Đề tự luận 35: Phân tích truyện ngắn "Người trong bao" của Sê-khốp
I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1: Trình bày những nét chung về phong cách của Nam Cao.
Câu 2: Anh (chị) hãy giải thích cho bạn minh biết về nhận xét sau đây: “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải thế giới” của nhà văn Pháp G.Đuy-a-men (1884-1946).
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chi được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận để làm sáng tỏ những nét độc đáo của bài thơ này.
Câu 3.b. Phân tích truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp.
II) GỢI Ý
Câu 1: - Giới thiệu qua vài nét về nhà văn Nam Cao
Trước hết, phong cách của một nhà văn được hiểu là chỗ sáng tạo độc đáo mang phẩm chất thẩm mĩ cao được kết tinh trong tác phẩm, trong sự nghiệp văn chương của nhà văn ấy. Đó là những dấu hiệu thẩm mĩ, những cách thức chọn lựa đề tài, khai thác, xử lí đề tài, cách thức xây dựng nhân vật, v.v... được tái lặp nhiều lần, song những tái lặp ây tạo nên những đặc điểm bền vững qua đó ta dễ dàng nhận ra tác giả của tác phẩm ấy. Nói như vậy có nghĩa là không phải nhà văn nào cũng tạo ra cho mình được một phong cách cho dù từ tác gia ấy ta có thể rút ra những đặc điểm.
Cho dù đời văn ngắn ngủi, số lượng tác phẩm không nhiều, song Nam Cao đã kịp để lại dấu ấn của mình trên văn đàn Việt Nam. Điều đó thể hiện qua hứng thú kiếm tìm, khám phá “con người trong con người”, đi tìm bản chất đích thực của con người. Hứng thú tìm kiếm này cũng như đối tượng tìm kiếm cho dù là nông dân nghèo bị bần cùng lưu manh hoá hay trí thức tiểu tư sản nghèo thì hứng thú đó vẫn không đổi, vẫn đòi hỏi ở nhà văn một nỗ lực kiếm tìm phi thường, tạo ra và nuôi dưỡng hứng thú ấy là sống hết mình, là sống trung thực, không giả dối. Quan niệm sông được Nam Cao đưa ra trong tác phẩm “Sống mòn”: “Sống tức là cảm giác và tư tưởng, sống cung là hành động nữa, những hành động chỉ là phần phụ: có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng. Cảm giác càng mạnh, càng linh diệu, tư tưởng càng dồi dào càng sâu sắc thì sự sông càng cao”.
Điều mà Nam Cao nhấn mạnh ở đây không phải là khía cạnh tâm linh, hay thế giới tinh thần mà thực chất ở đây là con người tư tưởng, con người trí tuệ. Sức mạnh trí tuệ cũng mang tính vật chất. Sức mạnh trí tuệ tạo nên phẩm chất và quy định tính cách của con người. Con người càng có phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực trí tuệ lớn, con người ấy càng có sức mạnh khám phá và chinh phục, càng có hành vi ứng xử thẩm mì phù hợp mang tính đạo lí nhân văn cao. Cho nên các nhân vật của Nam Cao đều có dáng vẻ riêng và đều được tiếp cận xử lí từ góc độ tâm lí. Tâm lí của nhân vật được tái hiện và phân tích, từ các góc độ khác nhau. Có những trạng thái tâm lí cực kì phức tạp bao gồm nhiều đối kháng tương phản như trường hợp Chí Phèo.
Từ việc khai thác tâm lí, Nam Cao tạo ra kiểu kết cấu tâm lí ồ đó có sự đảo ngược trình tự không gian thời gian, ở đó xuất hiện nhiều dạng đối thoại, xuất hiện cả độc thoại nội tâm... làm cho thế giới bên trong của nhân vật càng trở nên phong phú và mang tính phức tạp đúng như những gì vẫn diễn ra trong cuộc sống thường nhật. Từ việc phân tích tâm lí, tác giả còn đi đến việc xác lập giọng điệu riêng cho từng tác phẩm. Có tác phẩm tác giả sử dụng giọng điệu buồn buồn mang màu sắc chua chát mỉa mai, có tác phẩm tác giả tỏ ra lạnh lùng tưởng chừng như tàn nhẫn song lại đầy tình cảm yêu thương.
