Tổng hợp đề thi tự luận môn Ngữ văn không kèm đáp án (1)
Cunhocvui tổng hợp đề thi tự luận không kèm hướng dẫn đến bạn học
1) Đề 1:
Câu 1: Trình bày ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và chủ đề của bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Theo anh (chị), ở bài thơ này cần chú ý những nét nghệ thuật nổi bật nào?
Câu 2: Trong đoạn trích bài “Con đường tu dưỡng rèn luyện đạo đức của thanh niên” (SGK Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội, 2008, trang 37), đồng chí Lê Duẩn có viết: “Tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất của người lao động”. Dựa vào ý kiến đó anh (chi) hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình thương bằng một bài văn ngắn dung lượng khoảng 400 từ.
Câu 3.a: Anh (chị) hãy tự chọn một trong hai bài thơ Chiều tối (Mộ) và Mới ra tù tập leo núi (Tân xuất ngục học đằng sơn”) của Chủ tịch Hồ Chí Minh cả phần phiên âm chữ Hán lẫn phần dịch thơ, và phân tích bài thơ đó.
Câu 3.b. Phân tích nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Ngữ Văn 11 - nâng cao - NXB Giáo dục-2008).
Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật trào phúng trong "Hạnh phúc của một tang gia"
2) Đề 2:
Câu 1: Trình bày vắn tắt những thành tựu nổi bật của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975.
Câu 2:Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam. Anh (chị) hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn, trong khoảng 400 từ, lí do vì sao lại phải giữ gìn trong sáng của tiếng Việt.
Câu 3.a. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, hoặc được miêu tả trực tiếp hoặc được miêu tả gián tiếp, là hình ảnh đẹp của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Hãy nêu cảm nhân của mình vẻ vẻ đẹp tiềm ẩn của người chiến sĩ Tây Tiến qua khổ thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm ị Heo hút cồn mây, súng ngửi trời! Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Câu 3.b. Phần tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc.
Có thể bạn quan tâm: Nét đặc sắc trong bài thơ "Tây Tiến"
Đề 3:
Câu 1: Tóm tắt những nét chính của mảng vốn xuôi trong sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Tai nạn giao thông là một vấn nạn được dư luận đặc biệt quan tâm hiện nay. Anh (chi) hãy phát biểu ý kiến của mình về vấn đề ấy bằng một bài văn ngắn khoảng 400 từ.
Câu 3.a. Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”, Nguyễn Khải đã gọi bà Hiền, nhân vật mà ông tạo ra là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội. Hãy làm rõ phẩm chất của “hạt bụi vàng” ấy.
Câu 3.b. Bình giảng bốn câu thơ sau: “Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây, súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.” trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.
Đề 4:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và giới thiệu vắn tắt nội dung tập thơ Nhật kí trong tù /Ngục trung nhật kí) của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Bàn về giá trị của việc đọc sách, M. Gorki nói: “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khỉ bước lên tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người”. Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về câu nói trên bằng một bài văn ngắn, dung lượng khoảng bốn trăm từ.
Câu 3.a. “Sóng” và “em” là hai hình tượng trữ tình cặp đôi song hành tạo nên vẻ đẹp kết cấu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Hãy phân tích hai hình tượng đó.
Câu 3.b. Phong cách của Thạch Lam thể hiện khá rõ nét trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Hãy chứng minh nhận xét đó.
Có thể bạn quan tâm: Bức tranh phố huyện chiều về và tâm trạng của Liên
Đề 5:
Câu 1: Trình bày khái quát sự nghiệp văn học của Nguyễn Minh Châu.
Câu 2: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” là một khẩu hiệu quan trọng được đưa ra trong Cách mạng tư sản Pháp 1789. Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về câu khẩu hiệu đó?
Câu 3.a. Bình giảng đoạn thơ: “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét! Tinh yêu ta như cánh kiến hoa vàng/ Như xuân đến chim rừng lông trổ biếc./Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương” trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên.
Câu 3.b. Tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén là đặc điểm nổi bật của văn xuôi Hồ Chí Minh. Hãy phân tích hình tượng nhân vật Khải Định trong truyện ngắn Vi hành để làm nổi bật đặc điểm ấy.
Đề 6:
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2: Học tập là một công việc quan trọng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Trên cơ sở của tầm quan trọng đó, UNESCO đà xác định: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình”. Anh (chi) hãy trình bày cách hiểu của mình về nhận định trên thành một bài văn dung lượng 500 từ.
Câu 3.a. Bình giảng khổ thơ “Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại! Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi! Khi tôi biết thương bà thì đã muộn! Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”, trong trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy
Câu 3-b- Hình tượng người lái đò trong bài bút kí Người lái đò sông Đà là một phát hiện góp phần làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Phân tích hình tượng ông lái đò để làm sáng tỏ nhận định trên.
Có thể bạn quan tâm: Hình tượng người lái đò sống Đà
Đề 7
Câu 1: Bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được mở đầu như thế nào? Hãy phân tích ý nghĩa cửa cách mở đầu như vậy.
Câu 2: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau đây của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.
Câu 3.a. Vẻ đẹp của nhân vật MỊ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Câu 3.b. Phân tích vẻ đẹp của Đất Nước qua cách cảm nhận của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất Nước và của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn Bất Nước trích từ trường ca Mặt đường khát vọng.
Đề 8
Câu 1: Trong bài Đô-xtôi-ép-xki (SGK Ngữ Văn 12.NXB Giáo dục, 2008), tác giả Xtề-phan Xvai-gơ đã sử dụng hình thức cấu trúc đan xen các hình ảnh trái ngược nhau. Hiệu quả của hình thức nghệ thuật này là gì?
Câu 2: Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề lớn đang được đặt ra cấp bách hiện nay. Anh (chị) hãy trình bày cách hiểu của mình về vấn đề này, dựa vào văn bản Nhìn về văn hoá Việt Nam của tác giả Trần Đình Hượu (SGK Ngữ văn 12 - NXB Giáo dục - Hà Nội 2008), trong khuôn khổ một bài văn ngắn dung lượng khoảng 400 từ.
Câu 3.a. Phân tích nội dung “Tuyên ngôn Độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3: Dựa vào SGK Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, hãy phân tích các biểu hiện của tính chất nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Có thể bạn quan tâm: Giá trị nhân đạo ở hai thời kì chuẩn nhất
Còn tiếp... (Cập nhật: Đề thi tự luận không đáp án)