Đề tự luận 33: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1: Trình bày kiểu đề tài của Nam Cao trong sáng tác trước và sau 1945.
Câu 2: “Đời người có hai bi kịch: một là chưa có được điều mình ưa thích và hai là có được điều mình ưa thích rồi”, B.So đã nói như vậy. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm nổi bật vẻ đẹp của bài thơ này.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích bài Thơ Duyên của Xuân Diệu để làm sáng tỏ những nét độc đáo của bài thơ này.
II) GỢI Ý
Câu 1:
Toàn bộ sáng tác của Nam Cao không nhiều lắm, chủ yếu là các truyện ngắn với hai truyện dài: Sống mòn (1944) và Chuyện người hàng xóm (1944). Các,tác phẩm khác như thơ và kịch không để lại ấn tượng gì nhiều. Từ các sáng tác ây, nổi lên hai kiểu đề tài quan trọng của sự nghiệp văn chương Nam Cao:
a) Đề tài về người trí thức:
Loại đề tài này được phản ánh qua tiểu thuyết sống mòn và một loạt các truyện ngắn khác như Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt... Trước hết bối cảnh chung của các tác phẩm này đều là sự thay đổi lớn lao của lịch sử trong vòng cơn lốc xoáy của Đại chiến thế giới thứ hai. Trong bô"i cảnh đó, thân phận của những trí thức tiểu tư sản càng trở nên bập bênh, bi đát hơn. Họ không có ruộng để mà cày cấy, cũng không có các cửa hiệu cửa hàng để mà buôn đi bán lại. Họ chỉ có mỗi một ít kiến thức mà trong hoàn cảnh ấy chẳng biết bán cho ai để sống, bởi lẽ các trường tư nơi họ có thể kiếm sông đều đã bị đóng cửa hoặc phải tự đóng cửa. Trong hoàn cảnh ấy, sự đánh mất nhân phẩm cũng là điều thường thấy. Miêu tả tấn bi kịch “sống mòn” của những con người trí thức tiểu tư sản, Nam Cao thông cảm với nỗi đau của những số phận ấy, qua đó ông gián tiếp chỉ ra tác động của xã hội, của môi trường trong hoàn cảnh xu hướng quốc tế hoá đang diễn ra. Đồng thời, ông chỉ cho nhân vật của mình không chỉ chịu đựng mọi tác động nhiều bề của xã hội mà còn vươn tới nhận thức ở một tầm cao mới để giữ vững phẩm chất con người của mình. Nam Cao không cười cợt họ, không chế giễu họ mà ông đau nỗi đau của họ, ông thông cảm với các số phận ấy, bởi một lẽ cũng rất đơn giản, đó là Nam Cao chính là một trong số những số phận trí thức tiểu tư sản bất hạnh như vậy.
b) Đề tài về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945:
Trong số các nhà văn Việt Nam thường viết về đề tài nông dân trước Cách mạng Tháng Tám thì ngòi bút của Nam Cao thường được coi là xuất sắc hơn cả qua những phát hiện tinh tế, khác thường của õng khi xử lí mảng đề tài này. Sò tác phẩm của ông về đề tài nông dân gồm khoảng hơn hai mươi truyện ngắn, tiêu biểu như: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Nửa đêm... Các tác phẩm của Nam Cao viết về đề tài nông dân cho thấy số phận bi thương của những người nông dân cùng đường ngẽn lối, những người bị bần cùng hoá, bị đẩy trượt dài trên con đường lưu manh hoá. Những con người nông dân vốn sinh ra hiền lành tốt bụng, nhưng bị xã hội nửa phong kiến nửa thực dân chà đạp phũ phàng. Những con người có bản tính hiền lành lương thiện ây thường bì dồn đẩy vào bước đường cùng, họ bị tước mất mọi phẩm giá con người, bị tước đoạt cả phần hồn lẫn phần xác, cả nhân hình lẫn nhân tính. Khi miêu tả những con người, những số phận dó, Nam Cao đau nỗi đau của chính họ, ông nguyền rủa xã hội nửa thực dân nửa phong kiến đã dìm chết những người nông dân lương thiện đó.
c) Những sáng tác sau Cách mạng tháng Tám:
Số lượng các sáng tác này không nhiều song đánh dấu bước chuyển mình hoàn toàn của nhà văn. Truyện ngắn Đôi mắt (1948) đánh dấu sự chuyển mình vượt bậc đó. Đây cũng là sự nhân đường quan trọng cho một giai đoạn sáng tác mới mà tiếc thay tất cả đều đang ở thời kì thai nghén. Trong nhật kí Ở rừng (1948)y hình tượng con người mới của một xã hội mới đã hình thành. Kiểu con người mới đó cũng xuất hiện trong tập kí sự Chuyện biên giới (1950). Đây cùng là những tác phẩm có giá trị đánh dấu bước phát triển đi lên của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cách nhìn nhận con người cuộc đời cùng số phận của những người nông dân cũng đổi mới, thể hiện một niềm tin tường mới.
