Đề tự luận 34: Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính
I) ĐỀ BÀI
1) Phần chung cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm):
Câu 1: Trình bày những nét chung về truyện ngắn của Nam Cao và về truyện ngắn “Chí Phèo”.
Câu 2: Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định sau đây của C.Mác: "Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian’.
2) Phần riêng (5,0 điểm)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5,0 điểm): Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.
Câu 3.b. Theo chương trình nâng cao (5 điểm): Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để làm sáng tỏ những nét độc đáo của bài thơ này.
II) GỢI Ý
Câu 1:
Về truyện ngắn, Nam Cao tái hiện hai mảng đề tài chính, đề tài về người trí thức tiểu tư sản và đề tài về người nông dân nghèo khổ bị bần cùng hoá tới bước đường cùng. Mỗi truyện, qua tiêu đề của nó, đều tạo ra một khái quát về một phạm vi cuộc sống nhỏ hẹp ở đó có những "Đời thừa” chìm trong "Nước mắt” bởi những "Bài học quét nhà” đầy hài hước mỉa mai song cũng hết sức xót xa, đau đớn mà dưới “Giăng sáng”, cái hiện thực đó càng trở nên chua xót bởi lẽ ánh trăng, dù vô tình hay hữu ý, đã phủ vàng hay dát bạc lên những mảnh đời đau khổ, khiến con người trong cuộc khó lòng nhận biết sự bơ vơ lạc lõng của mình trên cõi đời, khiến họ càng lạc bến xa bờ, càng mất phương hướng trong dòng đời xô đẩy, để họ thu mình vào lối sống cá nhân ích kỉ, co cụm. Mảng truyện ngắn về người nông dân nghèo khổ cùng tái hiện những hoàn cảnh tiêu biểu như Một bữa no, Một đám ma, Mua danh, Tư cách mõ... qua đó hàng loạt những số phận đớn đau của người nông dân hiện ra qua những cái tên đã trở thành điển hình trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, như Chí Phèo, Lang Rận, Lão Hạc...
Nhìn chung, các tác phẩm của Nam Cao dù là truyện dài hay truyện ngàn thì đều mang cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, chất chứa đầy các suy tư, trăn trở song cũng nặng trĩu yêu thương, Tác phẩm của Nam Cao rất giàu tính triết lí. Những triết lí này được rút ra từ quá trình suy ngẫm về cuộc sống đời thường đang diễn ra xung quanh chứ không phải là những triết lí siêu hình, trừu tượng, Các triết lí đó thường được gắn liền với những hình tượng sông động, giàu sức thuyết phục và biểu cảm, do đó, nó có chức năng gợi mở suy tư, tạo ra khả năng đồng tiếp nhận và sáng tạo mà mỗi độc giả. Đây cũng chính là một khía cạnh tạo nên sức sống bền vững cho tác phẩm của Nam Cao. Trong các tác phẩm Nam Cao luôn chú trọng phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật, tập trung khắc hoạ tâm trạng qua các kĩ thuật như độc thoại, độc thoại nội tâm. Tác phẩm của Nam Cao cũng là sự sử dụng tài tình kiểu kết cấu tâm lí bao gồm cả hình thức tự truyện, như là một cách thức kể chuyện thể hiện khá nhiều và khá nổi bật ở tác giả này.