Về tiểu thuyết: Nam Cao để lại tiểu thuyết Sống mòn được viết xong vào tháng 10/1944. Tiểu thuyết này với cái tên khai sinh của nó là Chết mòn chỉ được xuất bản năm 1956, sau khi tác giả đã qua đời. Tiểu thuyết này trình bày một hoàn cảnh lớn đã tác động xô đẩy mọi loại người trong xã hội, trong đó mọi con người đểu có “lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài việc kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày”. Đó là một “lối sống vô tư” trong đó tất cả đang “mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra,..”, với đầy rẫy mọi thành kiến ích kỉ, cá nhân, luôn luôn tìm cách làm khó nhau, hành hạ nhau, coi việc làm cho người khác đau khổ và ngắm nhìn nỗi đau khổ, nỗi bất hạnh của những người khác như là một thú vui, trong đó con người “sẽ chết mà chưa được sống”. Tác phẩm kết thúc với câu hỏi tự vấn của nhân vật Thứ, “ông giáo khó trường tứ” và cũng là nhân vật chính của Sông mòn: “Y đã làm gì chưa?", Câu hỏi tự vân này luôn mang trong nó ý nghĩa thời sự bởi giá trị thức tỉnh của nó, Câu hỏi đó gợi mở ý thức tự vượt lên cái tôi cá nhân, hướng con người vào trách nhiệm mà nó phải có: trách nhiệm với chính nó. trách nhiệm với những người khác, trách nhiệm với cuộc đời.
Cuộc đời của Nam Cao ngắn ngủi, từ 1917 đến 1951, ông chí tồn tại trên cõi đời vẻn vẹn 34 năm. Bước vào làng văn từ 1936 và kết thúc vào 1951, quãng thời gian cầm bút để sáng tác cũng rất ngắn ngủi, chi mười lãm nồm, nhưng sau năm năm từ 1936 đến 1941, Nam Cao đã khẳng định được vị trí vững chắc cho ngòi bút của mình, cho thấy sự nỗ lực vượt minh qua sự tìm kiếm lao tâm khổ tứ. Nam Cao đã làm được điều mà trong hoàn cảnh ấy không phải ai cũng làm được. Thời gian sáng tác không nhiều, số lượng tác phẩm mà ông để lại cũng không nhiều, nhưng trong các di sản văn chương mà ông để lại có những kiệt tác mà khi viết về lịch sử văn học dân tộc khó lòng bỏ qua. Đó cũng chính là đóng góp của một tài văn xuất sắc cho dù chỉ sống rất ngắn trên cõi đời này.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích tính chất bi đát của mối tính Chí Phèo - Thị Nở
Câu 2:
Sách vở là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống con người, do đó nhu cầu đọc sách là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong cuộc sống của một con người bình thường. Có nhiều loại sách để đọc: sách phổ biến kiến thức khoa học, sách truyền bá chủ trương chính sách, sách văn học,... Nhà văn Pháp G.Đuy-a-men, khi nhận xét về sách văn học, đặc biệt là tiểu thuyết có nói: “Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yêu hơn là giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống, lí giải thế giới”. Đây là một nhận xét sắc sảo, cho thấy giá trị của việc đọc sách nói chung và đọc tiểu thuyết nói riêng.
Trước hết là phải có “một cuốn tiểu thuyết thực sự hứng thú”, nghĩa là một cuốn tiểu thuyết hay, có giá trị về nhiều mặt, cả nội dung phản ánh lẫn hmh thức phản ánh. Một cuốn sách như vậy tất yếu sẽ mang lại cho chúng ta hứng thú qua câu chuyện được kể, qua cách thức hành động, ứng xử và suy tư của các nhân vật gắn liền với câu chuyện đó. Nó mang lại cho chúng ta những niềm vui, giải tỏa cho ta những ức chế trong cuộc sống đời thường. Ta sẽ có những khoảnh khắc cùng sống với nhân vật, cùng chia ngọt sẻ bùi hay phiêu lưu cùng nhân vật trong cuộc hành trình đó. Ta như lạc vào một thế giới khác, chìm đắm trong suy tư, trăn trở của nhân vật để tự đưa ra hay cùng đưa ra với nhân vật những ý nghĩ của mình, Niềm vui mà cuốn sách hay mang lại thật .lớn lao nhưng niềm vui ấy không dừng lại ở đấy.
Niềm vui thực sự mà một cuốn sách hay mang lại không chỉ dừng ở mức độ là một cuốn sách giải trí mua vui mà còn mang lại cho ta những hiểu biết mới. Trước tiên là những tri thức về lịch sử. Mỗi tác phẩm văn chương đều là sản phẩm của một thời kì lịch sử nhất định mà qua đó chúng ta hiểu thêm về thời đại đó, hiểu thêm những con người trong thời đại ấy. Hiển nhiên, một tiểu thuyết không thay thế một cuốn sách lịch sử viết về cùng thời đại đó nhưng sự khác biệt là lịch sử viết về cuộc sông đà ngưng kết, đà cô đúc thành các sự kiện, biến cố lịch sử, được đóng khung thành các thời kì lịch sử, còn văn học phản ánh cuộc sống trong dòng chảy vận động không ngừng của nó. Từ đó, trong mỗi tiểu thuyết nói riêng, mỗi tác phẩm văn học chân chính nói chung, ta gặp những chân lí của cuộc đời, những lẽ sống, tình người tình đời cao đẹp, có khả năng nâng đỡ tinh thần con người, tạo ra thế đứng mới và cách ứng xử thẩm mĩ mới của con người. Qua đó, ta nhận thức được các giá trị nhân văn mà mỗi thời đại tạo ra để thời đại mới tiếp nối, kế thừa và phát huy mà không ngoài mục đích tôn vinh con người, làm đẹp cho con người viết hoa. Các kiến giải mà nhà văn đưa ra liên quan tới số phận của các nhân vật trong câu chuyện được kể là những tri thức cuộc sống, là vốn sống khả dì giúp chúng ta trả lời những vấn đề đặt ra trong cuộc sống của bản thân, nói cách khác, một cuốn sách hay “giúp đỡ chúng ta nhận thức cuộc sống lí giải thế giới”.
Không thể phủ nhận vai trò của sách vở cũng như việc đọc sách hay thưởng thức các tác phẩm văn chương. Tuy nhiên phải có điều kiện cần là sách phải hay tức là loại “văn chương đáng thờ” và điều kiện đủ là phải có một tri thức nhất định về văn học để hiểu loại hình nghệ thuật ngôn từ mà nhân loại đã tạo ra trong suốt trường kì lịch sử của nó, phái có một năng lực cảm thụ văn chương nghĩa là biết rung cảm trước vẻ đẹp của hình tượng được tạo ra, phải thẩm thấu được cái hay của chiều sâu triết lí nhân sinh qua câu chuyện được kể và nếu được cũng cần có thêm chút hiểu biết về văn hoá của dân tộc, hay của cộng đồng và thời đại mà tác giả miêu tả. Hơn nữa, việc chọn sách để đọc, chọn tác giả phù hợp cũng phản ánh vốn hiểu biết về văn hoá của người đọc, phản ánh năng lực văn hoá của người đọc. Đồng thời cũng phải biết tạo ra thói quen đọc sách, coi sách vở là người bạn đồng hành lí tưởng của cuộc đời.
Câu 3a:
a) Mở bài: Giới thiệu qua vài nét về nhà thơ Huy Cận và bài thơ Tràng giang.
b) Thân bài: Trước hết tiêu đề bài thơ và câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” gợi mở cho độc giả nhiều suy nghĩ. Cụm từ “Tràng giang” cho thấy một không gian vô cùng vô tận mà nó sẽ tạo ra thế đối lập giữa chủ thể trữ tình một cá nhân lẻ loi trước đất trời bao la vắng lặng. Trong cách nói của người Việt, trời và đất luôn có một sự gắn bó nhưng ở đầy, qua cầu đề từ này, trời và đất (biểu hiện qua từ “sông”) đã có sự biệt li để tạo ra nỗi nhớ da diết, nỗi buồn mênh mang, dẫn tới cảm giác “bâng khuâng” xác lập vị thế cô liêu của thi nhân trước cảnh thiên nhiên hoang vắng ấy.
Bốn khổ thơ được viết theo thể thất ngôn, mang đậm âm hưởng của thơ thất ngôn được tạo ra bằng nhịp cơ bàn 2/2/3, đòi khi được kéo dài ra thành nhịp 4/3 nhằm diễn tả sự mênh mang cưa trời đất, vừa để thể hiện tâm trạng, nhấn mạnh cái cô liêu nhưng giữa đất trời mênh mông và con người cô liêu ấy vẫn có sự đồng điệu, vẫn có sự tương thông trong giãi bày, trong thổ lộ tình cảm. Đứng trước sông, trước những con sóng “gợn” mài không ngừng là một nỗi buồn ghê gớm: “buồn điệp điệp”. “Sóng" của sông khơi dậy những cơn sóng lòng, sự giao cảm giữa thi nhân và đất trời được xác lập. “Sỏng” không lớn để gào thét mà chỉ là những con sóng nhỏ lăn tăn, tạo nên tính chất “gợn” như là hình thức thể hiện cái da diết, nhớ nhưng không nói nên lời. Những hình ảnh thù được bằng thị giác về những sự vật diễn ra trên sông cũng tạo ra cảm giác buồn ấy: “con thuyền” thì “xuôi mái” để nước rẽ sang hai bên tạo thành hình thức “nước song song” như chẳng có sự hoà nhập gì nhưng thực ra thì lại có mối quan hệ theo nhau, bám đuổi nhau, thuyền đi để nước hiện hình, “nước song song” để nhấn mạnh con thuyền đơn lẻ. Ấn tượng đập vào mắt thi nhân nhưng cũng là tâm trạng cô đơn lạc lõng của chính chủ thể trữ tình xuất hiện: “Củi một cành khô lạc mấy dòng”' Đã là “củi” thì chi có chức năng là để đun, để nấu, nhưng lại chỉ có “một cành khô” cho nên nó trở thành vô tài bất dụng, không thể hoà vào một dòng nào cả mà bị xô đẩy không thể cập bên cập bờ mà dập dềnh lạc lõng: “lạc mấy dòng”. Đã thế, hình ảnh “thuyền về” được đặt trong quan hệ với “nước lại” nhưng không đế tạo ra một niềm vui mà chỉ mang tới một sự minh định đồng thời cùng là sự khẳng định rõ ràng hơn: “sầu trăm ngả”. Như vậy, bao trùm cả không gian ấy là một nỗi buồn, là một sự vắng lặng cố liêu.
