Đăng ký

Nghị luận văn học: Phân tích, cảm nhận về một bài thơ

Dưới đây là dàn ý khái quát nghị luận văn học về phân tích, cảm nhận một bài thơ mà Cunghocvui gửi đến bạn. Kèm theo đó là một số yêu cầu, lưu ý và ví dụ minh họa (có hướng dẫn chi tiết), chúc bạn học tập tốt <3

1. Tổng quát
- Yêu cầu 
+) Yêu cầu phần tích: tìm hiểu chi tiết giá trị bài thơ một cách toàn diện và đầy đủ
+) Yêu cầu cảm nhận: hướng đến chủ quan người viết (cái tôi), nhấn mạnh một số chi tiết, hình ảnh nhưng vẫn phải đảm bảo tính chỉnh thể của bài thơ.

- Lưu ý: Là dạng đề thông thường trong đề bài sẽ có trích dẫn văn bản, tuy nhiên nếu đề bài không có trích dẫn văn bản thì cần nhanh chóng ghi ra giấy nháp bài thơ hoặc ghi một số câu thơ quan trọng.

2. Dàn ý 
a) Mở bài:

Giới thiệu được về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác hoặc hoàn cảnh xuất bản), trích dẫn bài thơ (nếu bài thơ ngắn), còn nếu bài thơ quá dài thì chỉ cần giới thiệu, không cần trích dẫn.
b) Thân bài: 
- Lựa chọn phân tích hay cảm nhận theo trình tự các câu thơ.
- Có những đoạn phân tích sâu sắc một hình ảnh, chi tiết thơ để tạo điểm nhấn cho bài viết
♦ Lưu ý: bài thơ quá dài thì tập trung phân tích một số đoạn hay.
- Quá trình phân tích, cảm nhận: 
+) Phải đi từ nghệ thuật đến nội dung, 
+) Từ khám phá các chi tiết hình ảnh đến khái quát nội dung tư tưởng của tác phẩm. 
♦ Lưu ý: Phân tích, cảm nhận phải đi kèm với trích dẫn câu thơ (hoặc chi tiết, hình ảnh). Tránh tình trạng diễn xuôi lại câu thơ, đoạn thơ.

3)   Ví dụ minh họa
a) Đề bài: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca”.
b) Gợi ý:
1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Thanh Thảo, tác phẩm ”Đàn ghi - ta của Lor-ca”.

2. Thân bài:
♦ Luận điểm 1: Khái quát chung
-       Khái quát về nội dung bài thơ.
-       Có thể giới thiệu vài nét về cuộc đời của Lor-ca.
♦ Luận điểm 2: Phân tích bài thơ.
-     Bài thơ gợi hứng từ chính cuộc đời và số phận bi thảm của Lor-ca. Hình tượng Lor-ca hiện diện trong từng câu từng chữ, qua hệ thống kết cấu âm thanh và hình ảnh trong bài thơ.
-     Nhan đề:thể hiện đây là thi phẩm trước hết viết về nghệ thuật của Lor-ca và qua đó là sự suy tư, cảm nhận của Thanh Thảo về Lor-ca và thơ Lor-ca.
-     6 dòng đầu: Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá có tính chất tiêu biểu của một nhạc sĩ thiên tài: Tiếng đàn bọt nước, áo choàng đỏ gắt, giai điệu âm nhạc "Li-la 11- la li-la", vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn, chàng lang thang về miền đơn độc.Các hình ảnh đều có giá trị tượng trưng cho âm nhạc, cho đất nước Tây Ban Nha, quê hương của đàn ghi ta, quê hương của môn đấu bò tót. Hình ảnh đó gợi lên một đầu trường Tây Ban Nha, nhưng đây là đấu trường giữa con người cách tân nghệ thuật với nền nghệ thuật già nua, đấu trường giữa khát vọng tự do dân chủ của công dân, nghệ sĩ Lor-ca với nền chính trị độc tài.
-     12 dòng tiếp: Cuộc hành hình thảm khốc, phũ phàng, sầm sập kéo đến “Lorca bị điệu về bãi bắn”. Cái chết đột ngột hiện hình qua màu máu ‘bê bết đỏ”. Màu đỏ nhức nhối thương đau và sôi trào như bầu nhiệt huyết bị chặn đứng. Những dòng thơ tiếp theo đã đưa ra một loạt hình ảnh và chi tiết với lối diễn đạt chuyển đổi cảm giác và lối kết hợp tạo hình ảnh đồng hiện khá phổ biến ở thơ tượng trưng. Đây là lời tổng kết trong niềm đau thương, tiếc xót của Thanh Thảo về cuộc đời của tiếng đàn ghi ta cũng là cuộc đời của Lorca. Cái chết và nỗi đau thể xác là của riêng Lorca, cỏn cái chết của nghệ thuật, của khát vọng tự do và cái Đẹp là nỗi đau tinh thần của Tây Ban Nha và của nhân loại trước tội ác của những thế lực phát xít bạo tàn.
-     13 dòng thơ cuối: Các câu thơ giàu chất suy tưởng và lấp lánh nhiều tầng nghĩa. Tiếng đàn là cái Đẹp không thể huỷ diệt và “không ai có thể chôn cất được tiếng đàn”, nó bị huỷ diệt về sinh thể nhưng linh hồn nó sẽ sống, giản dị mà kiên cường như cỏ dại. Mặt khác, đau thương hoá thành nghệ thuật, lí tưởng đấu tranh vì tự do dân chủ không bao giờ lụi tắt, mãi mãi ngời sáng trong mạch ngầm đất đai quế hương “long lanh trong đáy giếng”. Song, không chỉ có thế, Thanh Thảo còn thấu hiểu, chia sẻ những nguyện vọng, mong ước, những tư tưởng lớn lao của Lorca gửi lại cho hậu thế khi nhắc đến sự ra đi, lìa bỏ dứt khoát của người nghệ sĩ vào cõi vĩnh hằng. Cuối bài thơ, hợp âm “li la li la li la” lai cất lên một lần nữa, khép lại bài thơ như một bản độc tấu ghi ta ca ngợi người nghệ sĩ chân chính, một con người sáng tạo, lại cũng như sắc tím li la tím mãi màu tưởng vọng.
♦ Luận điểm 3: Đánh giá chung:
-     Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh của Lor-ca với vẻ đẹp bi tráng, qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và sâu sắc của Thanh Thảo. Thanh Thảo đã viết về Lor-ca bằng cả trái tim mình, để tái hiện chân thực, xúc động mà cao cả cuộc đời, số phận của Lor-ca.
-     Khắc hoạ thành công hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo đã sử dụng phối hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật: câu thơ không viết hoa, không dấu câu, ngôn ngữ giàu hình ảnh, điệp từ, ngữ; ẩn dụ chuyển đổi cảm giác...
3. Kết bài:

Khái quát, khẳng định vấn đề, có thể nêu suy nghĩ, đánh giá riêng của cá nhân.

Xem thêm >>> Tổng hợp các dạng viết đoạn văn nghị luận xã hội

Đừng ngại ngùng mà hãy để lại những ý kiến thắc mắc và đóng góp của bản thân ở phưới dưới comment, thấy hay hãy like và share nhé!

shoppe