Có thể bạn quan tâm: Bình luận về ý kiến của Nam Cao về quan niệm nghệ thuật trong truyện ngắn "Giăng sáng"
Câu 2:
B.So (1856-1950) là nhà soạn kịch, nhà lí luận phê bình và là nhà hoạt động xã hộĩ Anh, với một cuộc đời dài vắt qua hai thế kỉ đầy biến động của nhân loại, ông trở thành chứng nhân của nhiều sự kiện lịch sớ và cũng đưa ra nhiều nhận xét khi suy ngẫm về con người và cuộc đời của nó trong những cơn sóng to gió lớn của lịch sử. Phát biểu của ống: “Đời người có hai bi kịch: một là chưa có được điều mình ưa thích và hai là có được điều mình ưa thích rồi” là một ý kiến khá thú vị liên quan tới quan hệ giữa cái ước muốn và cái có thể, giữa cái bất biến và cái khả biến, giữa cái đã là kết quả và cái chưa kết thúc, giữa cái đang trở thành nhân của một quả khác và một quả đang chín tới, cái đã đạt được và cái chưa có. Cả hai đều mang trong nó tính bi kịch. Tại sao vậy?,
Dưới một hình thức phát biểu nhẹ nhàng nhưng lại mang ý nghĩa triết lí sâu sắc, lời phát biểu này đề cập đến hai khía cạnh trong cuộc sống con người, đề cập tới bản chất của cái đã đạt được và cái chưa đạt được. Cả hai khía cạnh này đều liên quan tới ước mơ khát vọng, tới lí tưởng của con người. Trong cuộc đời, con người luôn có mơ ước muốn vươn tới những điều tốt đẹp, những khát vọng cao xa, nghĩa là mơ ước tới những gì mình chưa có mà thể hiện ra là cái “ưa thích mà chưa có được” với những biểu hiện muôn hình muôn vẻ của nó, từ cái thấp nhất, nhỏ nhặt nhất cho tới cái cao cả thiêng liêng nhất. Để có được cái mà mình “ưa thích”, con người bị đặt trước nhiều thử thách, cản trở cũng từ nho nhất cho tới lớn nhất. Chẳng hạn, mình muốn đi du ngoạn đây đó một lần cùng với người mình tha thiết, nhưng điều kiện kinh tê không cho phép; và nếu thoả mãn được vấn đề kinh phí thì gia đình người bạn ấy lại không cho phép, nếu cả hai điều kiện trên được thoả mãn thì vấn đề thời tiết, vấn đề an ninh, vấn đề sức khoẻ cá nhân... được đặt ra như những bài toán thực tế không dễ gì đáp ứng tất cả. Hay, mình muốn thi vào một trường đại học mà mình ưa thích, mình đă chuẩn bị rất kĩ, nhưng rủi thay chỉ thiếu đi nửa điểm. Vậy là đành phải chờ để trường đó gọi bổ sung, mà chờ thì sốt ruột lắm, chưa kể khi được gọi nhập trường thì chuyên ngành mà mình thích đã đủ số chỉ tiêu cần tuyển, đành phải chấp nhận vào một ngành khác không nằm trong sự lựa chọn ban đầu của mình. Đầu không xuôi đuôi không lọt, dẫn tới những ấm ức, dẫn tới sự ức chế về mặt tâm lí, về sự không thoả mãn, dồn tới ý nghĩ là cuộc đời không mỉm cười với mình. Ám ảnh về tính bi đát của cuộc đời xuất hiện, cái bi của cái “thích chưa có được” xuất hiện.