Truyện ngắn Chí Phèo thường được đánh giá là kiệt tác tiêu biểu của tài năng sáng tạo Nam Cao, Câu chuyện về Chí Phèo được xây dựng trốn cơ sở những sự kiện, sự việc có thật đã diễn ra tại làng Đại Hoàng, quê hương của tác giả. Song câu chuyện này không dừng ở cấp độ một làng quê nhỏ bé mà nó có được một khả năng khái quát lớn tạo thành bức tranh sinh động về làng quê Bắc Bộ Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Truyện ngắn này lúc đầu được Nam Cao đặt tên là Cải lò gạch cù. Khi được in thành sách lần đầu, năm 1941, Nhà xuất bản Đời mới đã đổi tên “Cái lò gạch cũ” thành “Đôi lứa xứng đôi”. Năm 1946, khi được Hội Văn hoá Cứu quốc ìn lại trong tập Luống cày, tác giả Nam Cao đã đổi thành tên “Chí Phèo”. Thực ra các tên gọi của tác phẩm này đều toát lên những khía cạnh nhất định có trong tác phẩm. Với Cái lò gạch cũ, điều mà Nam Cao muốn nhấn mạnh là vòng quay luẩn quẩn, bế tắc của những con người bé
nhỏ. những con người không được xã hội thừa nhận trong xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến. Với Đôi lứa xứng đôi, Nhà xuất bản Đời mới muốn tạo ra một sự câu khách theo kiểu quảng cáo về một mối tình giật gân mà quá thật trong truyện ngắn này cũng cố một câu chuyện tình nèu không nói là bất thường thì mối tình đó cũng mang tính chất dị biệt, mối tình giữa Chí Phèo và thị Nở, Với tiêu đề Chí Phèo, Nam Cao một lần nữa nhân mạnh trọng tâm hướng tới của tác phẩm, chỉ ra điều quan trọng nhất mà tác giả quan tâm lí giải trong tác phẩm này.
Truyện ngắn này có dung lượng của một tiểu thuyết khi nó bao hàm câu chuyện về cuộc đời đau khổ, phẫn uất kéo dài mấy chục năm của Chí Phèo, một nông dân vốn có tất cả những phẩm chất tốt đẹp của con người hiền lành lương thiện nhưng đã bị dồn đẩy vào bước đường cùng, bị lưu manh hoá, bị tước đoạt cả nhân hình và nhân tính. Đồng thời, qua tác phẩm này, qua hình tượng Chí Phèo, tác giả khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả trong thời điểm họ bị dồn đẩy vào con đường lưu manh hóa.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích nghệ thuật tổ chức thế giới nhân vật trong "Chí Phèo"
Câu 2:
Nhân loại đã và đang đứng trước những thử thách lớn lao của sự tồn tại trong sự vô tận vô cùng của thế giới vật chất nhưng lại được tạo thành từ những hữu hạn của chính thế giới đó: hữu hạn về tài nguyên, hữu hạn về tuổi thọ, hữu hạn về điều kiện sống,... Vì thế, tiết kiệm đã trở thành một trong những yếu tố" quy định hình thức tồn tại của mỗi thời đại, trở thành một phẩm chất của mỗi con người, mỗi dân tộc. Nhận xét về bản chất của sự tiết kiệm, C.Mác nói: “Mọi tiết kiệm, suy cho cứng là tiết kiệm thời gian”. Đây là một nhận xét sâu sắc, có tầm vóc khái quát triết học lớn.
Trước hết và là điều đầu tiên, khi nói tới tiết kiệm, ai cũng nghĩ ngay tới tiết kiệm vật chất liên quan tới các mặt khác nhau của cuộc sống: tiết kiệm lương thực, thực phẩm trong cuộc sống vật chất; tiết kiệm xăng dầu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và giao thông; tiết kiệm tiền bạc trong hoạt động giao dịch, chi tiêu, mua sắm... Tất cả những vật chất cần cho cuộc sống đều do con người làm ra từ các nguyên vật liệu ban đầu của thế giới xung quanh. Vì việc tạo ra một thứ vật chất hoặc tìm được một thứ vật chất thiết cho cuộc sống không phải dễ, do đó, việc tiết kiệm trở thành đương nhiên, trở thành hành vi được ý thức của con người, quy định nếp sống lối sống của con người. Ở đây cần phân biệt tiết kiệm với hà tiện. Hà tiện cũng là tiết kiệm, chẳng hạn: “Buôn thuyền bán bè chẳng bằng ăn để hà tiện”, nhưng hà tiện còn được hiểu theo một nghĩa xấu khác, đó là sự hà tiện, là bản tính hà tiện, là tính cách hà tiện mà ở nghĩa này thì hà tiện là sự tiết kiệm thể hiện một đặc điểm cá nhân mà hành vi ấy gây hại cho người khác, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình, còn đức tính tiết kiệm thì được đề cao, ca ngợi.
Các vật chất mà con người tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình nhằm hoàn thiện cuộc sống, nhằm tạo ra sự phát triển xã hội đều gắn liền với thời gian. Không có hoạt động sản xuất nào nằm ngoài thời gian. Giá thành mỗi sản phẩm đều có yếu tố thời gian, các sản phẩm cây con trong nông nghiệp đều gắn với thời gian mùa-vụ, các hoạt động đi lại, giao dịch... đều gắn chặt với thời gian. Như vậy, mọi hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo thế giới, biến thế giới ngoài ta thành thế giới của ta và thế giới cho ta, đều đi liền với thời gian. Vào khoảng thế kỉ thứ X sau công nguyên, khi chiếc đồng hồ được phát minh ơ phương Tây thì không lâu sau đó cũng xuất hiện câu châm ngôn cửa miệng của mọi người ở xứ sở này: “Thời gian là tiền bạc/ Thời gian trở thành thước đo giá trị của vật chất, trở thành một thứ vật chất đặc biệt. Vì thế, “Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian” trở thành một nguyên lí hoạt động của đời sống. Biểu hiện của nguyên lí này thể trong phạm vi rất rộng, đa dạng và nhiều mặt. Chẳng hạn, trong nông nghiệp, nếu gieo cấy không đúng thời vụ tất yếu dẫn tới hậu quả là mùa màng thua kém, trong học tập, thời gian của năm học không kéo dài mà bao giờ cũng khuôn vào một định lượng thời gian nhất định, nếu không biết tận dụng thời gian, tranh thủ thời gian thì kết quả có được cùng mang trong nó tính chất bất Ổn, trong hoạt động kinh doanh, nếu bỏ qua. thời cơ, cơ hội thì cũng có nghĩa là đánh mất một khoản thu nhập lớn. Tiết kiệm không bao giờ Là bạn đồng hành của làng phí, như làng phí luôn muốn kết bạn với tiết kiệm, lãng phí không bỏ qua một thời cơ nào để không tân công vào tiết kiệm. Chỉ một vài phép tính sơ suất, một sự lãng phí đã xảy ra và thế Là uổng phí không biết bao công lao tiết kiệm. Lãng phí bao giờ cũng có nhu cầu ở cấp số nhân, còn tiết kiệm luồn được diễn ra dưới hình thức cấp số cộng, và hiển nhiên, sự lãng phí về tiền của gắn liền với sự lãng phí về thời gian. Hơn nữa, thời gian khống biết chờ đợi và chẳng có khả năng chờ đợi một ai. Nó cứ tuần tự trôi đĩ trong dòng vận động bất tận của nó về phía trước, để lại sau nó một khoảng trống, một quá khứ mà không ai có thế trở lại quá khứ của mình để thực hiện lại những gì chưa thực hiện được, Nếu con người tự tạo ra các giá trị cho mình, tự xác Lập các giá trị của mình thì việc tạo dựng các giá trị ấy cũng không nằm ngoài thời gian, nói cách khác, con người không thể tách rời thời gian. Vì thế trong cùng một khoảng thời gian, người nào làm được nhiều việc có giá trị nhất, người đó sẽ được khẳng định người đó sẽ chiến thắng. Vì thê, thời gian với tư cách là một giá trị vật chất gắn liền với việc phải tiết kiệm nó, phải biến mỗi khoảnh khắc của cuộc đời trở thành khoảnh khắc mang giá trị vật chất nhiều nhất, nghĩa là phải biết tiết kiệm thời gian. Vì thế suy cho cùng, mọi sự tiết kiệm đều là tiết kiệm thời gian và phải được thể hiện trên bình diện thời gian, không thể tách rời thời gian.
Câu 3.a.
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư.
b) Thân bài: Là một nhà thơ mới, những cái mới nhất mà Nguyễn Bính đưa vào cho thi đàn Việt Nam là vẻ đẹp “chân quê”, đượm tình quê và giàu duyên quê qua đó toát lên vẻ đẹp của hồn quê đất Việt. Bài Tương tư được in trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940) là một bài thơ như thế.
