Đăng ký

Phân tích khát vọng sống ở nhận vật thị và Mị

A. ĐỀ BÀI

I.      ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

THỜI GIAN NHÀN RỖI

      Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: Tám giờ làm việc, tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng có được tỉ lệ đều đặn như thể, Hai tiếng “nhàn rỗi ” gây cho ta ẩn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ “vô thưởng vô phạt”, không quan trọng.
       Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, nhảy múa, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt,... Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cả tỉnh, phong phú thêm về tình thân, quan hệ. Thiêu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa.
       Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tôi ” không có lây chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
      Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ây đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,...là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại. Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ây, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
      Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.

(Theo Hữu Thọ, Ngữ Văn ỉ ỉ Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 94)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ dân gian được sử dụng trong văn bản,
Câu 3: Theo tác giả, vì sao “Thiêu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn ”?
Câu 4: Anh (chị) hãy giải thích tại sao “Đánh giá đời sổng một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào ”?
II.       LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Cha ông ta thường nói “Nhàn cư vi bất thiện ” (nhàn rỗi thường nảy sinh những hành vi xấu), còn Hữu Thọ lại khẳng định “Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tình thần, quan hệ”.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên.
Câu 2 (5,0 điểm)
Hãy phân tích những biểu hiện của khát vọng sống ở nhân vật thị trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân và nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài để thấy được khát vọng sống mãnh liệt là niềm tin và động lực giúp con người vượt qua mọi bất hạnh trong cuộc sống.

B.HƯỚNG DẪN

Phần I: Đọc hiểu
Câu 1 (0,5 điểm);
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: nghị luận/ phương thức nghị luận, 
Câu 2 (0,5 điểm):
Có thể chỉ ra được một trong hai thành ngữ dân gian sau:
-     Vô thưởng vô phạt.
-     Đầu tắt mặt tối.