Đối với cái “ưa thích đã có được”, thì tại sao lại cũng là bi kịch? Ta dă biết tính bi hay cái bi xuất hiện khi có sự xung đột, mâu thuẫn giữa lí tưởng và khả năng thực hiện lí tưởng. Nhưng ờ đây, ước mơ đã được thực hiện rồi, thì tại sao trong cái “ưa thích đã cố được” lại vẫn hàm chứa cái bi? Lí giải điều này quả là khó khăn, nhưng có thể thực hiện được. Trước hết, khi đạt được cái mình “ưa thích”, con người rơi vào tâm lí thỏa mãn, và càng đạt được nhiều cái mình “ưa thích” thì tâm lí thỏa mãn đó càng cao, càng lan rộng, càng được khẳng định. Tâm lí thoả mãn này dẫn tới xác lập thái độ “coi trời bằng vung”, dẫn tới sự khinh rẻ, coi thường người khác, tự mình tạo ra cho mình đặc trưng của “ếch ngồi đáy giếng”, hay dần đốn điều mà nhân vật Chí Phèo của Nam Cao đã nói là “anh hùng làng này đếch có thằng nào bằng ta”. Tự mãn, kiêu ngạo dẫn tới sự đánh mất bản thân mình, tự mình đánh mất giá trị mà mình đã tạo ra, tự mình phủ định chính mình và đó chính là sự hiện diện của cái bi hay của tân bi kịch của cái “ưa thích đã có được”.
Lời phát biểu của B. So, qua tính triết lí của nó, hàm chứa một ý nghĩa đạo đức rất sâu sắc, nó cho thấy cung cách Làm người, cung cách sống như là một con người và với tư cách người. Nhận xét của ông chắc chắn được rút ra từ thực tiễn của một cuộc đời kéo dài gần một thế kỉ, với biết bao sự thăng trầm, cho nên nó mang được sức nặng của một khái quát có giá trị nhân sinh, trở thành bài học cho những con người các thời đại kế tiếp.
Câu 3a:
- Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
- Thân bài: Bài thơ ngắn, chỉ gồm ba khổ với mười hai câu nhưng dào dạt tình người trong một cảm xúc mộng mơ huyền ảo. Mở đầu khổ thơ thứ nhất là một câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” và câu cuối của khổ thơ thứ ba: “Ai biết tình ai có mặn mà?” cũng là một câu hỏi và nếu liên kết hai câu này lại với nhau ta sẽ có được mạch cảm xúc trữ tình của bài thơ, tạo ra một hình thức đối đáp khá đặc biệt. Chủ thể của câu hỏi đầu tiên là “em” (vì được đặt trong quan hệ với “anh”) và hiển nhiên ở đây là người con gái, có thể là Hoàng Cúc, người đã để lại trong tâm hồn của Hàn Mặc Tử một dấu ấn sâu đậm, không phai nhòa với lời trách móc hờn dỗi của một người đã ít nhiều có gắn kết về tâm tư tình cảm.
Cách nói ở đây cũng đậm chất dân gian bằng hình thức nói tránh qua một địa danh chỉ không gian: “thôn vĩ”. Hiển nhiên với địa danh cụ thể thì cũng gắn với con người cụ thể, con người đó là em, là người mà anh đã biết tới, đã có tình cảm ít nhiều sâu nặng với nhau. Cái duyên của người đưa ra câu hối, qua chút giận hờn là mời “anh” về để ngắm, để thường thức chiêm ngưỡng “nắng hàng cau- nắng mới lên”, là ở đó có “vườn ai mướt quá, xanh như ngọc*. Nắng ở đây là “nắng mai”, “nắng mới' chứ không phải nắng trưa nắng chiều mà hàm chứa trong cái “nắng mới” ấy là tất cả sự trọn vẹn trinh khiết của người con gái. Thật là ý tứ xiết bao. Lại thêm cảnh sắc đặc biệt với “vườn ai” mà lại “mướt quá” tới mức có thể so sánh “xanh như ngọc”, một sự so sánh tưởng chừng cụ thể nhưng lại trừu tượng vô cùng, tạo ra cái lạ cuốn hút, mời chào rất Huế.
