Đăng ký

Nghị luận về tình huống truyện trong tác phẩm

Cunghocvui gửi đến bạn khái niệm, những chú ý và dàn ý khái quát nghị luận về một tình huống truyện trong tác phẩm, kèm theo ví dụ minh họa và hướng dẫn chi tiết.

I) Các bước nghị luận tình huống truyện

1) Xác định khái niệm tình huống truyện

Tình huống truyện là một sự kiện hoặc một chuỗi sự kiện tạo nên biến cố, bước ngoặt trong cuộc đời của nhân vật, từ đó bộc lộ bản chất, phẩm chất, tính cách nhân vật một cách sắc nét, từ đó thể hiện tập trung ý đồ, tư tưởng của tác giả.

2) Vai trò

Là hạt nhân cấu trúc thể loại, làm nên giá trị cho tác phẩm truyện ngắn, là một vân gỗ mà nhìn vào đó “thấy được vòng đời thảo mộc”.

3) Yêu cầu

Chỉ rõ được nội dung tình huống trong tác phẩm: là tình huống gì, thuộc loại tình huống nào (tình huống nhận thức, tình huống hành động, tình huống tâm trạng...)

4) Phân tích diễn biến của tình huống truyện

-  Các sự kiện xảy ra trước đó.
- Sự kiện trung tâm tạo nên biến cố.
-  Sự kiện sau đó.

5) Bình luận về ý nghĩa, giá trị của tình huống.

II) Ví dụ minh họa

1) Đề bài: Phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm “Chữ người tử tù”

Có thể bạn quan tâm: Phân tích tác phẩm "Chữ người tử tù"

2) Gợi ý:

a)  Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyên Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, vấn đề nghị luận: tình huống truyện độc đáo.

b) Thân bài.

-       Luận điểm 1: Khái quát chung

+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung của tác phẩm Chữ người tử tù.

+ Nêu khái niệm và vai trò của tình huống truyện.

-       Luận điểm 2: Phân tích tình huống.

+ Nội dung tình huống: Đó là cuộc gặp gỡ đầy éo le, trớ trêu giữa quản ngục và Huấn Cao tại nhà giam tỉnh Sơn. Xét về bình diện xã hội, họ ở thế đối lập nhau, một bên là tử tù chờ ngày ra pháp trường, một bến là quản ngục cai quản nhà tù, đại diện cho bộ máy quyền lực của chính quyền.

+ Diễn biến tình huống:
++ Thái độ của Huấn Cao lúc đầu rất coi thường, khinh bạc, ngay cả khi nhận được sự chăm sóc lặng lẽ, chu đáo của quản ngục. Khi quản ngục khép nép đến hỏi Huấn Cao xem có cần thêm gì nữa không, Huấn Cao đã khinh bỉ trả lời “Ta chỉ muốn một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”.
++ Sự thay đổi thái độ của Huấn Cao: Khi hiểu ra tấm lòng và sở nguyện cao quý của quản ngục, Huấn Cao hết mực trân trọng và đồng ý cho chữ. Huấn Cao đã xúc động khi nói rằng: “Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.
-H- Cảnh cho chữ trong nhà ngục: Diễn ra như một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có”. Không thời gian rất đặc biệt (trong nhà ngục, lúc đêm khuya), vị thế các nhân vật có sự đảo ngược (tử tù thành thần tượng, ân nhân, người huấn đạo của cai ngục, cai ngục thành người ngưỡng mộ, kẻ chịu ơn tử tù)

+ Ý nghĩa, hiệu quả nghệ thuật của tình huống.
++ Làm bộc lộ, thay đổi quan hệ, thái độ, hành vi khác thường của các nhân vật, làm tỏa sáng cái Tài, cái Dũng, cái Thiên lương.
++ Góp phần khắc họa tính cách nhân vật, tăng kịch tính và sức hấp dẫn cho nhân vật.
++ Thể hiện quan niệm về cái Đẹp và sự khẳng định ngợi ca những giá trị văn hóa cổ truyền của Nguyễn Tuân.

-       Luận điểm 3: Đánh giá chung:

+ Chữ người tử tù thành công trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
+ Tình huống truyện góp phần thể hiện rõ những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

c) Kết bài: Khái quát và khẳng định vấn đề nghị luận.

Làm nổi bật đặc điểm của nhân vật: Các nhân vật khác nhau có đặc điểm khác nhau. Có thể chú ý đến: Hoàn cảnh xuất thân của nhân vật: Hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh bản thân. Chỉ phân tích những yếu tố hoàn cảnh tác động đến tâm lí, tính cách nhân vật.

Xem thêm >>> Tóm tắt tình huống truyện "Chữ người tử tù"

Trên đây là bài viết những điểm cần chú ý khi nghị luận về một tình huống truyện trong tác phẩm, cùng với ví dụ minh hoạt kèm hướng dẫn chi tiết mà Cunghocvui gửi đến bạn. Hãy để lại những ý kiến thắc mắc, đóng góp ở phía dưới comment nhé!

shoppe