Đăng ký

Đề tự luận 2: Vẻ đẹp người chiến sĩ Tây Tiến và nghệ thuật trào phúng trong "Vi hành"

A. ĐỀ BÀI

1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày vắn tắt những thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975.
Câu 2"(3,0 điểm): Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn, trong khoảng bốn trăm từ, lí do vì sao lại phải giữ gìn trong sáng của tiếng Việt.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Câu 3.a. Trình chuẩn (5,0 điểm): Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ theo trang 15, hoặc được miêu tả trực tiếp hoặc được miêu tả gián tiếp, là hình ảnh đẹp của thơ ca thời kì cảm nhận của mình về vẻ đẹp tiềm ẩn của người chiến sĩ Tây Tiến qua kháng chiến chống Pháp. Hãy nêu cảm nhận khổ thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời 
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống 
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn "Vi hành" của Nguyễn Ái Quốc.

B. GỢI Ý

Câu 1:
Đây là nền văn học phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng thể hiện qua ý thức trách nhiệm tôn vinh Tổ quốc, ca ngợi nhân dân qua hai cuộc chiến đấu thần thánh của dân tộc.
Kế thừa được truyền thống nhân đạo của văn học dân tộc, đề cao chủ nghĩa yêu nước thương nòi và khí phách anh hùng của dân tộc.
Đã có những chuyển biến kịp thời, đáp ứng được khuynh hướng dân chủ hóa và yêu cầu đổi mới của thời đại.
Tạo rà được những hình tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn và cốt cách Việt Nam.
Nền văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiền phong của những nền văn học chống đế quốc trong thời đại ngày nay”.
Các chặng đường phát triển khác nhau của văn học 1945-1975 đều được đánh dấu bằng sự phát triển đi lên, với tiêu điểm chung là đấu tranh vì một Việt Nam thống nhất, độc lập và hoà bình. Nhân vật trung tâm. của văn học trong các chặng đường này thường là những con người mang lí tưởng sẵn sàng xả thân vì nước vì dân. Các nhân vật đều mang vẻ đẹp của tâm hồn và cốt cách dân tộc trong thời kì dựng nước và giữ nước. Văn học được trải đều trên các thể loại và tuy không có sự phát triển mạnh mẽ như nhau song thể loại nào của văn chương trong các chặng đường này đều cũng có những hoa trái đậm hương sắc của chặng đường đó. Văn học vận động theo xu hướng cách mạng hoá, lây mục tiêu phục vụ nhân dân, phục vụ dân tộc làm mục tiêu và lí tưởng phấn đấu. Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là hai mảng đề tài lớn của văn học thời kì này mà qua cách thể hiện, tái hiện cuộc sống đã phản ánh được quá trình phát triển đi lên của xu thế cách mạng, đã kết hợp được một cách khá nhuần nhuyễn khuynh hướng sử thi khi tái hiện hiện thực và cảm quan lãng mạn cách mạng, tạo ra inh chất lạc quan cổ vũ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước.
Câu 2:
Đây là một kiểu đề tự luận để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Học sinh có thể trình bày mọi suy nghĩ của mình qua đó có thể kiểm tra cách thức, hình thức lập luận và các thao tác tư duy trong cách thức lập luận. Câu này có thể diễn giải theo hướng sau:
+ Tiếng Việt hiểu từ cấp độ chung nhất là gì?: Là kết tinh cao nhất của văn hoá tinh thần và vật chất của người Việt, qua các thế hệ, qua các thời đại. Tiếng Việt, do đó trở thành tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Tiếng Việt là phương tiện quan trọng để thực hiện sự giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng, để giao lưu với các dân tộc khác. Tiếng Việt có vẻ đẹp riêng, không hoà lẫn vào các ngôn ngữ của các dân tộc khác, là hình thức vật chất để phân biệt văn hoá Việt với văn hoá các dân tộc khác.
+ Vì là tài sản vô giá của dân tộc nên mọi người Việt phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo cho tiếng Việt. Trách nhiệm đó là: nói đúng và sử dụng đúng tiếng Việt, đó cũng là thể tình yêu tiếng Việt, bởi tiếng  
Việt rất giàu và đẹp, phong phú về âm lượng, âm sắc, đa thanh đa điệu và giàu chất biểu cảm.; đa dạng về lối nói, lối diễn đạt.
+ Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt không thể không học hồi, không thể không trau dồi vốn học vấn, hiểu biết cúng như mở rộng khả năng giao tiếp. Phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc quy phạm và chuẩn mực của tiếng Việt, không tuỳ tiện trong việc viết câu, sử dụng từ, cũng như không lạm dụng các ngoại ngữ khả dĩ có thể làm mất vẻ đẹp của văn phong người Việt. Có ý thức thường xuyên sử dụng tiếng Việt phổ thông, để mở rộng và hoàn thiện tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng đi sâu vào ý thức của mỗi người, thường xuyên biết sử dụng cách nói, lối nói để tạo ra “lời hay ý đẹp'\ tránh lối nói cộc cằn, thô lỗ theo lời khuyên “Lời nói chẳng mất tiỀn mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau", tránh đi lối nói, cách nói dẫn tới hận thù bồi “lời nói, đọi máu”. Cách nói, 1Ổ1 nói phải tương xứng phù hợp với đối tượng giao tiếp, với hoàn cảnh giao tiếp.
+ Học sinh có thể mở rộng và thêm vào các liên hệ thực tiễn.
Câu 3a:
Mé bài: Giới thiệu vài nét về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong thơ ca kháng chiến chống Pháp, giới thiệu qua về Quang Dũng, vừa là nhà thơ vừa là người trực tiếp cầm súng, giới thiệu bài thơ Tây Tiến cùng khổ thơ trên. Thân bài: vẻ đẹp của người lính Cụ Hồ được miêu tả gián tiếp trong khổ thơ này song lại hiện hình rất rõ, tạo ra dáng vẻ riêng khó lẫn với các bài thơ khác cũng miêu tả về anh bộ đội Cụ Hồ.
Vẻ đẹp của người chiến sĩ trong khổ thơ này hiện ra trước hết ở tư thế hành quân (thể hiện qua các từ chỉ vị trí, chỉ động tác lên, xuống, qua các hình ảnh và cảm nhận bằng thị giác.,.). Tư thế hành quân gắn với con đường hành quân đầy khó khăn trắc trở (các từ khúc khuỷu, thăm thẳm, bằng các số đo ước lệ..). cần chú ý các từ ngàn thước, một số đo không cụ thể và cũng chỉ biểu đạt một khoảng cách không gian, song điều khác biệt là trong không gian đó, tư thế hành động của người chiến sĩ lại diễn ra hết sức khó khăn bởi sự đảo chiều của lên và xuống. Con đường hành quân để lên được đỉnh dốc đã khó thì khi xuống dốc lại càng vất vả hơn, nhưng không một lời ca thán.
 Vẻ đẹp ở đây là vẻ đẹp vượt lên khó khăn thử thách, vượt lên mọi trở ngại. Những người lính phát hiện ra cái khác thường của con đường hành quân, đó là con đường như đang đi vào một “cồn mây” “heo hút nơi đó, con người với tay là có thể chạm tới trời vì thế hình ảnh so sánh “súng ngửi trời" vừa diễn tả nhịp bước hành quân vừa cho thấy cảm giác lạc quan của người chiến sĩ. Khi có điều kiện, người chiến sĩ không dừng nghỉ để nhìn lại con đường mà mình đã vượt qua mà vẫn tiếp tục nhìn ra xa hơn, nhìn ra phía trước nơi đó là “Pha Luông" với những mái nhà thấp thoáng trong sương, trong mưa. Cụm từ “nhà cụ” vừa như để tự hỏi vừa như là sự nhớ lại những kỉ niệm gắn bó với một địa danh mà đoàn quân đã hành quân qua. Tên địa danh “Pha Luông" cũng như cụm từ “nhà ai' gợi nhớ về tình cảm quân dân thắm thiết, gắn bó và đó cũng là một nét đẹp riêng của người lính bộ đội Cụ Hồ “đi dân nhớ, ở dân thương".
Trong lúc hành quân không một người lính nào tỏ ra bi quan chán nản, các cụm từ khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút... chỉ diễn tả những cảm nhận bằng thị giác, nhưng không hề mang nét nghĩa tiêu cực; các từ lên, xuống tạo ra những nhịp mạnh diễn tả động tác hành quân dứt khoát, chắc chắn, bền bỉ. Câu thơ cuối của khổ thơ “Nhà ai Pha luông mưa xa khơi" là khoảng lặng tâm tư của người chiến sĩ, họ nhớ về một miền quê nhiều gắn bó, nhiều kỉ niệm, họ không quên tình cảm của những con người ở đó, nói cách khác, người chiến sĩ - người lính Cụ Hồ không chỉ biết thi hành mệnh lệnh vượt núi leo đèo mà họ còn là những con người có tình cảm sâu nặng với quê hương đất nước, với những bản làng mà họ đã đến và đi qua. vẻ đẹp ở đây là vẻ đẹp của tình người.
Kết luận: Cho dù chỉ được miêu tả gián tiếp song hình ảnh người chiến sĩ của đoàn quân Tây Tiến vẫn có được vẻ đẹp riêng, và đó cũng là đóng góp của Quang Dũng trong việc tái tạo vẻ đẹp tiềm ẩn của người lính Cụ Hồ. 

Có thể bạn quan tâm: Hai ý kiến trái ngược nhau về "Tây Tiến"
Câu 3b:
a)    Giới thiệu tác giả tác phẩm:
4- Giới thiệu qua về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
+ Vì hành được viết sau chuyến thăm Pháp của Khải Định, một ông vua bù nhìn chịu sự điều khiển của thực dân Pháp và được công bố trên báo Nhân đạo năm 1923. Năm 1922, Khải Định được mời sang Pháp để dự cuộc đấu xảo triển lãm các thành tựu kinh tế thuộc địa do nước Pháp “mẫu quốc” tổ chức tại Mác-xây. Chuyến đi này của Khải Định đã bị các nhà yêu nước Việt Nam phản đối, lên án. Truyện ngắn “Vi hành” cũng là một trong những tiếng nói lên án, kết tội Khải Định ấy.
+ Bút pháp trào lộng tạo ra tiếng cười châm biếm giễu cợt mỉa mai Khải Định là nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện ngắn này.
b)    Nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua:
+ Cách đặt tiêu đề của tác phẩm: Nguyên văn bản tiếng Pháp tiêu đề này là incognito, nghĩa là không ai biết, nghĩa là dùng một tên giả để che dấu tung tích. Dịch giả Phạm Huy Thông đã dịch thành Vi hanh. Vi hành là cách thức mà các vị vua chúa ngày xưa thường sử dụng để đĩ tìm hiểu cuộc sống thức của nhân dân, để hiểu hơn nỗi khổ của người dân. Dụng ý của Nguyễn Ái Quốc là nhằm mỉa mai Khải Định, về hình thức tướng như được nước Pháp quý trọng song sự thật lại là kẻ không ai biết tới. Đây là một cuộc vi hành trá hình làm nhục quốc thể, làm mất thể diện quốc gia dân tộc. Do đó, tiêu đề truyện ngắn đã hàm ý mỉa mai, trào lộng.
+ Cách tạo tình huống gây cười để chế giễu: tình huống oái oăm được tạo ra qua câu chuyện của một đòi thanh niên nam nữ người Pháp trên chuyến tàu điện ngầm tưởng nhầm nhân vật xưng tôi - người kể chuyện trong tác phẩm là ông vua xứ An Nam đang thực hiện chuyên vi hành của mình. Tình huống hài hước song lại rất hợp lí này vạch trần sự lố bịch của Khải Định.
Tình huống nhầm lẫn dược kéo dài với độ càng ngày càng được đẩy lên cao: sự nhầm lẫn không chỉ đối với đôi thanh niên nam nữ mà cả còng chúng Pháp cũng bị nhầm, cao hơn nữa là ngay cả chính phủ Pháp cũng nhầm, cũng không phân biệt được giữa một bên là “ông vua”- “khách quý” và một bên là người kể chuyện xưng tôi. Sự nhầm lẫn này còn có dụng ý mỉa mại ngầm việc mật thám Pháp rình mò theo dõi những người Việt Nam yêu nước đang sông ở Pháp lúc đó.
Tất cả mọi lời bình phẩm chê bai đều xuất phát từ cửa miệng của người dân Pháp, do đó, việc lên án nhà nước Pháp trở nên khách quan hơn, và sự giễu cợt mỉa mai, do đó cũng có chiều sâu thuyết phục hơn.