“Vườn ai” cũng là một dạng để hỏi và cũng rất dân gian, “ai” ở đây có thể là một ai đó, nhưng rất có thể là em, và khi “vườn ai” trộ thành “vườn cau”:thì lại gợi về những kỉ niệm biểu hiện tình yêu đôi lứa khi dưới hàng cau, khi trong khu vườn nhỏ mà đối với em thì không quên còn anh thì “Sao anh không về?”, câu hỏi có sức nặng hàm chứa trong đó một sự khẳng định về một hành động dứt khoát “không về” chứ không phải “không định về” hay “định không về”, mà “không về” không chỉ dừng ở hành động mà còn là biểu hiện của một thái độ dứt khoát, là kết quả của một sự nhận thức. Lời trách móc thấm tình đậm nghĩa hiện ra lung linh, vừa lạ vừa quen, vừa hờn vừa dỗi, vừa yêu vừa thương, vừa buồn vừa tủi. Bởi vì “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”, câu thơ này dường như chỉ được gắn kết với hai câu trên về mặt hình thức, đó là có cây có vườn thì giờ đây thêm lá, thực ra ẩn ý ở đây rất sâu bởi những điển tích điển cố được dùng ở mức độ giản lược nhưng không hề làm giảm đi ý nghĩa tượng trưng của chủng. Khuôn mặt “chữ điền” của em vẫn còn đó, mà chỉ có “trúc” thôi cồn “mai”, biểu tượng của người quân tử, của người tình mà mình yêu quý, ở đâu chẳng về để có cuộc sum vầy “trúc- mai”.
Người con gái đã nói ra thật lòng, nhưng người con trai thì vẫn nghi hoặc: “Ai biết tình ai có mặn mà?”. Câu thơ như một nỗi đau, một nỗi buồn day dứt và chữ “ai” đậm chất dân gian lại đảm đương sự nhân mạnh này. Quan hệ: aỉ-ai đã đặt ra một tình thê khác: em trở thành “khách đường xa” và được nhấn mạnh hai lần, thêm vào đó là một sự xác lập rất thật nhưng cũng rất bất ngờ: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Anh không nhận ra em nữa. Chủ thể trữ tình chìm trong hoài niệm, mộng mơ: “ơ đây sương khói mờ nhân ảnh”, “ở đây” là ở đâu? Ở đây vừa là hiện thực gắn với nỗi đau thân xác của căn bệnh quái ác đang gặm nhấm cơ thể Hàn Mặc Tử, vừa là cõi mộng với “sương khói”, khiến hình ảnh của em hoà vào màu trắng của thinh không. Màu trắng ở đây mang tính chất biểu tượng của sự mở đầu và sự kết thúc, màu trắng vừa có nghĩa là không màu vừa có nghĩa là tổng hợp tất cả các màu, vì thế dẫn tới việc “nhìn không ra”. Hình ảnh em bị hoà tan vào thinh không, không còn nét riêng nào. Bởi thế: “Ai biết tình ai có mặn mà?” trở thành tiếng nấc, tiếng thở dài chua xót của con tim tha thiết được sống, tha thiết yêu đương.
Nỗi đau này, hiện hình trong khổ thơ thứ hai với sự phân tách rạch ròi: “Gió theo lối gió - mây đường mây”, ở đây, không còn chuyện “gió thổi - máy bay” nữa, không còn sự gắn kết nữa mà mây theo đường mây, gió theo lối gió, một sự chia lìa đôi ngả. Trên trời đà thế, cảnh dưới đất cũng chặng yui hơn: “Dòng nước buồn thiu- hoa bắp lay”. Cả gió - mây - dòng nước hay hoa bắp” đều được nhân hoá thành những trạng thái tinh thần khác nhau, đều vận động theo những hướng khác nhau và đều không còn sự tương đồng, liên cảm. Tất cả đều vô vọng. Một câu hỏi bật ra: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó - Có chở trăng về kịp tối nay?’. Một câu hỏi nhưng cũng là một lời gọi đò, một lời yêu cầu, đề nghị kết nối. Thuyền và bến của dân gian được đẩy lên cấp độ tượng trưng: thuyền của sòng trăng và bên củng của sông tràng mà trăng là ai đề thuyền chở về? Chắc chắn, tràng là em, Em ở tận sông trăng, mà khoảng cách giữa trời và đất là một khoảng cách vời vợi khó lòng khoả Lấp hay vượt qua ngưỡng thách đố của thời gian: “kịp tối nay”. Từ “kịp” có sức nặng đặc biệt, thể hiện sự gấp gáp, thúc bách, của sự sống ít ỏi còn lại mà Hàn Mặc Tử đang đếm ngược từng giây của sự sông ây. “Kịp tối nay?” đặt dấu chấm hết cho tất cả.
Nỗi đau muôn sống mà không được hiện ra như một khát vọng nhân bản của nhà thơ tài hoa. "Đây thôn Vĩ Dạ" như là lời tràng trôi cuối cùng về khát vọng được sống ấy.
Có thể bạn quan tâm: Bức tranh thiên nhiên trong "Đây thôn Vĩ Dạ"
Câu 3b:
Xuân Diệu, được coi là người “đã đem đến cho thơ Việt Nam nhiều cái mới nhất” như cách đánh giá của Vũ Ngọc Phan, cùng là chủ soái của vàn đàn lãng mạn Việt Nam thời kì 1030-1945. Các tập Thơ thơ (1938) và Gửi hương cho gió (1944) là những biểu hiện đậm nét của phong cách thơ ông. Tập Thơ thơ có nhiều bài thơ hay được giảng dạy trong chương trình như: đây mùa thu tới, Vội vàng, Tương tư chiều và Thơ duyên. Bài Thơ duyên tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Diệu mà ỏ đó “sự bồng bột của Xuân Diệu được biểu hiện ra một cách đầy đủ hơn, cả trong những rung động tình Vĩ” như nhận xét của Hoài Thanh khi bình luận bài thơ này
Tiêu đề của bài thơ cho thấy một nét khác lạ' không phải là thơ-tình' thơ-vịnh... mà là thơ-duyên, không phải thơ tình cho dù nội dung bài thơ đề cập đến tình yêu, không phải thơ ngâm vịnh cho dù trong bài thơ có cảnh vật, có hoa lá chim muông... Tiêu đề Thơ duyên thâu tóm toàn bộ ý tưởng của bài thơ, cho thấy sự cảm nhận về thế giới giao hoà của nhà thơ, cho thấy nét riêng trong cách cảm nhận thiên nhiên và con người của nhà thơ: cảm nhận từ góc độ thế giới tương giao hoà hợp, từ cái duyên gặp gỡ giữa vạn vật trong thế giới đang diễn ra. Xuân Diệu nhận ra điều đầu tiên, trước nhất chính là cái duyên giữa vạn vật, Thơ duyên trở thành hình thức cat nghĩa môi quan hệ giao cảm, giao hoà của đất trời vạn vật, thế giới là thế giới của yêu thương mà ở đó cái duyên của sự vật hiện tượng được phô bày, được nhịp bước, được hoà nhập, gắn kết với nhau. Xuân Diệu không chỉ trình bày cách nghĩ cách suy của mình về thiên nhiên, về thế giới xung quanh mà ông còn muốn cắt nghĩa lí giải mối quan hệ nhiều chiều khác thường nảy sinh trong trong thế giới xung quanh ấy. Thơ duyên, đó là cách lí giải của ông về sự tương giao của thế giới xung quanh, về cội nguồn của tình yêu, thứ tình cảm cao quý nhất của con người và vạn vật.
Hai thế giới mà Xuân Diệu vẽ ra trong bài thơ này đều xuất phát từ cảm quan nghệ thuật của ông, từ cách nhận thức thế giới của ông, mà chính xác hơn thì cả hai thế giới này là hai hình ảnh có vè trái ngược nhau của cùng một cách nhìn về thế giới. Trước hết là hình ánh của thế giới yêu đương, của thế giới tình ái được câm nhận bằng sự giao duyên của đất trời của vạn vật, tất cả đều phố mình và khoe sắc đỏ có được sự giao cảm lớn nhất về tình yêu, để đạt được tình yêu. Thứ hai là sự vắng lặng cô đơn của một cá thể trước sự hoà nhập giao duyên của đất trời ấy. Cá thể ấy được gọi dậy bằng một nỗi buồn cô độc và nó lặng lè đau khổ, run rẩy trong chốn buồn đau tê tái ấy, bởi vì nó nhận thức được một quy luật “yêu là chết trong lòng một ít” nó muốn yêu nhưng lại không muốn sẻ chia và cũng chẳng tìm được sự sẻ chia vì thế nó mãi buồn trong cái cô đơn. Cả hai mặt trái ngược nhau đều hướng tới một giải pháp, đó là tình yêu. Con người đi vào thế giới yêu đương để tìm tới hạnh phúc, để đón nhàn và xây dựng hạnh phúc, còn con người cô đơn đi tìm tình yêu đê xua đi cái bất hạnh cuộc đời, để chấm dứt sự cô đơn của nó. Cái duyên trở thành cầu nối chọ hai bến bờ có vẻ trái ngược nhau ấy, nòi hai thế giới cảm nhận khác nhau để trở thành một. sự hoà hợp duy nhất và đó cũng là khát khao lớn nhất mà hồn thơ Xuân Diệu hướng tới.