Nhìn xa hơn một chút cũng chỉ thấy "Lơ thơ cồn nhỏ” với cảm nhận thấy được là “gió đìu hiu”. “Lơ thơ” đã là ít ỏi, “điu hiu” càng làm cho cái “cồn nhỏ” trở nên nhỏ bé hơn. Đã thế, không gian ấy lại không có người: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”, chẳng có hoạt động: “Mênh mông không một chuyến đò ngang”, chẳng có sự giao tiếp: “Không cầu gợi chút niềm thân mật” để dẫn tới sự cô liêu tuyệt đối là không nhà không cửa: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Sự tương phản được gia tăng bởi các cặp đôi “nắng xuống” “trời lên” dẫn tới một khoảng cách không cùng, bởi sự kết hợp rất tài tình cưa “sâu” (gắn liền với “nắng-xuống”) để chỉ chiều đi xuống và “chót vót” (gắn với “trời-lên”) để chỉ chiều đi lên, để tạo ra khoảng không vô tận, không đầu không cuối; và “sông dài”/trời rộng” mà “dài" được đặt trong tương quan đối sánh với “rộng” cũng tạo ra cảm giác vô tận, vô cùng của thiên nhiên để dẫn tới một địa điểm, tuy không có địa danh cụ thể nhưng lại rất cụ thể, đó là “bến cô liêu”. Sự đối thành ở đây cũng rất đắc dụng: nắng xuống là hai thanh trắc được đặt trong quan hệ đối sánh với “trời lên” là hai thanh băng để hạ nhịp cuối câu bàng hai thanh trắc “chót vót”] “sông dài” là hai thanh bằng được đối sánh với “trời rộng” là hai thanh trắc để hạ nhịp kết câu bằng hai thanh bằng “cô liêu”. Một không gian vũ trụ được xác lập bằng hai trục: trục tung là “chót vát”, trục hoành là “cồ liễu”, mà cả “chót vót” lần “cô lìếu” đều khống thể đo đếm được.
Trước cái “cô liêu” rợn ngợp ấy, chủ thể bất giác tự hỏi; “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”, nhưng câu hỏi chẳng có lời đáp mặc dù chủ thể trừ tình cảm nhận được chút ít sự sống trong đó, bởi “hàng nối hàng” nhưng sự tuần-tự,tưởng chừng như có sự xếp đặt ấy lại liên kết chặt chẽ với “dạt”, nghĩa là cùng bị đặt trong vị thế bị xô đẩy, bơ vơ, trôi dạt trong dòng chảy tự nhiên bất tận mà sự sống, sự giao tiếp không còn: “không một chuyến đò ngang", “khống cẩu gợi chút”, mặc cho trên đôi bờ sông là những “bờ xanh tiếp bãi vàng” được nhân hoá bằng cụm từ “lặng lẽ”. Những bờ xanh và bãi vàng ấy cũng như chú thể trữ tình đứng “lặng lẽ” ngắm cảnh “bèo dạt mây trôi” trong cái bất tận của đất trời. “Lặng lẽ” tiếp sức cho “có liễu” để gia tăng tính định lượng cho “sầu trăm ngả”, cho mạch cảm xúc được nối liền và trải dài ra.
ơ khổ thơ thứ ba là cảnh “bèo dạt” thì khổ thứ tư được tiếp nối bằng một hình thức khác của “mây trôi”, “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”, câu thơ giàu chất tạo hình. Như vậy ở khổ trên, chủ thể trữ tình “nhìn đất”, còn ở khổ này chủ thế trữ tình “nhìn trời”. Trên đất là “bèo dạt”, trên trời là “mây đùn” nhưng là sự cám cảnh trước thân phận của mình, bởi bao trùm lên tất cả là sự cô liêu, vắng lặng để’ trào dâng lên một nỗi nhớ, một khát vọng sum vầy, đoàn tụ, hợp tình hợp cảnh: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Cảm xúc ấy được kéo từ trên cao xuống, từ việc đang “nhìn trời”, chủ thể trữ tình lại quay về với mặt đất: “Chim nghiêng cánh nhỏ” ở vị thế ngước lên để dẫn tới tâm trạng “lòng quê”. Nếu bèo dạt và mây đùn không tạo ra ấn tượng thời gian thì “chim sa cánh nhỏ” lại tạo ra ấn tượng thời gian: “Chim sa cảnh nhỏ: bóng chiều sa” để xác lập trạng thái của thời gian: “hoàng hôn”, một thời điểm đặc biệt trong chuỗi hằng sống của con người. Nếu Thôi Hiệu trong: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/Yên ba giang thượng sử nhân sầu” còn phải có một điều kiện để tạo ra nỗi nhớ thì Huy Cận khẳng định: “không khói” mà “hoàng hôn” đến thì “cũng nhớ nhà”, đây không phải là sự phản bác lại người xưa mà thể hiện tình cảm quê hương sâu sắc luôn tồn tại trong tâm khảm thi sĩ mà chỉ cần có cảnh ấy là tình ấy sẽ bộc lộ ra, cảnh đó chính là sự cô liêu của thi nhân trước đất trời: ngắm trời ngắm đất để ngẫm lại mình.
Đất trời trong cái vô biên hiu quạnh, con người trong mối “sầu trăm ngả”, nhưng cảm xúc của chủ thể trữ tình vần khẳng định cái đẹp của đất trời với một nỗi buồn mênh mang là cái đẹp ây không còn là của mình. Những vần thơ ý đẹp lời hay chứa đựng trong nó một tình yêu quê hương đất nước.
Câu 3b:
Sêkhốp, nhà văn Nga nổi tiếng cuối thế kỉ XIX, xuất thân từ một gia đình vốn là nông nô nhưng đã vươn lên không ngừng để loại bỏ khỏi dòng máu của mình tố chất nõ lệ, để trở thành một con người chân chính sống trong tự do. Ông nội của nhà văn còn là một nông nô, phải chịu nhiều cực khổ, đoạ đày, song cả gia đình đã quyết tâm Làm mọi việc, kiếm đủ tiền để tự mình giải phóng ra khỏi thân phận nô lệ. Cha của Sêkhốp đã có được một cửa hàng nho nhỏ với các loại hàng hoá rẻ tiền nơi mà kí ức tuổi thơ của nhà văn không bao giờ quên những ấn tượng về sự đơn điệu nhàm chán của một cuộc sống buồn tẻ nơi tỉnh lẻ. Năm 1884, ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa, trở thành bác sĩ của một vùng nông thôn. Đây là điều kiện để ông tiếp xúc với mọi loại hạng người trong xã hội, giúp ông hiểu sâu hơn về xã hội đó. Năm 1900, ông được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm Nga, song ông đà từ chối danh hiệu đó để phản đối việc Nga hoàng không chấp nhận việc bầu Gorki vào Viện Hàn lâm.
Sêkhốp viết truyện ngắn từ 1880. Ông viết rất nhiều và giành được giải thưởng của Viện Hàn lâm cho thể loại truyện ngắn, thể loại vốn thường bị coi Là thấp kém, vào năm 1888. Truyện ngắn của Sêkhốp có hình thức giản dị, ngắn gọn, ngôn ngữ đẹp, chính xác, nội dung phong phú, đậm chất hài hước song cũng rất trữ tình và có sức truyền cảm lớn. Nhiều truyện nổi tiếng như: Cái chết của viên công chức, Anh béo và anh gầy, Phòng số sáu.... Ngoài ra, ông còn để lại một số vở kịch nổi tiếng như Vườn anh đào, Chim hải âu...
Người trong bao nằm trong hệ thống các truyện ngắn (như Khóm phúc bồn tử, Một chuyện tình yêu) tập trung phê phán lối sống dung tục, thấp hèn, mất nhân cách của một bộ phận trong xã hội Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ yếu là một bộ phận trí thức tiểu tư sản.
Sêkhốp sông trong thời đại ở đó nước Nga đang có những bước chuyển mình đặc biệt gắn liền với thời kì triệt tiêu chế độ nông nô, khi đó quyền lãnh đạo cách mạng xã hội đang chuyển từ những trí thức bình dân sang giai cấp vô sản. Sự trì trệ, thụ động, co mình thành một lối sống được thể hiện qua các nhân vật mà ông miêu tả trong các truyện ngắn, là sản phẩm gắn liền với thời kì lịch sử đó. Lối sống đó đã làm hạ thấp giá trị nhân bản của con người, biến con người thành một nô lệ tự nguyện, chỉ răm rắp phục tùng mà không hề biết phân biệt đúng sai, thật giả, tạo ra một cơ chế sống giả tạo, máy móc, rập khuôn. Nhà văn cho rằng “không thể sống như thế mãi được”. Ông phủ nhận trật tự xã hội đương thời và nhiệt tình cổ vũ cho một xã hội mới tốt đẹp hơn. Ông chứng minh một cách thuyết phục về những cái xấu xa đang tồn tại để chỉ cho mọi người thấy trách nhiệm của họ là phải thanh toán những cái xấu xa lạc hậu ấy.