Câu 3 (1,0 điểm);
Học sinh có thể đưa ra lý giải cơ bản theo quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. Gợi ý:
Thiêu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn vì:
-       Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình;
-                        Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ.
Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh có thể đưa ra ý kiến nhận xét theo quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. Gợi ý:
“Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thể nào ”vì:
-      Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hội, nên khi đánh giá xã hội phải dựa trên đời sống của từng cá nhân.
-     Thời gian nhàn rỗi lại là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đời sống, trình độ nhận thức cao hay thấp của mỗi người.
-      Sự quan tâm của xã hội đối với đời sống con người khẳng định sự tiến bộ, phát triển của xã hội đó.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
1.      Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm):
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
2.      Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm):
Cách đánh giá khác nhau về tác động của thời gian nhàn rỗi.
3.      Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điếm):
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị luận nhưng cần làm rõ sự quý báu của thời gian đối với cuộc sống của con người. Có thể theo hướng sau:
- Hai quan điểm trái ngược nhau:
+ Quan điểm của ông cha ta đánh giá mặt tiêu cực của thời gian nhàn rỗi.
Giải thích: Nhàn cư vi bất thiện là câu thành ngữ chỉ việc sống trong nhàn hạ lâu ngày, không có việc gỉ để làm, rảnh rỗi quá thì cũng sẽ không tốt, sẽ dễ làm nảy sinh ra các hành động không tốt.
Khi làm việc tâm trí ta sẽ tập trung vào công việc để đạt đến kết quả. Và chỉ có công việc giúp ta vận dụng trí óc, những suy nghĩ hăng hái điều tốt đẹp. Nếu như rỗi rảnh với dân gian quá dư thừa trí óc ta không có hướng để đi khiến ta suy điều này nghĩ điều kia, đôi khi những suy nghĩ ấy bị lệch dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải lao động không sống quá rỗi rành.
+ Quan điểm của Hữu Thọ đánh giá mặt tích cực của thời gian nhàn rỗi.
Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phủ thêm về tình thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa.
Con người có thời gian để thư giãn,....
Nhận xét, đánh giá hai quan điểm:
“ Cả hai quan điểm mới chỉ nhìn nhận tác động của thời gian nhàn rỗi ở một phương diện.
-      Tác động tích cực hay tiêu cực của thời gian nhàn rỗi phụ thuộc vào ý thức sử dụng của mỗi người...
-       Rút ra bài học về cách sử dụng hữu ích thời gian nhàn rỗi:
+ Cần hài hòa cân đối quỹ thời gian
+ Sử dụng thời gian cuộc sống một cách hữu ích
4.      Chỉnh tủ, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5.      Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2 (5,0 điểm)
1. Đảm bảo cẩu trúc bài văn nghị luận (0,25 điểm):
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.
2.      Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):
Khát vọng sống mãnh liệt là niềm tin và động lực giúp nhân vật thị {Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) vượt qua mọi bất hạnh trong cuộc sống.
3.       Triển khai vấn đề nghị luận:
Cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp dẫn chứng và lí lẽ.
a.       Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm):
-       Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc. Tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là một bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người.
-       Kim Lân cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông có những trang viết đặc sắc về con người, phong tục làng quế với những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người dân đồng bằng Bắc Bộ được gọi là những “thú đồng quê”, “phong lưu đồng ruộng” như: chơi núi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà.. .Cách viết chân thực xúc động về những người dân quê mà ông am hiểu sâu sắc, cảnh ngộ và tâm lý,..Truyện ngắn “Vợ nhặt” tái hiện nạn đói thê thảm 1945, đồng thời thể hiện được vẻ đẹp tình người và sức sống diệu kỳ. Kim Lân tự đánh giá: “Chất nhân ái, tình thương của người đối với người trong cảnh khốn cùng. Điều đáng nói nhất là trong cái đói con người vẫn nghĩ tới điều sung sướng cho nên người ta mới lấy nhau” đó là nội dung cơ bản nhất của tác phẩm
b.     Nhận xét khái quát về hoàn cảnh sống của hai nhân vật (0,5 điểm)
-    Mị - thân phận con dâu gạt nợ, nạn nhân trực tiếp của xã hội phong kiến chúa đất ở Hồng Ngài...
-   Thị - nhân vật không tên trong tác phẩm - nạn nhân trực tiếp của nạn đói 1945...
c.      Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đáp ứng những nội dung sau:
-     Phân tích để thấy những đau khổ, bất hạnh mà nhân vật phải trải qua, từ đó thấy được khát vọng sống mãnh liệt là niềm tin và động lực giúp Thị và Mị vượt qua tất cả để có một cuộc sống đích thực.
-     Nhân vật Thị:
+ Thị - người vợ được nhặt là nạn nhân của nạn đói năm 1945. Thị xuất hiện trong cái đói quay đói quắt của phố huyện. Cùng cái đói, thị trôi dạt. Vì cái đói, thị thay đổi...(dẫn chứng minh họa).
+ Cận kề với cái chết, Thị vẫn giữ được niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt. Vì sự sinh tồn, Thị trở nên chai sạn, chao chát, chỏng lỏn (dẫn chứng minh họa). Để tìm cho mình một cơ hội được sống, Thị liều lĩnh theo không một người đàn ông xa lạ. Khát vọng sống thôi thúc thị phải hành động theo bản năng để chống chọi với hoàn cảnh, bám trụ với cuộc sống.
+ Khát vọng sống mãnh liệt của thị được bộc lộ khi thị trở thành nàng dâu mới. Thị đã nhen nhóm lên ánh sáng của niềm tin trong túp lều xiêu vẹo của mẹ con Tràng. Không muốn cơ hội sống tuột khỏi tầm tay, thị âm thầm vun vén, hy sinh nén tiếng thở dài trong lồng ngực lép kẹp khi nhìn thấy gia cảnh nhà Tràng, thản nhiên nuốt miếng cháo cám chát xít trong bữa ăn ngày đói đê Tràng và bà cụ Tứ không mặc cảm vì hoàn cảnh. Thị trở về với bản chất thực của người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ngoài tỉnh. Thị thắp lên tia hy vọng về sự sống trong cái đói tối tăm trời đất...
+ Khắc họa nhân vật qua tình huống độc đáo, diễn biến tâm lí tinh tế, màn đối thoại chân thực, sinh động khiến nhân vật vừa có tính cụ thể vừa có tính khái quát.