Mở đầu bài Thơ duyên, Xuân Diệu đưa ta vào thế giới tình yêu với hình ảnh đặc trưng là cặp chim đang chuyền cành, đang ríu rít thổ lộ tình yêu. Thế giới ở đây là thế giới của tình yêu. Nhưng ở Xuân Diệu, không chỉ có thế giới của tình yêu mà còn có cả thế giới của cò liêu. Khi miêu tả thế giới tình yêu, bao giờ ông cũng nhớ tới thế giới cò liêu ây. Thế giới cô liêu ấy hiên ra trọn vẹn trong khổ thơ: “Mây biếc về đâu bay gấp gấp/ Con cò trên ruộng cảnh phân vân / Chim nghe trời rộng giang thêm cánh! Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dầu” Trong thế giới tình yêu thì chim có đôi, chim thành cặp, còn trong thế giới cô liêu thì chỉ có cánh cò đơn chiếc, lẻ loi. Các từ láy “gấp gấp” diễn tả trạng thái hoạt động để nhằm vượt thoát ra khỏi cái cô liêu ấy, cũng như con chim cố gắng sải cánh bay thêm để thoát ra khỏi trời rộng, mà ấn tượng cánh chim lẻ loi khiến trời đã rộng còn rộng thêm. Trong hoàn cảnh đó thì cái duyên trở thành chất liệu kết dính hai thế giới ấy lại, nối thế giới tình yêu với thế giới cô liêu. Và một tiếng lòng đồng vọng xuất hiện: “Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy / Lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Sự giao cảm đã diễn ra, sự hoà nhập đả diễn ra cho dù trong sự kết nôi tự tâm tự nguyện ấy văn còn có chỗ cho cái cò liêu của cái tôi lãng mạn.
Hai câu thơ “Mây biếc về đâu bay gấp gấp / Con cò trên ruộng cảnh phân vân” là hai câu thơ đặc sắc của bài thơ đồng thời cũng là một trong những câu thơ sáng giá nhất của tài thơ Xuân Diệu. Khi phân tích hai câu thơ này, Hoài Thanh đã đặt chúng trong mối liên tưởng so sánh với hai cáu thơ của Vương Bột đời Đường: “Lạc hà dữ cô lộ tề phi/ Thu thuỷ cộng trường thiền nhất sắc” (Ráng chiều và con cò cô đơn cùng bay / Nước thu và bầu trời cùng một màu) và đưa ra nhận xét: “Từ con cò của Vương Bột lặng lẽ bay với ráng chiều đến con cò của Xuân Diệu không bay mà cánh phân vân: có sự cách biệt của hơn một ngàn năm và của hai thế giới”. Con cò của Xuân Diệu trong buổi chiều khi hoàng hôn đến không có được sự sẻ chia và không biết chia sẻ cùng ai, nó phân vân, nó lưỡng lự trong trạng thái cỏ đơn tột đỉnh. Lúc đó mây biếc thi “bay gấp gấp” mà không biết bay về đâu, bị buông thả trong trạng thái “gió theo lối gió, mây đường mây”. Mây bay như là chạy trốn, nhưng là chạy trốn trong vô vọng, cánh cò, do đó, phân vân lưỡng lự, không dám đậu cũng chẳng dám dừng bay, cho thấy trạng thái cô đơn tột đỉnh, cho thấy cái tới cô đơn đang, run rẩy hoặc chút ít bâng khuâng lưỡng lự giữa thời điểm cần chọn hướng tìm đường. Con cò của Vương Bột còn có bạn đồng hành của nó là ráng chiều, nó bay trong ráng chiều, bay trong sự hoà hợp giữa thiên và địa, giữa mây trời và sông nước cùng hoà trộn với nhau thành một màu (nhất sác}. Con cò trong thơ Vương Bột không hề lẻ loi cho dù nhà thơ có gọi đích danh nó là “cổ lộ”. Con cò của Xuân Diệu là con cò của tâm trạng, hàm chứa tâm trạng của một thời đại, ở đó vừa muốn khẳng định cái tôi, vừa cảm thấy lạc lõng, cô đơn vô cùng. Sự yên tĩnh tự tin của cánh cò trong thơ Vương Bột đến con cò của Xuân Diệu thì không còn nữa, con cò của Xuân Diệu cũng như nhiều hình tượng khác của ông, của các nhà thơ mới đều cho thấy sự rợn ngợp của cá nhân trước vũ trụ huyền bí, mông lung, đều cảm nhận được sự bé nhỏ của con người trước thế giới bao la rộng lớn.