Bài thơ gồm hai mươi câu thơ lục bát, thể thơ sở trường của Nguyễn Bính. So với hình thức lục bát của các nhà thơ mới khác, lục bát của Nguyễn Bính đậm đà chất dân gian hơn. Đầy là thể thơ mà ông sử dụng để tái hiện hồn quê bằng sự kết hợp khéo léo, tài hoa giữa giọng quê, lối nói quê và lời quê, Thơ ông, do đó, trở thành bình dị thân quen với tất cả mọi người và tạo nên sức.sống bền bỉ, lâu dài trong công chúng độc giả yêu thơ. Thơ lục bát của ông mang được cái hồn của ca dao, thể hiện qua giọng điệu, lối ví von, cách thức chọn lựa và tổ chức lời thơ, cách dùng khẩu ngữ cũng như lôi nói tỏ tình của ca dao. Tương tư cũng là một đề tài mang nặng sắc màu ca dao, thể hiện qua hình thức giải bày tình cảm lứa đôi, nhất là trong trạng huống tình yêu đôi lứa không thành, trong hoàn cảnh tình yêu đơn phương.
Hai câu thơ mở đầu bài thơ có sức nặng được tạo ra bằng nỗi “nhớ”: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/Một người chín nhớ mười mong một người”. Trước hết là hai địa danh thôn Đông và thôn Đoài, cả hai nằm ở hai đầu của một đường thẳng, ở hai phương ngược nhau, định Vị vị thế của hai người yêu nhau, Lối nói dân gian tạo ra vẻ ngoài có vẻ hài hước bởi vì chẳng có thôn nào phải nhớ thôn nào cả nhưng khi hai làng có hai người yêu nhau thì không gian yếu cũng rộng mở theo cách nhìn dân gian, và cũng là để nhấn mạnh vế thứ hai: một người- nhớ- một người mà à đây là người con trai nhớ người con gái, nhớ tới mức “chín nhớ mười mong”. Cụm từ “một người” được lấy lại để chỉ hai người, đang ở trong hai trạng thái khác nhau, một bên thì có vẻ bình chân như vại, một bên thì rơi vào trạng thái da diết, bồn chồn, pháp phỏng và kèm theo là chút lo âu.
Sự bồn chồn, phập phồng đó chính là sự tương tư, là nỗi nhớ niềm mong và được lí giải cũng rất dân gian: “Gió mưa là bệnh của giời - Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”. Như vậy, tương tư trở thành quy luật của những người đang yêu, đang say với tình yêu. Một sự so sánh phi thường, bệnh tương tư dường như cũng trở thành bệnh của trời đất, của vũ trụ. Sự tương tư được hé mở dần ra theo tâm trạng. Trước hết là sự so sánh về khoảng: “Hai thôn chung lại một làng”, là hai thôn nhưng lại chì thi )C một làng vậy thì cả hai chỉ còn là một, khoảng cách giữa Đông và Đoài được rút lại, bị thủ tiêu, dẫn tới sự băn khoăn, vừa hờn vừa dỗi, để đi tới tự vấn bản thân mình: “Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này”. Sự giận dỗi được thể hiện qua sự đối sánh, không xưng tôi và nàng, cũng không dùng một người nữa mà là bên ấy - bên này, đó chưa kê là cách nói cũng dằn dỗi: “cớ sao” và được nhân mạnh bằng hình thức phủ định “chẳng sang” mà chẳng sang lại biểu cảm một thái độ. Chủ thể trữ tình bắt đầu kể lể: “Ngày qua ngày lại qua ngày”, câu thơ chỉ có ba từ: ngày-qua-lại, đảo chỗ cho nhau, mà hình thức đếm tháng kể ngày này chứng tỏ là nhớ lắm mong nhiều, có như thế mới đếm ngày đếm tháng, dâ thế có “qua”, có “lại” nhưng dường như chúng chẳng có gì quan hệ với nhau, thành ra có “qua” mà chẳng có “lại”, có “nhó” mà chẳng được đáp đẻn. Thời gian nhớ kéo dài đằng đẵng, được tính bằng thời gian lá đổi màu theo mùa: “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”) mà có thể hiểu tượng trưng ước lệ là từ mùa xuân đã chuyển qua mùa thu. Nêu yêu nhau thật mà không gặp nhau trong khoảng chừng ấy thời gian, khoảng chín tháng, thì quả là ốm tương tư thật. Nhưng đây là hình thức nói quá đậm sắc màu dân gian, với hình thức cường điệu.