Truyện ngắn là một thể loại tự sự, tức là kể chuyện, bằng văn xuôi, có dung lượng ngắn, gắn liền với một câu chuyện được kể. số lượng nhân vật trong truyện ngắn không nhiều, sự kiện được kể thường ít và không chồng chéo, cốt truyện được kể có kích thước giới hạn về phạm vi không gian và thời gian.
Truyện ngắn của Sêkhốp có dáng vẻ độc đáo riêng. Đó là hình thức nhỏ, nhưng mang nội dung lớn, không rườm lời song ý thì lại sâu sắc có sức gợi lớn, nhằm tạo ra khả năng liên tưởng giữa độc giả và văn bản, giữa tác giả và độc giả. Truyện ngắn Người trong bao được sáng tác năm 1898, trong thời gian Sêkhốp đi dưỡng bệnh tại thành phố I-an-ta trên bán đảo Crưm thuộc biển Hắc hải. Trước hết, câu chuyện được kể trong truyện ngắn Người trong bao về nhân vật kì cục Bê-li-cốp là do nhân vật Bu-rkin, một giáo viên và là đồng nghiệp của Bê-li-cốp kể lại cho bạn anh ta, bác sĩ thú y, I-van I-va-nuts.
Câu chuyện ở đây được kể từ ngôi thứ ba, theo mô hình: anh ta kể cho bạn anh ta câu chuyện về một người bạn khác của anh ta. Còn theo hình thức nhân vật tự kể về mình (tức là kể từ ngôi thứ nhất) thì sẽ có mò hình: tôi kể câu chuyện về bản thân tôi cho anh, cho mọi người. Sự thay đổi cách kể này thường gặp trong các tác phẩm văn học và tạo ra những hiệu quả nghệ thuật nhất định. Nhân vật được kể, tức là đối tượng của việc kể, trở thành nhân vật kể chuyện và tự kể, tức là biến mình thành đòi tượng của việc kể. Như vậy, cái cần kể, cái phải kể ở đây không thay đổi, nghĩa là vẫn con người ấy, vẫn tính cách ấy song ngôi kể, tức chủ thể phát ngốn thì thay đổi. Nhân vật tự kể về mình cũng có nghĩa là nhân vật tự phô bày mình ra, tự trình bày lại mọi hành vi hoạt động theo suy nghĩ của bản thân, đúng như tính cách nhân vật,
Trong đoạn trích, nhân vật chủ yếu được tái hiện từ góc nhìn của người kể chuyện, của tác giả và người nghe chuyện là Bê-li-cóp. Qua cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật trí thức: một thầy giáo trường làng Bur-kin và bạn là bác sĩ thú y I-van I-va-nứt, nhân vật Người trong bao hiện gố si. Đó là thầy giáo dạy tiếng Hi-lạp cổ Bê-li-cốp, tác giả dường như chỉ là người ghi chép lại một cách tình cờ câu chuyện nghe được. Song đây là cách kể khách quan
Đoạn trích có thể chia làm hai phần, phù hợp với các ngắt đoạn theo trình tự của câu chuyện (ngắt đoạn gắn với phần lược thuật in bằng chữ. Phần một, từ đầu cho đến “rầu rĩ”: nhân vật Bê-li-cốp từ góc nhìn của người kể chuyện; phần hai, phần còn lại: nhân vật Bê-li-cốp qua một sự kiện cụ thể.