+ Cách xây dựng chân dung nhân vật từ góc nhìn mỉa mai: nhân vật chính là Khải Định, nhưng Khải Định không xuất hiện trực tiếp mà thay vào đó vị vua này hiện ra gián tiếp qua cửa miệng của những người khác, qua cách nhìn của những người khác mà mỗi người nhìn vị vua này một cách đồng thời lại kèm theo những lời bình phẩm khác nhau, có. vẻ không liên quan gì đến nhau, song thực chất lại bổ sung cho nhau đê qua đó hiện ra bức chân dung của Khải Định được tả bằng các lời bình phẩm, châm biếm không khoan nhượng. Bức chân dung đó cho thấy những nét về ngoại hình Khải Định với nét chung là xấu xí, về trang phục thì loo loot không đáng có của một ông vua biết tự trọng, điệu bộ cử chỉ thì lúng ta lúng túng thể hiện năng lực trí tuệ tầm thường, hành VI của Khải Định thì mờ ám, không đường hoàng, không mang sắc thái của một ông vua. Bức chân dung của Khải Định được vê nên bằng bút pháp biếm hoạ, tạo ra tiếng cười mỉa mai giễu cợt thâm thuý, bởi qua bức biếm hoạ đó, nhân vật Khải Định trở thành một nhân vật hề, vừa lố bịch, vừa tầm thường. Điều quan trọng là bức chân dung đó được tạo ra bằng những lời bình phẩm của đủ mọi loại người trong xã hội từ người dân bình thường cho đến cả các vị quan chức của chính phủ Pháp.
-I- Tác giả sử dụng giọng văn châm biếm là giọng điệu chính của truyện ngắn, bên cạnh các giọng điệu khác như tự sự, trữ tình và triết lí. Giọng điệu được sử dụng ở đây không gay gắt mà nhẹ nhàng, được kết hợp với cách nhìn duy lí, cách khái quát triết lí của người Pháp đã tạo ra chiều sâu thuyết phục độc giả và tạo hiệu quả mỉa mai vừa thấm thía vừa cay độc. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã hạ bệ ông vua Khái Định bằng nghệ thuật châm biếm, bàng các trò chơi chữ, bằng lối nói ngược, bàng các câu hỏi tu từ, bằng các so sánh tạt ngang... bằng cách biến một ông vua thành một gã hề.
Nghệ thuật trào phúng của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện qua việc tái tạo sự lố bịch của một ông vua bù nhìn, từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong, tạo nên một tiếng cười toàn diện, có sức mạnh phú nhận hoàn toàn đối tượng bị giễu cợt. Tác giả đâ kôt hợp được truyền thống gây cười của phương Đông với tiếng cười duy lí của người Pháp, tạo nên một tác phẩm độc đáo về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Lôi viết và cách kể phù hợp với truyền thống văn xuôi hiện đại phương Tây, qua kĩ thuật tạo dựng và kéo dài tình huống hiểu nhầm.

Xem thêm >>> Phân tích truyện ngắn "Vi hành"

Những ý kiến thắc mắc, đóng góp đến Cunghocvui hãy để lại ở phía bên dưới comment nhé! Chúc bạn học tập tốt <3

shoppe