Người con trai yêu thật lòng. Lời trách cứ được đưa ra để không cho đôi. tượng biện bạch, bào chữa: “Bảo rằng cách trở đò giang ’ Không sang là chặng đường sang đã đành”, “Nhưng đây cách một đầu đình”. Như vậy cái lí của việc trách móc hiện ra, thứ nhất không bị cách sông cách đò, thứ hai, khoảng cách giữa hai người là rất ngán, trước đó khoảng cách còn là thôn Đông - thôn Đoài, tiếp đó khoảng cách này được rút xuống một mức độ nữa là “chung một làng”, giờ thì còn ngắn hơn nữa “cách một đầu đình”, nhưng bạn gái vẫn không sang. Người con trai chỉ còn biết hạ giọng, tuy vẫn hờn vẫn dỗi nhưng trong đó đã hàm ý giãi bày, mong người kia nghĩ lại, để ngỏ mọi khả năng: “Có xa xôi mấy mà tình xa xôi”. Sự thật đã hiện ra: đường ngắn mà tình xa, từ “mấy”gia tăng sức nặng, tạo ra khoảng cách, khoảng trống giữa hai người. Chủ thể trữ tình trở lại với chính mình sau khi đã phân bua, đâ hờn dỗi, đã giãi bày bằng chính thực tế của bản thân: “Tương tư thức mấy đêm rồi” và đi tới đau khổ tự dằn vặt: “Biết cho ai, hỏi ai người biết cho”.
Người con trai thảng thốt, tự hỏi và cũng là tự tìm cho mình sự an ủi: “Bao giờ bến mới gặp đò/Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?”, và tới mức không thể nói xa xôi hơn nữa người con trai đi thẳng vào một vấn đề, đó là: “Nhà em có một giàn giầu / Nhà anh có một hàng cau liền phòng”, sự liên tưởng về quan hệ trầu - cau mà qua đó là cưới - hỏi hiện ra cho thấy sự tương qua lực lượng giữa đôi bên, sự môn đăng hộ đối rõ ràng. Nhưng rốt cuộc, câu trả lời vẫn chưa ngã ngũ: “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông/Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”, vấn đề là giầu - cau có đến được với nhau không?
Bài thơ cho thấy sự khao khát yêu thương, mong muốn hôn nhân, mong thành đôi thành lứa, thể hiện qua chất “chân quê”, hồn nhiên, trung thực và rất chân thành, được hiện hình qua hàng loạt các từ cặp đôi, đối sánh nhau, tạo nên nét đẹp độc đáo của tài thơ Nguyễn Bính.
Câu 3b:
- Mở bài: Giới thiệu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Xuân Diệu. Bài thơ Vội vàng thể hiện tài năng nhiều mặt của Xuân Diệu mang được một khát vọng sống mãnh liệt qua hình thức triết lí về cuộc đời, về thời gian, biểu hiện sự xúc động mãnh liệt của cái tôi chủ thể - trữ tình qua giọng điệu hối hả, gấp gáp, chân thành nhưng rất sâu sắc.