Phần thứ nhất của đoạn trích cho thấy chân dung của Bê-li-cốp qua góc nhìn của người kể chuyện. Bê-li-cốp xuất hiện qua lời kể như là một điển hình cho loại người trong bao, loại người luôn tự tìm cho mình một cách thức bao gói nhằm để tự co mình lại. Hình thức để bao gói, để tạo ra cách thức che chắn trước hết là áo khoác bên ngoài: bao giờ hắn cũng mặc “áo bành tô ấm cốt bông” kể cả khi “đẹp trời”. Chiếc áo bành tô ây bao giờ cô áo cũng được “bẻ lên” để tạo ra cái vỏ bao gói khuôn mặt. Mắt thì được che chắn bằng đối kính râm, cho dù là chẳng bao giờ cần đến kính râm cả. “Lỗ tai thi nhét bông” để tạo ra lớp vỏ che chắn. Khi ngồi lên xe ngựa “thì bao giờ cũng cho kéo mũi len” để tạo ra lớp vỏ bọc như là một hình thức phòng vệ từ xa. Để tạo thêm khí thế thì tay hắn luôn “cầm ô” và chân luôn đi “giày cao su”. Các vật dụng mà hắn đem theo đều được bao gói trong những cái bao: “ổ hẳn để trong bao”, “chiếc đồng hồ quả quýt cũng để trong bao bằng da” chiếc dao nhỏ để gọt bút chì “cũng đặt trong bao”. Tất cả những cái đó cho thấy Bê-li-cốp là nhân vật luôn có ý thức tự thu mình vào trong một cái vỏ bọc nào đây bởi vì hắn sợ cuộc sống đang diễn ra ồn ã xung quanh. Hắn sợ và “ghê tởm” hiện tại cho nên hắn hướng về quá khứ, “luôn ngợi ca những gì không có thật”. Nghề nghiệp của hắn là dạy tiếng Hi-lạp cổ, thì thứ tiếng này cũng là một hình thức bao gói, giúp hắn ẩn sâu hơn vào quá khứ mà tránh đi cái hiện thực đang diễn ra. Chạy trốn hiện tại cũng có nghĩa là từ chối tương lai, từ chối cái sẽ đến hoặc sẽ phải đến. Tìm về với quá khứ, kể cả cái quá khứ không có thật chính là sự vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời.
Chui vào bao, tự tìm cho mình những cái bao để che chở đã trở thành lối sống của Bê-li-cốp, trở thành “thói quen kì cục” của nhân vật này. Đó là hắn “đi hết nhà này đến nhà khác”, “kéo ghế ngồi”, “chẳng nói chẳng rằng, mắt nhìn xung quanh như để tìm kiếm một vật gì”. Lối sống đó trở thành một ám ảnh triền miên đối với mọi người, vì chẳng ai biết là hắn muốn gì, cần gì và lại càng không biết phải nói với hắn như thế nào. Hắn đã khống chế cả trường học, cả thành phố “suốt mười lăm năm trời”.
Nhân vật Bê-li-côp luôn luôn bị một ám thị, đó là “nhờ lại xảy ra chuyện gl”. Nỗi sợ hãi trong hắn cứ lớn dần lên, triền miên khiến hắn lúc nào cũng “cảm thấy rờn rợn”, bao giờ cũng có “những giấc mơ khủng khiếp”. Con người khi tự thu mình lại, nó sẽ đánh mất khả năng tự vệ của nó, đánh mất bản lĩnh cuộc sống của nó. Nó trở thành một cỗ máy trơ lì thảm hại, trở thành vô phương chống đỡ cũng như mất khả năng định hướng tìm đường trong cuộc sống hiện tại. Nó sẽ nhìn đồng loại như là các đối thủ cần phải thủ tiêu hoặc loại bỏ, Nó làm cho con người trong cộng đồng ấy trở thành hoang mang, do dự và thậm chí lo sợ bởi cái lí lẽ “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”.
Phần thứ hai của đoạn trích, tác giả đặt Bê-li-cốp vào một hoàn cảnh cụ thể gắn với một sự kiện cụ thể.Đó là Bê-li-cốp tìm gặp chị em Va-ren-ca để nói về việc hai chị em đã đi xe đạp, một hành động theo Bê-lì-cốp là “chuyện kinh khủng”. Việc đi xe đạp đối với thời đại đó là một điều mới mẻ, nhưng Bê-li-côp thì không muốn chấp nhận cái mới mẻ ấy, bởi vì nỗi sợ “nhỡ lại xảy ra chuyện gì”, “nếu thầy giáo đi xe đạp thì học sinh sẽ làm gì”...Con người của sự bạc gói, luôn luôn muốn tồn tại trong sự tròn trĩnh, không có cái táo bạo quyết đoán có thể thúc đẩy cuộc sống đi lên. Con người đó luôn tìm mọi cách để tránh va chạm, tránh đụng độ. Đó là một kiểu người lẩn tránh cuộc sống, thỏa hiệp với cái ác, với cái lạc hậu. Như vậy, Bê-li-côp không chỉ tạo ra một lối sống riêng mà còn là người thực hành và mong muốn áp đặt lối sống ấy cho những người khác nữa. Điều nguy hiểm là khống những hắn không nhận ra cái tầm thường thảm hại của lối sống mà hắn theo đuổi mà hắn còn muốn trở thành người điều hành, chỉ huy mọi người khác cũng phải theo lối sống ấy.