Các nhà lãng mạn thường tuân theo nguyên tắc mĩ học riêng trong sáng tác, đó là thường xây dựng các không gian phi thường khác lạ, mà điều này thể hiện khá rõ trong các tiểu thuyết lãng mạn. Trong bài Thơ duyên, Xuân Diệu đã tạo ra cái khác lạ ấy bằng một không gian tình yêu mang đậm dấu ấn của tư duy lãng mạn Xuân Diệu. Trước hết, đây là một khu vườn mà nơi đó tình yêu đang thức dậy, cho dù về thời gian đó là buổi chiều, song đây là “chiều mộng” là buổi chiều của ảo giác, của sự chuyển dời sang một thế giới huyền bí khác, thế giới của tình yêu. Thế giới đó được thức dậy bởi tiếng “ríu rít” giãi bày, thổ lộ tình yêu của cặp chim đang sung sướng lượn chuyền qua những cành lá của cây me. Hai con chim trở thành một đôi, mà điều này quan trọng lắm, bởi không phải cứ có hai là thành một đôi, đang giao cảm với nhau, chúng “ríu rít” với nhau, không hề giấu giếm, mà dường như chúng muốn cho tất cả đều cùng nghe tiếng nói yêu thương ấy. Trong bài thơ này, Xuân Diệu hai lần sử dụng từ “cặp” (“cặp chim”, “cặp vẩn”) tạo nên một ý nghĩa đặc biệt thể hiện sự giao kết gắn bó. Cây me, do đó, cũng trở thành môi trường giao duyên, khiến cho cành nhánh của nó cũng mang đậm chất tình yêu, cũng trở thành “nhánh duyên”. Cùng góp sức vào thế giới tình yêu ấy là sắc thu của bầu trời, một màu sắc đặc biệt khác thường: màu xanh ngọc bích, phủ trùm lên muôn lá, toả rạng khắp muôn lá, khiến lá cây và màu trời vô tình được trộn lẫn vào nhau. Vạn vật giao hòa với nhau và tất cả được gắn kết với nhau theo cách “hoà thơ” tức là tạo ra gam màu mới cho sự vật cho cuộc đời. Bởi lẽ, mùa thu đã đến, mùa thu đã mang về tiếng đàn tình yêu của đất trời của vạn vật.
Không gian được tạo ra cho dù khác lạ đến đâu thì cũng phải gắn với con người, phải được cảm nhận bằng con người. Vì thế Xuân Diệu đã mở ra con đường dẫn vào thế giới hoà thơ trong mộng ấy, vào thế giới của tình yêu ấy: “Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu/ Lả lả cành hoang, nắng trở chiều”, Con đường được mở ra cũng mang dáng dấp rất lãng mạn: “nhó nhỏ”, xinh xinh vậy thôi. Những con đường ấy có tất cả, có gió, có nắng, có những cành lá phất phơ chào mời một cách ý nhị, tình tứ. Các từ láy “xiêu xiêu”, "lả lả” gợi ra một sự khác thường, song điều tác giả muốn nhấn mạnh đầu tiên là "nắng trở chiều”, tạo ra ấn tượng gấp gáp về dòng chảy của thời gian để từ dấy dẫn tới một sự khẳng định chắc chắn, bất ngờ. Đó là: “Buổi ấy lòng ta nghe ỷ bạn / Lần đầu rung động nỗi thương yêu”. Điều đặc biệt đã xảy ra: "buổi ấy” trở thành "lần đầu”, để trong "chiều mộng hoà thơ” ây xuất hiện sự "rung động nỗi thương yêu”. Tiếng chim "ríu rít” đã trở thành tiếng lòng của con người, sự giao cảm đất trời và con người đã được tạo ra và không gian tình yêu rộng mở, để biến ta và bạn thành anh với em, để cả hai tạo thành "một cặp uần” không thể khác được trong bài thơ tình yêu mà đất trời và vũ trụ đang mở ra.
Trên đây là bài viết mà Cunghocvui đã tổng hợp được gửi đến bạn, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3