Thân bài: Bài thơ được bố cục thành hai phần theo cách xưng hô, cùng ngôi thứ nhất nhưng khác nhau về cách xưng hô. Ở phần đầu, tác giả xưng “tôi” với động từ “muốn” mang khát vọng sống mãnh liệt, mà “muốn” ở đây là những cái “muốn” phi thường: “Muốn tắt nắng di” “muốn buộc gió lại”. “Nắng” và “gió” là những hiện tượng của thiên nhiên cũng là sức mạnh phi thường của tự nhiên. Khát vọng của chủ thể trữ tình là để giữ lại tất cả những vẻ đẹp vô song của cuộc sống đang bày ra ngổn ngộn trước mắt mọi người từ những cảm nhận bằng thị giác: “màu”; bằng khứu giác: “hương”, bằng thính giác: “khúc tình si”, bằng vị giác: “ngon”, Trong thế giới đang bừng bừng sức sống ấy, chủ thể trữ tình bày tỏ cảm xúc của mình: “tôi sung sướng”, nhưng cũng nhận ra sự biến đổi vĩnh hằng của tạo hoá mặc dầu “muốn” thì cũng chẳng thể làm đảo ngược được để đi tới lập luận biện hộ: “Nhưng vội vàng một nửa/ Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” để từ đó chỉ ra sự huy hoàng của cuộc sống gắn với mùa xuân, hiển nhiên là không có mùa xuân vĩnh hằng để suy rộng ra cuộc đời của con người chỉ thực sự huy hoàng trong tuổi thanh xuân của nó, trong tuổi trẻ của nó. Nhưng mùa xuân không vĩnh viễn bởi “xuân đang tới nghĩa là xuân sẽ qua/Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già” nhưng là một quy luật khắc nghiệt, vì thế “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”. Các từ “đang tới”- “sẽ qua”ỉ “còn non”-“sẽ già”, cho thấy sự vận động không thể đảo ngược được của dòng thời gian. Tác giả đặt mình ở hiện tại để nhìn theo hướng phát triển của cuộc đời, của con người nói chung, theo chiều hướng phát triển của sự vật trong dòng vận động của nó, chứ không đặt mình vào vị thế đã qua, vị thế của quá khứ mà là VI thê của hiện tại để từ đó nhận ra sự gấp gáp, không thể nào kìm được.
Ở đầy có sự lo lắng thực sự trước dòng chảy của thời gian mà con người không thể níu kéo lại được, vì thế dẫn tới hành vi sống, cách thức sống phù hợp với dòng chảy thời gian này, đó là động thái “vội vàng”, phải chạy đua với thời gian, phải tận hưởng được cái thần tiên của cuộc sống đang diễn ra nhưng đang bị cuốn mất theo dòng thời gian. Đồng nghĩa với sự cảm nhân đó là tuổi trẻ không kéo dài vĩnh viễn, mà cũng chỉ là một thời khắc trong dòng thời gian ấy của mỗi một tồn tại thối, bởi vì “đang” tất yếu dẫn tới “sẽ”, “non” sẽ biến đổi thành “già”. Khoảng cách giữa “đang” và “sẽ”) giữa “non” và “già” là khoảng cách ngắn ngủi mà chính khoảng cách ngắn ngủi ấy lại chính là tuổi trẻ, là thời trai trẻ sung sức tráng kiên nhất của mỗi con người. Vì thế phải biết sống hết mình cho khoảnh khắc ấy, phải sống đẹp gắn với thời gian ngắn ngủi nhưng đẹp nhất ấy của con người.
Nhận thức sâu sắc này về sự biến chuyển của thời gian đời người gắn với chủ thể xưng “tôi”, hiển nhiên “tôi” và “ta” đều là ngôi thứ nhất cả nhưng có sự khác biệt về ngũ nghĩa. “Tôi” hàm ấn sự nhỏ bé, nhún nhường, biểu hiện một sắc thái yếu ớt, đơn lẻ, cá nhân, biểu hiện một nỗi lo âu trước cái vô thường của vũ trụ, mặc dù đã nhận thức ra một điều bất biến là “trời đất'” nhưng ở đó điều bất hạnh là “chẳng còn tôi mãi mãi”, “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”. Đất trời còn mãi vũ trụ là không mất đi, chỉ có tuổi trẻ của đời người là không bao giờ trở lại. Do đó, trong khoảnh khắc mùa xuân ấy, con người phải sống theo cách thức chạy đua với thời gian, phải giành giật vẻ đẹp cuộc sống cũng như chính bản thân cuộc sống thời kì sung mãn nhất với địch thủ thời gian.
Dòng cảm xúc bắt nguồn từ “tôi sung sướng” trước sự huy hoàng bất tận của cuộc đời tuổi trẻ đang diễn ra, để đi đến “tồi muốn” tạo ra những sự phi thường nhưng không thể, mặc dầu “tôi muốn” xuất hiện ngay từ đầu khổ thơ, dẫn tới “tôi không chờ” bởi vì “tôi tiếc” cái huy hoàng điềm lệ của tuổi trẻ đang trôi đi mà không thể níu kéo được bằng một sự giục giã, thúc bách: “Mau đi thôi! Màu chưa ngả chiều hôm”.
Sự giục giã thúc bách ấy hiện lên bằng sự ngồn ngộn của cuộc sống “mới bắt đầu mơn mởn”, với “mây đưa và gió lượn”, với “cánh bướm và tình yêu”, với “non nước, và cây, và cỏ rạng”, với tất cả những gì được đưa lại bằng thị giác và bằng cảm nhận để đạt tới sự thỏa mãn sung sướng cho mọi giác quan cơ thể “Cho chếnh choáng mùi hương, cho đỏ đầy ánh sáng/ Cho no nê thanh sắc của thời xuân”. Đây là một sự thỏa mãn cao nhất, nếu không muốn nói là sự thỏa mãn tuyệt đối và khi ấy, chủ thể trữ tình và thế giới xung quanh với cái đẹp trần thế huy hoàng của nó trở thành hiện thể của sự yêu thương và được thể hiện qua tình cảm yêu thương cháy bỏng nhất: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”. Mùa xuân hiện lên trong vẻ đẹp màu hồng, màu có khả năng biểu cảm mạnh nhất và đầy sức sống của nó, cũng như khả năng truyền cảm sức sống mãnh liệt nhất mà mùa xuân có được.
Chủ thể trữ tình lúc này không xưng tôi nữa mà xưng “ta”, một cái “ía” kiêu hãnh vì đã nhận thức được vẻ đẹp trần thế, vì đã ý thức được sự cần thiết phải sòng đẹp trong khoảnh khắc thời gian của mùa xuân đời người. Với cách xưng hô “ta” chủ thể trữ tình dã không còn sự lo âu, cũng chẳng còn là bé nhỏ nữa mà là một cái “ta” đầy sức mạnh, đầy vỏ thách thức, chấp nhận đối mặt với dòng chảy thời gian, không phải để ngưng thời gian lại, mà để sống hết tận cùng mỗi thời khắc bé nhỏ ây. Nó đã mang được sức mạnh của mùa xuân tuổi trẻ, đã xác định được cách thức phải sống cần thiết trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy của mùa xuân.
Ở đây, sống không phải là sự hưởng thụ tầm thường hay để thoả mãn những cái tầm thường mà sống Là hành động, là sống đúng với tư cách người, là sống tích cực. Bởi vì, khi cuộc sống “mới bắt đầu mơn mởn” thì các sắc màu của cuộc sống cũng hiện ra, không phải dưới hình thức tầm thường mà là những hình thức thiêng liêng, bởi “mây đưa” chứ không phải “mây bay”, “gió lượn” chứ không phải “gió thổi”, cái mà chủ thể trữ tình cần là “mùi hương”, là “ánh sáng" và cần không phải ở mức độ vừa phải hoặc để cho có gọi là mà cần ở mức độ hoàn mĩ nhất, ở mức độ tuyệt đối: “cho đã đầy” để tạo ra cảm giác “no nê”, Cụm từ láy “no nê” biểu thị sự thoả mãn tột cùng, sự sung sướng tột độ, nhưng “no nê” không phải gắn với vật chất tầm thường mà gắn với “thanh sắc của mùa xuân”, gắn với cái cao cả thiêng liêng của đất trời, được rút ra từ đất trời và củng mang trong nó vẻ đẹp của đất trời. Cả đoạn thơ này bừng lên sức sống, khát khao sống mânh liệt với bón lần “ta muốn” với các sắc thái khác nhau: “muốn ôm”, “muốn say”, “muốn thâu”, “muốn cán”, bốn động từ thâu tóm tất cả mọi khát vọng của con người. Sức mạnh của cái “ta” nổi bật lên và cũng chỉ có cái “ta” mới làm được, chứ cái “tôi” không thể làm được.
Sự chuyển hoá từ cái “tôi” sang cái “ta” tạo ra mạch cảm xúc tuôn trào, thể hiện niềm tin vào nhận thức đã có vào bản Lĩnh ca r.i . n. Đây không phải chỉ là sự tuôn trào tự nhiên của dòng cảm xúc híing tâm trạng mà còn là sự chuyển hoá nhận thức về thế giới xung quanh, bởi lẽ khi không chặn được dòng chảy của thời gian, khi không đảo ngược được quy luật vận hành của thời gian thì vấn đề còn lại là phải sống đẹp trong quãng thời gian ngắn ngủi ấy, sống đẹp là biết hưởng thụ nhưng cái thiêng liêng, thanh khiết của tạo hoá.
Mạch cảm xúc ở đây còn hiện ra dưới hình thức tranh luận, tranh luận một cách hăng hái vừa để nói với người xung quanh về quan điểm của mình vừa để nói với chính mình. Hình thức tranh luận đó được thể hiện qua các hình thức điệp: điệp từ, điệp câu, điệp ngữ... gắn với các động từ chỉ khát vọng hay hành động, hoặc hàng loạt các từ mang hình thức cắt nghĩa lí giải (nghĩa là...), mang hình thức sở hữu: “của... này đây'\ “này đáy ... của”. Sự chuyển đổi của hình thức thơ năm chữ ở những câu đầu sang hình thức thơ tám chữ ở phần còn lại cũng cho thấy nhịp điệu hối hả, thúc bách, tạo.ra hình thức tranh luận sinh động mặc dù vấn đề tranh biện là chống lại thời gian chu kì, thời gian tuần hoàn theo quan niệm, theo kiểu năm cũ qua thì năm mới đến mà không hiểu được là năm mới ấy không còn là những gì của năm cũ trước đó nữa,mặc dù năm nào cũng có 365 ngày nhưng 365 ngày của năm này không lặp lại những gì của 365 ngày trong năm trước. Nhận diện ra vấn đề thời gian không trở lại là một sự nhận diện mới mẻ. Con người và tuổi trẻ của nó trở thành thước đo thời gian để chỉ ra tình không vĩnh viễn của tuổi trẻ đời người, do đó, nó tạo ra sự nhận thức về giá trị của tuổi trẻ về, khoảnh khắc ngắn ngủi mà tuổi trẻ con người tồn tại. Đây là cách quan niệm tích cực. Mạch cảm xúc còn được khơi dậy bằng các hình ảnh của thiên nhiên, của đất trời với cái nhìn đầy cảm xúc yêu thương, trân trọng. Cách biểu hiện cảm xúc trữ tình đi từ điểm đến diện, từ hẹp tới rộng, nhưng bao quát tất cả vẫn là tính chất tươi trẻ: tuổi trẻ của đất trời, tươi trẻ của con người. Cảm xúc bao quát thấm đượm chất tình: tình người, tình yêu cuộc sống, tình cảm với đất trời được biểu hiện dưới hình thức xuân. Giữa xuân với tình có sự gắn kết, yêu thương: yêu xuân để tình trỗi dậy, tình thêm nhựa sống cho xuân.
c) Kết luận: Bài thơ Vội vàng với những nét độc đáo của tài năng Xuân Diệu đã cho thấy một quan niệm mới về thời gian, gắn với nó là tình yêu tha thiết cuộc sống trần thế, là sự quý trọng từng khoảnh khắc của tuổi trẻ. Đồng thời âu đó là một khát vọng sống mãnh liệt.
Xem thêm >>> Cảm nhận vẻ đẹp nỗi nhớ: Tương tư và Việt Bắc
Chúc bạn học tập tốt <3