Song hắn chỉ gặp người em là Cò-va-len-cò. Kết quả của cuộc nói chuyện là Bê-li-cốp gặp phải sự phản bác kịch liệt của Cố-va-len-cô và bị chính anh này xô ngã nhào từ trên cầu thang xuống, Các thứ vỏ bọc của hắn đã phát huy được tác dụng “cặp kính vẫn còn nguyễn vẹn”, “hẳn dã lăn xuống cầu thang một cách bình yên vô sự”. Song đấy cũng chính là thời điểm mang kịch tính cao nhất: sự kiện hắn ngã đã được Va-ren-ca trông thấy và cô ta cất tiếng cười “vang khắp khu nhà”. Chi tiết hắn bị xô “ngã nhào” và chi tiết hắn bị Va-ren-ca “cười” đã đặt dấu chấm hết cho cuộc đời hắn, nhưng dấu ấn về lối sống trong bao mà hắn theo đuổi thì vẫn còn bồi lẽ “hiện còn bao nhiêu người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu người như thế nữa!". Như vậy, lối sống co cụm, bạc nhược, thủ tiêu đấu tranh không phải chỉ là lối sống của một Bê-li -cốp mà là lối sống của không ít người trong thời đại đó. Do đó, chân lí được tác giả rút ra là: “không thể sống như vậy mãi được”, nói cách khác là con người tự nó phải giải thoát ra khỏi sợi dây tự nó tạo ra để trói buộc nó.
Trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật, Sê-khốp thường sử dụng nhiều chi tiết tưởng chừng “vặt vãnh", “nhả nhoi", “tẩm thường” như giày, ô, mũ, bông nhét tai.„ và đặc biệt là hình ảnh “cái bao”. Từ đoạn trích có thể thống kê số lần “cái bao” xuất hiện để từ đó tìm ra ý nghĩa của tiêu đề “Người trong bao". Có thể phân tích hình ảnh cái bao qua ba cấp độ:
a) Hình ảnh “Cái bao” qua các vật dụng hàng ngày của Bê-li-cốp
Tác giả liệt kê nhiều chi tiết cho thấy các vật dụng hàng ngày của Bê-lĩ-cốp đều mang tính chất “bao”, đều được “bao bọc”: ô để trong bao, đồng hồ quả quýt cũng để trong bao, chiếc dao ấy cũng đặt trong bao... còn bản thân hắn cũng được đặt trong cái bao đặc biệt: áo bành tổ ấm cốt bông cho dù khi trời không lạnh. Tất cả các vật dụng của nó đều có một thứ vỏ bọc riêng, tạo ra các kiểu “bao” cụ thể song rất ấn tượng.
b) Hình ảnh “cái bao” qua công việc hàng ngày
- Nhiệm vụ của Bê-li - cốp là hàng ngày giảng dạy tiếng Hi Lạp cổ, thứ tiếng mà hấn cho là “thật tuyệt vời êm tai”. Hắn ghê tởm hiện tại nên tìm cách quay về với quá khứ: “ngợi ca quá khứ, ngợi ca những gì không có thật”. Tất cả những điều đó cũng tạo ra một loại “bao bì” đặc biệt, vây bọc hắn, che chở và bảo vệ cho hắn
c) Hình ảnh “cái bao” thường trực trong tư tưởng
- Hắn luôn luôn có một nỗi sợ hãi: “sợ lại nhờ xảy ra chuyện gì” thường trực trong tư tưởng. Từ đó dẫn tới việc ngại tiếp xúc, ngại va chạm, bảo thủ và không dám chấp nhận cái mới. Tạo ra một lối sống kì dị: khi ngủ thì trùm chăn kín mít và rờn rợn nghĩ lại sợ xảy ra chuyện gì. Tư tưởng của hắn bị bao kín bởi một nỗi sợ vô hình và hắn bị gặm nhấm dần vì nỗi sợ ấy.
- Hình ảnh “cái bao” tạo ra một lối sống thu mình, có thể nói là ích kỉ, song điều nguy hiểm là lối sống co cụm trong bao ấy sẽ tác động tiêu cực đến xã hội, sê khiến người khác phải chùn bước trước cái mới. Lối sống ấy tạo ra một bầu không khí nặng nề, ức chế, đề phòng và dè chừng lẫn nhau ở đó con người khó có thể giao tiếp với nhau, khó có thể nói thật lòng với nhau.
Cách kể của tác giả qua đoạn trích là kể tỉ mỉ, chậm rãi bằng giọng văn mỉa mai, giễu cợt, vừa hài hước vừa ngậm ngùi chua xót đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật lớn, tác động và thức tỉnh độc giả mọi thời đại.
Xem thêm >>> Hoàn cảnh sáng tác, phân tích tác phẩm "Người trong bao"
Chúc các bạn học tập tốt <3