Đăng ký

Những lưu ý khi làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Dưới đây là một số bạn cần lưu ý khi làm một bài nghị luận về tác phẩm thơ, hoặc đoạn thơ mà Cunghocvui gửi đến bạn. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tập của bạn. 

1) Tìm nét đặc sắc

Để tìm được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật làm cơ sở, để nêu nhận xét, đánh giá phải chú ý đặc điểm của thơ:

- Thơ là tiếng nói của xúc cảm, tình cảm mãnh liệt, của sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú; ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Đọc thơ và nhận xét đánh giá tác phẩm thơ cần nhận biết cái đẹp, cái độc đáo của ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, tứ thơ, ý thơ,...

- Ví dụ: Đen với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là đến với vẻ đẹp độc đáo của hình tượng sóng qua ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu và kết cấu sóng đôi của hai hình tượng sóng và em. Từ đó, khám phá vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua cách thể hiện độc đáo của Xuân Quỳnh.

Có thể bạn quan tâm: Cảm nhận hai bài thơ Vội vàng và Sóng

+ Lời kể từ của một bài thơ cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tìm hiểu văn bản. Câu chuyện về chuyến hành trình lên Tây Bắc trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên thể hiện một hồn thơ được hồi sinh bởi ánh sáng và phù sa của cuộc đời. Bài thơ thể hiện những dòng suy nghĩ sâu sắc của người nghệ sĩ về mối quan hệ với đất nước, nhân dân và chiêm nghiệm về cuộc sống và nghệ thuật.

+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ cũng góp phần làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Tìm hiểu Việt Bắc không thể bỏ qua cách sử dụng đại từ "mình" - "ta" rất thành công của Tố Hữu. Hai đại từ mình, ta song song đi suốt từ đầu đến cuối bài thơ được sử dụng khéo léo trong hình thức đối đáp, tâm tình; vừa góp phần tạo nên một hình thức thơ nhuần nhị, sâu lắng mang hồn dân gian, dân tộc, vừa thể hiện được một cách thấm thía nghĩa tình cách mạng chung thủy, sắc son.

2) Nêu nhận xét

- Khi nêu nhận xét, đánh giá về tác phẩm thơ cần quan tâm đến vai trò của chủ thể sáng tạo trong quá trình sáng tác, chú ý đến phong cách nghệ thuật của nhà thơ và vai trò của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận; sức sống của bài thơ là ở trong trái tim, tâm hồn bạn đọc.

- Ví dụ: Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu viết về một sự kiện chính trị có tính thời sự nhưng chạm tới phần sâu thẳm trong tâm linh mỗi con người bởi thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc; giọng thơ tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.

Xem thêm >>> Đọc hiểu văn bản thông tin: "Nhật kí Đặng Thùy Trâm"

Trên đây là một số lưu ý mà Cunghocvui gửi đến bạn khi làm văn nghị luận về tác phẩm thơ, đoạn thơ chính xác nhất. Hãy để lại những ý kiến thắc mắc, đóng góp của bạn ở phía dưới comment nhé! 

shoppe