đủ nhất- ngữ văn 12
Phân tích khổ 3 bài tây tiến: Sự hi sinh của người lính (hai câu thơ cuối)
Khi viết về chiến tranh, nhiều tác giả đã né tránh cái chết. Nhưng với Quang Dũng, ông viết cái chết như là một hiện thực tất yếu trong chiến tranh. Phân tích tây tiến khổ 3 càng cho ta thấy rõ hơn điều đó. Cái chết của những người lính qua con mắt thơ Quang Dũng rất đỗi hùng tráng mà không hề giả dối, họ cái chết trong âm hưởng sử thi hào hùng ấy:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
Nhà thơ đã nói lên một sự thật bi thảm rằng người lính hy sinh trên đường hành quân nên không hề có một manh chiếu để liệm. Hình ảnh “Áo bào” là yếu tố tạo nên sự khốc liệt của chiến tranh, giúp sang trọng hóa cái chết của người lính.
Đây là cách nói mà theo Quang Dũng là để “an ủi linh hồn những người lính”. Không thể tìm được từ nào hay hơn để thay thế cho từ “về đất” trong câu thơ này. Bởi nó gần gũi, yêu thương, “về đất” tức là chết là trở về nơi ta được sinh ra, là hòa vào linh hồn đất nước để cùng bất tử với hồn thiêng nước nhà; là đất mẹ đưa vòng tay đón các anh trở về.
Sự hy sinh của người lính qua hai câu thơ cuối trong phân tích đoạn 3 Tây Tiến
“Sông Mã gầm lên khúc độc hành”ngay khi các anh ngã xuống, tác giả đã khéo léo trong việc nhân hóa tiếng gào thét khi Sông Mã cất lên khúc ca tiễn biệt các anh đi vào cõi vĩnh hằng. Các anh đã hi sinh với lý tưởng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đầy nhạc và cùng với thiên nhiên, linh hồn các anh vẫn hát mãi khúc quân hành.
Đây là đoạn thơ mang tính chất cao trào trong toàn bộ khúc độc hành Tây Tiến. Chất bi tráng đã tạo nên một tượng đài độc đáo về người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại nhưng cùng với khúc độc hành của dòng sông Mã, âm hưởng của Tây Tiến vẫn vang cả núi rừng và vọng qua năm tháng.
Kết bài bài phân tích Tây Tiến khổ 3
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng đã giúp cho Quang Dũng khắc họa thành công chân dung người lính Tây Tiến trong vẻ đẹp hào hoa và hết sức kiêu hùng, những người lính ấy chính là biểu tượng cho sức mạnh của tuổi trẻ một thời, không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái chết, sẵn sàng hiến dâng cả sự sống, cả tuổi trẻ cho nghĩa lớn của cả dân tộc.
Trên đây là bài chi tiết phân tích Tây Tiến đoạn 3 dựa vào dàn ý phân tích đoạn 3 Tây Tiến chi tiết đã được CungHocVui chia sẻ đến bạn trước đó. Hy vọng với bài văn mẫu trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng và có thể hoàn thành bài phân tích tây tiến khổ 3 tốt nhất.