Có thể bạn quan tâm: Lòng ham sống trong "Vợ nhặt"
-     Nhân vật Mị:
+ Mị - người con dâu gạt nợ, là nạn nhân của nghèo đói, của thần quyền, cường quyền và hủ tục lạc hậu ở vùng núi cao Tây Bắc. Mị tồn tại với danh nghĩa con dâu nhưng danh phận con ở. Mị chấp nhận thân phận nàng dâu gạt nợ, bị đầy đọa cả về thể xác và tinh thần. Cô tồn tại như một con rùa nuôi trong xó cửa, cam chịu thân phận ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, biết đi làm mà thôi...
+ Tận cùng bất hạnh, Mị vẫn khao khát được sống: Mị không chấp nhận thân phận gạt nợ; bị dồn đến đường cùng, MỊ phản kháng bất lực, tìm đến cái chết như một sự giải thoát nhưng Mị không thể chết (dẫn chứng minh hoạ); đêm tình mùa xuân, Mị quên đi mọi khổ đau của hiện tại để sổng về những ngày trước. Mị thức tỉnh về bản thân và ý thức về bi kịch cá nhân (dẫn chứng minh họa).

Khát vọng sống bị chà đạp, Mị trở về cuộc sống của con rùa nuôi trong xó cửa; tất cả đã tích tụ thành cao trào trong hành động cởi trói cho A Phủ và tự giải phóng cho chính mình trong đêm mùa đông. Mị thương mình, thương người, vượt qua nỗi sợ hãi, Mị quyết định cắt dây trói cho A Phủ...Trong khoảnh khắc ấy, sức sống tiềm tàng trỗi dậy, Mị lao theo A Phủ, chạy theo tiếng gọi của sự sống.. .(dẫn chứng minh họa)
—> Quá trình phản kháng với thần quyền, cường quyền và sự tự nhận thức khẳng định sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị.
+ Khắc họa nhân vật từ hoàn cảnh éo le, những mâu thuẫn nghiệt ngã, những giằng xé nội tâm dữ dội được đặt trong một không gian bình lặng như một câu chuyện cổ ai ở xa về, cỏ việc vào nhà Thống Lí... những điều nhìn thấy và nghe được mới chỉ là phần nổi của tảng băng, số phận con người luôn là nỗi ám ảnh.
-    Nhân vật thị và Mị tiêu biểu cho thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ. Hai số phận, hai cảnh ngộ éo le, nhưng họ đều đã vượt qua bất hạnh bằng chính ý chí, nghị lực và sự vận động tự thân. Đó là hành trình đòi lại quyền sống, quyền làm người, khẳng định sức sống tiềm tàng của con người trong mọi hoàn cảnh.
-    Giá trị nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của văn học giai đoạn 1945-1975: Con người không chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh mà còn biết vươn lên đấu tranh để chống lại hoàn cảnh; các nhà văn không chỉ dừng lại ở thái độ đồng cảm, sẻ chia mà còn nhận ra sự vận động mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động của những con người cùng khổ, hướng cho họ con đường đi đúng đắn để đến với tương lai...

Có thể bạn quan tâm: Chi tiết căn buồng của Mị
d.Bàn luận (0,5 điểm)
-    Nhân vật Mị và thị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người từ trong hoàn cảnh tăm tối, hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do. Đó cũng chính là phẩm chất của con người Việt Nam: niềm tin và lòng lạc quan vào cuộc sống giúp con người Việt Nam chiến thắng tất cả mọi thế lực bạo tàn, đen tối.
-     Ngợi ca sức sống kì diệu của con người là chiều sâu ngòi bút nhân đạo của hai nhà văn Tô Hoài và Kim Lân đồng thời làm nên sức sống trường tồn cho tác phẩm văn học.
4.     Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm):
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5.     Sáng tạo (0,5 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Xem thêm >>> So sánh giá trị nhân đạo ở "Vợ chồng A Phủ" và "Chí Phèo"

Hy vọng qua hai nhân vật thị và Mị sẽ giúp bạn hiểu được rõ khát vọng sống của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, hãy để lại những ý kiến thắc mắc và đóng góp ở phía bên dưới nhé! Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe