Đọc hiểu: Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng
A. ĐỀ BÀI
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Với mọi người dân Việt Nam, Vua Hùng là vị Tổ đã có công dựng nên quốc gia Văn Lang — Nhà nước sơ khai của dân tộc Việt Nam. Vua Hùng chính là nguồn gốc tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam, vừa thiêng liêng, vừa cụ thể, vừa là điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhau dựng nước và giữ nước mà Bác Hồ đã khái quát thành chân lí của dân tộc và của thời đại: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước ”,
Chinh vì vậy, đã thành truyền thống, vào những ngày đất trời đón tiết Xuân ấm áp, dù là hòa bình hay thời chiến, dù đất nước thịnh vượng hay khó khăn thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng— Vua Hùng vẫn giang rộng vòng tay đón hàng triệu cháu con từ khắp mọi miền đất nước và trên khắp năm châu bốn biển về đất Tổ thắp nén tâm nhang tri ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương. Trên núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, trong sắc trời xanh cao lồng lộng của ngày Giỗ Tổ hàng năm ta như thay có ảnh hào quang rực rỡ cuốn theo trên những sải cánh chim Lạc.
(Hà Thanh, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, bản sắc văn hóa của người Việt, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 39, tháng 3/2015)
Câu 1: Đoạn trích trên gợi nhớ cho anh (chị) đến trường ca nào được học trong chương trình phổ thông?
Câu 2: Nêu những hiểu biết khái quát của bản thân về thời đại Hùng Vương?
Câu 3: Hai đoạn văn đều lặp lại một từ ngữ rất có giá trị trong nghệ thuật lập luận. Đó là từ ngữ nào? Tác dụng của từ ngữ đó là gì?
Câu 4: Anh chị hãy nêu ngắn gọn ý nghĩa của hoạt động thờ cúng tổ tiên?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc biến tướng trong tổ chức lễ hội ở một số vùng miền trên đất nước ta hiện nay?
Câu 2 (5,0 điểm)
Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá thể hiện riêng. Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá, dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm ”.
Trong bài Việt Bắc, Tố Hữu viết:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng...”
(Trích “Tây Tiến’’ - Quang Dũng, “Việt Bắc ” - Tố Hữu, Sgk Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục 2008, trang 120)
B. HƯỚNG DẪN
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1 (0,5 điểm):
Vấn đề được đề cập đến trong đoạn trích là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một nét đẹp thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc ta hằng năm,
Câu 2 (1,0 điểm):
Những nét khái quát nhất về thời đại Hùng Vương
- Thời đại Hùng Vương là thời đại mở đầu dựng nước, xây dựng lên nền móng của đất nước Việt Nam ngày nay. Nhìn nhận về thời đại Hùng Vương trong lịch sử dân tộc, sách lịch sử Việt Nam của nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1971 có viết: “Thời kỳ Văn Lang, thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn trọng yếu của lịch sử Việt Nam. Chính trong thời kỳ này đã xây dựng nền tảng dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống tinh thần Việt Nam’’;
- Thời đại Hùng Vương là bước tiếp nối của thời kỳ thị tộc bộ lạc sang thời kỳ có sự phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Theo ngọc phả Hùng Vương còn lưu truyền đến ngày nay thỉ 18 đời Hùng Vương kéo dài trên 2000 năm;
- Thời đại Hùng Vương có một ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Đây là thời đại hình thành nên những giá trị về văn hóa để rồi trở thành những hằng số trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu nghiên cứu về thời
đại Hùng Vương đã góp phần chứng minh một sự thật lịch sử rằng mọi người dân sinh sống trên mảnh đất Việt Nam đều có chung một nguồn cội, rằng chúng ta đều là dòng giống con Lạc cháu Hồng và dòng máu Lạc Hồng luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân đất Việt. Đó là cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp gắn kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất, đưa đất nước vượt qua muôn vàn thử thách để phát triển ngày một mạnh giàu.
Câu 3 (0,5 điểm);
- Hai đoạn văn trên đều lặp lại từ “chính vì vậy”. Cụ thể như sau:
“Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm của các thế hệ người dân Việt Nam ” và ” Chính vì vậy, đã thành truyền thống, vào những ngày đất trời đón tiết Xuân ấm áp, dù là hòa bình hay thời chiến, dù đất nước thịnh vượng hay khó khăn thì trên ngọn núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng ”
- Tác dụng: Đây là cụm từ nối trong văn nghị luận, tác dụng của cụm từ này đối với việc lập luận là dùng để đưa ra kết luận, tổng kết. Việc lặp lại hai lần cụm từ khiến cho lập luận của đoạn vãn trở nên chặt chẽ hơn, cấp độ khẳng định được tăng lên,
Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh có thể đưa ra ý nghĩa của đoạn thơ theo quan điểm của bản thân, đảm bảo tính hợp lí, thuyết phục. Gợi ý: Ý nghĩa của hoạt động thờ cúng tổ tiên.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một biểu hiện của văn hóa, sản phẩm của văn hóa. Là một dạng văn hóa tinh thần đặc biệt mà qua thời gian đã trở thành một tập tục truyền thống mang tính phổ quát của người Việt Nam.
- Nhắc nhở mọi người phải biết kính trọng phụng dưỡng bố mẹ lúc sinh thời cũng như khi mất thì lo thờ phụng- một việc làm thanh cao, tinh khiết của văn hóa truyền thống. Song không nên quá nặng nề, biến việc thờ cúng tổ tiên mang màu sắc mế tín dị đoan ảnh hưởng đến đời sống kinh tế tinh thần.
- Thờ cúng tổ tiên là một hình thái đặc biệt của phép ứng xử, không đơn thuần chỉ là cách ứng xử giữa người với người mà là giữa con người với những giá trị vĩnh hằng. Điều đó giữ một vị trí rất quan trọng trong đời sống con người, nó có ý nghĩa thiêng liêng, điểm tựa tinh thần, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết gia đình và dân tộc.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn (0,25 điểm)
Có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành...
2. Xác định đủng vẩn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Hiện tượng biến tướng trong tổ chức lễ hội ở một số vùng miền trên đất nước ta hiện nay.
3. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điếm):
Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được nhận thức của bản thân về hiện trạng tổ chức lễ hội ở một số vùng miền hiện nay Có thể theo hướng sau:
* Thực trạng của việc tổ chức lễ hội:
- Tổ chức tràn lan, thiếu chặt chẽ, thiếu nghiêm túc:
+ Các hiện tượng mang tính phản cảm trong lễ Ị hội, điển hình là hiện tượng chen lấn, xô đẩy, lén lút đổi tiền lẻ, đốt vàng mã, đặt tiền lễ, tiền giọt dầu không đúng quy định; hiện tượng ăn mặc phản cảm trong lễ hội gây bức xúc trong dư luận xã hội.
+ Ảnh hưởng tiêu cực của đời sống kinh tế thị trường dẫn đến các lễ hội được tổ chức không chỉ đơn thuần mang màu sắc tâm linh, nhu cầu "thương mại hỏa ” làm biến tướng, mất đi giá trị văn hóa. Nhiều địa phương núp đằng sau danh từ lễ hội, nghi lễ truyền thống biến các lễ hội thành công cụ vừa để đạt được mục đích kinh tế vừa mở rộng tầm ảnh hưởng của địa phương.
- Văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử của người dự lễ hội xuống cấp kéo theo nhiều hệ lụy: người dự hội cuồng tín một cách mù quáng, người tổ chức lợi dụng niềm tin để thu lợi. Những nét văn hóa truyền thống từ phát lộc đầu Xuân, khai ấn hướng đến những mong muốn tươi đẹp bỗng bị đẩy lên thành nghi lễ chính, đẩy cơn khát tín ngưỡng thành cao trào mà chưa có biện pháp giải quyết.
* Giải pháp:
- Nâng cao nhận thức và vốn văn hóa cho người Việt;
- Xử lý nghiêm minh trước những hành vi tổ chức lễ hội biến tướng ở một số vùng miền, địa phương;
- Cấp phép tổ chức lễ hội cho các địa phương, nghiêm cấm việc tổ chức tràn lan theo phong trào.
4. Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,25 điểm): I
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,25 điểm):
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Câu 2 (5 điểm)
Xem phân tích Tại đây
Trên đây là phần đọc hiểu về văn hóa thờ cúng các vị vua Hùng của nước ta, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3